4.5.2.1. LUTs trồng cây hàng năm
Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp cho việc cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các LUT, tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
Qua kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá các loại hình sử dụng đất của xã Động Đạt, tôi lựa chọn các LUT có hiệu quả bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, làm cơ sở tham khảo cho định hướng sử dụng đất. Từ những tiêu chí và những điều tra đánh giá thực tế tôi lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo thứ tự sau:
- LUT chuyên lúa (2 lúa), là loại hình sử dụng đất có diện tích lớn nhất xã. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định, bền vững cho loại hình sử dụng đất này và hạn chế rủi ro cho người dân.Yêu cầu trước mắt cần phải làm cho tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đưa các giống lúa mới có năng suất, giá trị hàng hóa cao.Xây dựng hệ thống thủy lợi, để giảm thiểu rủi ro cho người nông dân.Bố trí sử dụng công thức luân canh mới hợp lý với từng điều kiện tự nhiên của từng vùng. Có thể lấy ví dụ: lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông, rau màu - lúa mùa - cây vụ đông…
- LUT 2 lúa - màu (2 lúa - cây vụ đông), đây là loại hình sử dụng đất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lớn. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại hình sử dụng đất này cần phải thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã có. Kết hợp đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương. Đưa các giống lúa mới có năng suất cao, giống lúa ngắn ngày vào sản xuất, thay thế các giống cũ ở địa phương như: lúa bao thai, khang dân, lai 2 dòng…Các cây màu vụ đông
cần có hướng nghiên cứu đầu tư và đưa vào sản xuất đại trà theo mô hình thâm canh áp dụng các cây màu vụ đông có năng xuất tốt đã dược bà con tin tưởng và đưa vào gieo trồng như: bắp cải, cà chua, đỗ hà lan…
- LUT 1 lúa màu (đất 1 vụ lúa - 2 hoặc 3 vụ rau màu): đây là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy LUT này còn bộc lộ một số tồn taị đó là: sản xuất thiếu ổn định, chưa có quy hoạch thống nhất, nhiều loại sản phẩm trên một cánh đồng, sâu bệnh nhiều, đầu vào và đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định, bền vững đối với loại hình sử dụng đất này và hạn chế thấp ngất rủi ro cho nông dân.Yêu cầu trước mắt cần phải làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, tực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý nhằm hạn chế sâu bệnh.Khuyến khích nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các loại hóa chất trên đồng ruộng, thực hiện tốt cơ giớ hóa các khâu trong sản xuất. Bố trí luân canh cây trồng 1 đến 2 vụ lúa, 2 đến 4 vụ rau màu. Với công thức luân canh: Lúa xuân - lạc - 2 đến 3 vụ rau đông, lúa xuân - lúa mùa sớm - 2 đến 4 vụ rau đông…
4.6.2.2. LUTs trồng cây lâu năm
* Với cây ăn quả: trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã có năng suất cao chất lượng tốt.
Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn.
Cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực, ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tần tán.
Chú ý cải tiến kĩ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
1. Phường Đề Thám là một phường thuộc thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, có tổng diện tích tự nhiên 1.102,51 ha, chiếm 25,03% diện tích tự nhiên của thành phố.
2. Trong đó đất nông nghiệp 657.51 ha chiếm 59.63% diện tích đất tự nhiên của toàn phường, dân số toàn phường là 10.283 người. Phường có vị trí thuận lợi, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa dịch vụ đa dạng hàng hóa mặt hàng nông sản.
3. Là một phường có giá trị nghành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị GDP của phường.
- Hiện tại phường có 4 LUT với 10 kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Hiệu quả kinh tế: loại hình sử dụng đất cho giá trị sản xuất cao nhất là LUT 2 lúa màu và thấp nhất là LUT chuyên rau.
+ Hiệu quả xã hội: các loại hình sử dụng đất đều có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, vừa phù hợp với năng lực sản xuất của người dân, vừa đảm bảo được an ninh lương thực, gia tăng lợi ích góp phần xóa đói giảm nghèo.
+ Hiệu quả môi trường: LUT lúa màu, kiểu sử dụng đất 2 lúa màu, chuyên màu cho hiệu quả môi trường cao.
4. Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ là 2 lúa - 1 màu với kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau màu vụ đông cần áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đưa các giống có năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sử dụng đất. Và với loại hình sử dụng đất 2 vụcần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt. Chuyển diện tích đất trồng màu 2 vụ sang đất trồng 3 vụ.
5. Để tận dụng và phát huy được hiệu quả của đất sản xuất nông nghiệp, trong tương lai cần có các biện pháp khuyến khích tăng cao sức sản xuất, đảm bảo về mặt xã hội cũng như môi trường,cần có các giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, cơ sơ khoa học kỹ thuật, giải pháp về thông tin và có vốn cho người nông dân mở rộng đầu tư phát triển sản xuất.
5.2. Đề nghị
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của phường, luân canh, thâm canh, tăng vụ hợp lý. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.
Tăng cường hỗ trợ, đầu tư vốn cho người dân để đưa vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nôngsản, ngành nghề nông thôn. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất. Đặc biệt tổ chức các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng phát triển kinh tế của hộ.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp rà rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên
cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì thời gian thực tập có hạn, do đó đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội môi trường để có kết luận toàn diện hơn trong sản xuất nông nghiệp của phường Đề thám.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), giáo trình Đất – Nhà xuất
bản Nông Nghiệp.
2. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp. 3. Nông Thu Huyền (2008), bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
4. Đào Châu Thu (2012),“Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về đánh giá chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp”.
5. Thống kê đất đai của tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn.
6. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
7.UBND phường Đề Thám, “Báo cáo công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2012 phường Đề Thám”.
8. UBND phường Đề Thám, “ Báo cáo công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013 phường Đề Thám”.
8. UBND Phường Đề Thám, “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của xã năm 2015”. 10. http://www.caobang.gov.vn
11. Thái Phiên, Nguyễn Từ Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam.
12.Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam, thoái hóa vàphục hồi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và BắcTrung Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
Một số hình ảnh về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn phường Đề Thám
Loại hình sử dụng đất chuyên rau tại tổ 23
Phụ lục 2. Giá bán một số mặt hàng nông sản
STT Mặt hàng Đơn vị tính Giá bình quân
1 Lúa Xuân Đồng/kg 8.000 2 Lúa mùa Đồng/kg 7.000 3 Ngô hè Đồng/kg 6.000 4 Ngô đông Đồng/kg 7.000 5 Rau màu Đồng/kg 9.000 6 Xoài Đồng/kg 14.000
Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra nông hộ
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
1.Thông tin cơ bản
•Họ tên chủ hộ:………Tuổi:...Giới tính:……
•Địa chỉ: tổ:……… phường:………
•Thành phố:………. Tỉnh:………
•Số người trong độ tuổi lao động:………...
Trong đó:- LĐ nông nghiệp:……….
- LĐ phi nông nghiệp:………... •Kinh tế hộ ở mức:Giàu
Khá
Trung bình Nghèo
2.Hiệu quả kinh tế
2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm
- Đầu tư cho một sào Bắc Bộ
Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (kg/sào) Kali (kg/sào) Phân NPK (kg/sào) Phân chuồng (kg/sào) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công)
- Thu nhập từ cây hàng năm Loại cây trồng Diện tích (sào) Năng suất (tạ/sào) Sản lượng (tạ) Giá bán (đồng/kg)
2.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm
Các hạng mục ĐVT Cây……. Cây ……. Cây ……
Diện tích Sào Năng suất Kg/sào Sản lượng Kg
Chi phí
Giống 1000đ Phân hữu cơ kg
Phân vô cơ kg Thuốc BVTV 1000đ Công lao động công
Giá bán 1000đ
2.3 Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất
2 lúa – 1 màu 2 lúa 1 lúa 2 màu – 1 lúa 1 lúa – 1 màu Chuyên màu
3.Câu hỏi phỏng vấn
1. Nhu cầu về đất đai của gia đình?
Đủ Thiếu Thừa
2. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không?
Có Vì sao:………...………
Không Vì sao:……….……….
3. Gia đình có bán, cho thuê, cho mượn đất SXNN không? Vì sao?...
……….
……….
4. Gia đình thường gieo trồng những loại cây gì? ……….
……….
5. Gia đình có thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không? Mấy lần trong một vụ? ……….
……….
6. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu? ……….
……….
7. Gia đình có áp dụng kĩ thuật mới trong sản xuất không? ……….
………. 8. Gia đình có cần thêm vốn để sản xuất không?
Có Không
9. Gia đình thường vay vốn ở đâu?
Ngân hang Tư nhân
10.Gia đình có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất không?
Có Không
11. Gia đình có gặp khó khăn gì trong sản xuất không?.
………. ………. 12. Gia đình có dự kiến gì về cơ cấu cây trồng trong những năm tới?
- Giữ nguyên
- Thay đổi cây trồng mới là cây trồng gì?... - Chuyển mục đích sử dụng mới
Cụ thể sử dụng vào mục đích gì?... 13. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp?
Đủ chi dùng cho cuộc sống
Không đủ chi dùng cho cuộc sống
Đáp ứng được khoảng bao nhiêu phần %... 14. Gia đình có thường xuyên sử dụng các biện pháp cải tạo đất không?
Có Không
Nếu có là biện pháp gì?... 15. Gia đình có được tham dự các lớp tập huấn để phát triển sản xuất nông nghiệp ko?
Có Không
16.Gia đình có trao đổi với cán bộ khuyến nông không?
Có Không
17. Trao đổi về vấn đề gì?
Xử lý phân bón hợp lý Chính sách hỗ trợ của nhà nước Chọn giống sạch bệnh Cải tạo đất
18. Sản phẩm nông nghiệp thu được gia đình sử dụng vào mục đích gì? Bán Gia đình sử dụng
19. Mức độ và hình thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp?
Chỉ tiêu Mức độ và hình thức Múc độ tiêu thụ Dễ Vừa Khó Hình thức tiêu thụ Bán tại nhà Bán tại chợ Bán tại ruộng 20. Thông tin về giá cả gia đình được biết ở đâu?
………. ………. 21. Gia đình có phải thuê thêm lao động không?
Có Không
22. Áp dụng dồn điền đổi thửa hiện nay có phù hợp hay không?
Có Không
23. Năng suất có đủ dùng cho gia đình hay không?
Có Không
24. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây trồng gì?..
………. 25. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là cây trồng gì?
26. Gia đình có dự định chuyển mục đích sử dụng sang cây trồng khác không?
Có Không
27. Gia đình có được nhà nước hỗ trợ sản xuất không?
Có Không
Hỗ trợ về vấn đề gì?
Vốn Phân bón
Giống Thuốc bảo vệ thực vật Kỹ thuật Vấn đề khác
28. Gia đình có trồng xen canh, luân canh không? Là những cây gì?
Có Không
29. Chế độ nước
Chủ động Không chủ động 30. Sức kéo và cơ giới hóa?
Tự làm Thuê
30. Phương pháp thu hoạch?
Thủ công Cơ giới hóa
31. Thu nhập khác mà gia đình có được ngoài sản xuất nông nghiệp? Không
Kinh doanh Làm thuê Khác
32. Gia đình có kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp?
Xác nhận của chủ hộ Người điều tra