Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường… đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài.
Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất sản xuất nông nghiệp của địa bàn phường Đề Thám, tp Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất (LUT) nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn của phường Đề Thám , tp Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phường Đề Thám,Tp Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng,
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến ngày 05tháng 04 năm 2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
1.Đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của phường Đề Thám, tp Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
2.Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tình hình biến động đất đai của phường Đề Thám.
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường. 4.Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững.
5.Đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Từ phương pháp đánh giá nhanh nông thôn(RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của phường, thu thập thông tin liên quan tới đời sống và tình hình
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường. Điều tra ngẫu nhiên 70 hộ với số phiếu điều tra là 70 phiếu gồm các tổ 6,7,8,9,13,16,17,18,21,23 với số phiếu tương ứng là 5,7,5,6,7,6,10,8,7,9.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân( PRA): trực tiếp tiếp xúc với người dân. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan.
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ:
- Các cơ quan, phòng ban chuyên môn của UBND phường Đề Thám. - Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, Internet v.v....có liên quan
3.4.3. Phương pháp phân vùng nghiên cứu
Để có cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn phường Đề Thám, căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình và hệ thống canh tác trên địa bàn phường.
3.4.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai
- Xác định loại đất phát sinh: Căn cứ vào tên đất trên bản đồ thổ nhưỡng kết hợp với điều tra, phân tích, phán đoán ngoài thực địa.
- Xác định thành phần cơ giới: Dùng phương pháp vê giun.
- Xác định địa hình: Quan sát thửa đất, khoảnh đất với địa hình, địa vật xung quanh:
3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
3.4.5.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó:
+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm
3.4.5.2. Hiệu quả xã hội
- Đảm bảo an ninh lương thực thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo
- Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Yêu cầu về vốn đầu tư
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)
3.4.5.3. Hiệu quả môi trường
- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.4.6. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft ofice excel và máy tính tay.
3.4.7. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp.
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên qua đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp đã có như: tài liệu về thổ nhưỡng, phân hạng đất...
3.4.8. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo UBND, cán bộ nông nghiệp cũng như các hộ nông dân điển hình sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Đề Thám ở phía Tây của thành phố Cao Bằng. Với tổng diện tích tự nhiên là 1102,51 ha. Vị trí giáp ranh các xã như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Quang - Thành phố Cao Bằng.
- Phía Đông và Đông Nam giáp phường Sông Hiến - Thành phố Cao Bằng. - Phía Đông Bắc giáp phường Ngọc Xuân - Thành phố Cao Bằng. - Phía Tây và Nam giáp với xã Hưng Đạo - Thành phố Cao Bằng.
Phường Đề Thám có đường Quốc lộ 3, đường tránh Quốc lộ 3 và đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn nên tương đối thuận tiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa đời sống giữa các phường, xã trong và ngoài thành phố.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Phường Đề Thám có địa hình bằng phẳng tuy nhiên lại được chia thành hai loại địa hình tương đối rõ rệt: vùng đồng tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, còn phía Nam là đồi thấp có độ dốc trung bình. Các địa hình của phường nằm xen lẫn nhau, bề mặt tương đối bằng phẳng phù hợp với trồng cây lúa, cây ăn quả và hoa màu.
Địa hình phường Đề Thám bị chia cắt bởi 2 dạng địa hình:
+ Địa hình đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở các xóm Khau Cút, Nà Toòng, Bản Lày, nay là thuộc tổ 12, tổ 20 và tổ 22. Độ cao trung bình từ 150 m đến 200m so với mực nước biển, có độ dốc trung bình từ 10 đến 30%, đất có màu đỏ hoặc vàng.
+ Địa hình đất bằng, thung lũng hẹp: Hầu hết các tổ dân phố, khu vực trung tâm của phường là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng [9].
4.1.1.3. Khí hậu. Nhiệt độ:
Phường Đề Thám có khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Phường chưa bao giờ xuống thấp quá 0°C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết.
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 35 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 18 - 22 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 2 - 3 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 26°C .
Nhiệt độ lớn nhất trung bình năm là 32,6°C (cao nhất tuyệt đối là 40,5 °C thường xảy ra vào tháng 6).
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 10,3°C (thấp nhất tuyệt đối là 1,3 °C) Biên độ dao động nhiệt trong ngày : 8,4 °C [9].
Mưa:
Phường Đề Thám nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hàng năm, có lượng mưa khá phong phú. Một năm bình quân có 198 ngày mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm, mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.
Lượng mưa trung bình năm 1.600 ml chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9.
Một số trận mưa lịch sử gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Bằng và gây ra ngập úng [5].
Chế độ gió:
Chế độ gió: Hướng gió có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thời kì, từ tháng 9 đến tháng 12 có gió mùa đông bắc, từ tháng 3 đến tháng 8 có gió tây nam.
Đông nam và Nam là hai hướng chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc lên 40 m/s [9].
Độẩm:
Độ ẩm tuyệt đối nhỏ nhất 2 - 2,5 milibar Độ ẩm tuyệt đối cao nhất 30 - 32,5 milibar Độ ẩm tương đối trung bình ~ 80%
Số giờ nắng trong năm 1.690 giờ. Số ngày có mây ~ 200 ngày trong năm. Độ ẩm tương đối trung: 80%.
Độ ẩm cao nhất: 86%. Độ ẩm thấp nhất: 36%.
Tóm lại : phường Đề Thám có khí hậu nhiệt độ gió mùa nóng ẩm, lượng mưa khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Phường cần cải tạo hệ thống thuỷ lợi để tránh úng ngập khi có mưa lớn. Mặt khác, do khí hậu chia theo mùa rõ rệt thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, xây dựng các công trình.
4.1.1.4. Thủy văn
Phường Đề Thám có sông lớn chảy qua là sông Bằng Giang (sông Mãng) ở phía bắc, sông nằm trên đường địa giới giáp với xã Vĩnh Quang - thành phố Cao Bằng. Ngoài ra trên địa bàn phường còn có các khe, suối chảy từ vùng đồi phía nam theo hướng bắc ra sông Bằng Giang.
Chế độ thủy văn của Phường chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng điều tiết của hệ thống sông Bằng Giang (sông Mãng). Có thể chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.
Mùa lũ: Xuất hiện vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10. Mùa cạn: Xuất hiện vào đầu tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 3.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất.
Phường Đề Thám có diện tích tự nhiên 1.102,51 ha, chiếm 25,03% diện tích tự nhiên của thành phố.
- Căn cứ nguồn gốc phát sinh, đất đai Phường được chia thành những nhóm đất chính sau:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm : Khu vực ven sông là đất trầm tích, lũ tích bồi tụ, có thành phần đất thịt nhẹ pha cát, thịt vừa và nặng.
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm: thành phần chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất thịt vừa.
- Căn cứ theo tính chất có thể phân chia đất đai của phường thành những nhóm đất sau:
+ Đất phù sa sông suối: Phân bố dọc theo các triền sông đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình.Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.
+ Đất đồi, phân bố dọc theo các triền suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.
+ Đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố xen kẽ, rải rác, luồn lỏi ở khắp các đồi núi, chứa nhiều cát, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân nghèo chất dinh dưỡng.
+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa, đây là loại đất để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất dễ chua. Do địa hình có chỗ trũng, chỗ cao nên khả năng giữ nước, giữ màu giảm. Hiện nay loại đất này đang được cấy hai vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.
+ Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: phân bố rải rác ở các ven sông suối của địa hình đồi núi thoải..
+ Đất Feralít phát triển trên phiến thạch sét: Có thành phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tầng đất dày hay mỏng và tỷ lệ mùn trong đất phụ thuộc vào mức độ che phủ của cây rừng, ở những vùng còn nhiều rừng phần lớn đất có tầng dày, tỷ lệ mùn khá và ngược lại. Phần lớn loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Loại đất này thích hợp cho phát triển lâm - nông nghiệp, trồng rừng ở những nơi tầng đất mỏng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Phường bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: Do đặc tính đặc biệt của hệ thống thuỷ văn mà mà nguồn nước mặt của Phường rất dồi dào đặc biệt vào mùa mưa. Nguồn nước