- Lên răng trên càng nhai.
1. Vật liệu để hàn răng Xi măng (ciment):
1.1. Xi măng (ciment):
Là vật liệu để trám vào lỗ sâu răng (đã được tạo hốc làm sạch để hàn) có tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn và để gắn chắc vào các loại răng giả cố định vào răng. Đó là vật liệu có sức chống đỡ cơ học tương đối yếu.
Chất đầu tiên để hàn răng là một thứ xi măng có hợp chất là kẽm oxyclorua, nó được cung cấp dưới dạng bột và nước (được đựng trong các lọ kín), khi trộn lẫn sẽ cho một bột dẻo trước khi đông cứng.
1.1.1. Xi măng kẽm phosphat:
Thường gọi là xi măng kẽm oxyt phosphat, thực ra đây chỉ là muối kẽm - phosphat. Loại xi măng này dùng để gắn răng giả và sau đó là hàn tạm hoặc lót đáy cách ly các hốc sâu.
Thành phần bột là ZnO, có cho thêm magie oxyt để làm tăng sức bền của ZnO. - Dung dịch axit ortho phosphoric giữ vai trò là chất dẫn để kéo dài thời gian đông cứng và cho phép đánh trộn thành một khối quánh đồng nhất. Cần chú ý rằng đối với từng mẫu hiệu xi măng, phải dùng loại dung dịch riêng cho loại đó, chứ không thể thay thế cho nhau được.
Giới thiệu một công thức mẫu (Theo Paffenbager Sweenney và Isacess trong JADA 20: 1960, 1993): Bột: ZnO 90.3. MgO 8.0. SiO2 1.4. Bi2O2 0.1. Các chất khác có thể có: BaO, Ba2SO4, CaO = 0,1. Dung dịch: - H2PO4 (axit kết hợp với Al và Zn) = 38,2. - Al = 2,5. - H2PO4 (axit tự do) = 16,2. - Nước = 36,0.
Khi trộn lẫn bột với nước,một phản ứng hoá học xảy ra tạo thành một photphat kẽm ngậm nước: Zn2(PO)4 - 4H2O.
Thời gian đông đặc xảy ra từ 4 - 10 phút kể từ khi bắt đầu trộn đến cuối thời gian đông đặc.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian đông đặc: - Thành phần chế tạo bột và nước.
- Độ lớn của hạt bột càng lớn đông đặc càng chậm.
- Nhiệt độ: nhiệt độ càng thấp thì thời gian đông đặc càng chậm.
- Kỹ thuật trộn: nếu thêm từ từ bột và từng lượng nước nhỏ thì xi măng sẽ chậm rắn.
- Thời gian trộn xi măng: càng trộn lâu, đông đặc xảy ra càng chậm. Tinh thể xuất hiện đầu tiên (là những hạt giữ vai trò hạt nhân kết dính).
- Tỷ lệ nước bột: hỗn hợp càng loãng sự đông đặc xảy ra càng chậm.
1.1.2. Xi măng silicat:
Được sử dụng đầu tiên vào năm 1871 (Fletscher ở Anh) nhưng vì giòn, khó dùng nên bị loại bỏ, đến năm 1901 P.Steenbock (Đức) cải tiến nên đã được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, mối hàn bằng loại xi măng này dẫn đến kích thích
tủy, có thể dẫn tới hoại tử tủy, do vậy nên có lớp hàn lót trước khi hàn xi măng này, như dùng lớp oxyt kẽm - ơgienon.
Công thức :
Bột: Silic (SiO2) 38%. Alumin (Al2O3) 30%. Natri phosphat (Na3PO4)
Hay canxi phosphat (Ca3PO4)2) 8%. Canxi fluorua (CaF2) 24%.
Dung dịch: không khác loại dung dịch dùng cho xi măng kẽm phosphat song tỷ lệ nước lã nhiều hơn:
H3PO4 42%. Zn3(PO4)2 28. Al2(PO4)3 10%. H2O 40%.
1.1.3. Amangam:
Tác dụng của thủy ngân lên kim loại đã được nghiên cứu từ thời thượng cổ. Theo Pharasste (300 năm trước công nguyên) đã mô tả một phương pháp để điều chế một loại thủy ngân với một số chất kim loại. Trong chuyên ngành Nha, amangam được dùng từ năm 1826 (Taveau) để hàn dưới hỗn hợp bạc với thủy ngân (bột dẻo bạc), từ sau năm đó nhiều người đã nghiên cứu về thành phần và công dụng của amangam hàn răng.
Định nghĩa: Sự hợp thành của một hợp kim trong nhiệt độ lạnh do ái tính của thủy ngân với kim loại khác được gọi là amangam. Nói cách khác: mỗi amangam đều cấu tạo từ một hợp kim ở nhiệt độ lạnh do sự kết hợp giữa thủy ngân với một hay nhiều kim loại khác.
Người ta hay điều chế hai loại thường dùng là amangam bạc và amangam đồng. Amangam đồng chỉ nên dùng cho răng sữa vì nó không cứng và dễ biến màu đen.
* Cách dùng:
Trộn với tỷ lệ; 7/5, 8/5, 8/6, 9/6 (con số lớn bao giờ cũng chỉ thành phần thủy ngân, con số nhỏ để chỉ một kim loại).
1.1.4. Gutta Perchar:
Gutta Percharr được chế xuất từ nhựa cây (Palaquium gutta...) mọc ở Indonêsia; sau khi bốc hơi nước còn 3 chất: gutta (C5H8) tỷ lệ 75% - 80%, fluavilbe (là một loại nhựa màu vàng nhạt) từ 4 đến 6% và albane từ 14 - 19%.
Tỷ trọng thay đổi từ 0,975 đến 0,980 không tan trong nước, trong cồn nhưng tan trong clorofoc carbonsulfua, tinh dầu tereben, hay benzin; mềm ở nhiệt độ 500C - 600C và chảy lỏng 1300C.
Gutta Perchar hấp thu oxy ngoài không khí và ánh sáng dễ thành giòn.
Để dùng trong chuyên ngành Răng, trộn gutta perchar với kẽm oxyt hay canxi carbonat để thành vật liệu dẻo ở nhiệt độ 60 - 1000C (tùy theo thành phần cấu tạo) và cứng lại ở trong miệng.
Ngày nay với những tiến bộ mới, một số chất hàn có độ bám dính lớn, màu sắc phù hợp được sử dụng rộng rãi:
Glass - Ionomer là loại xi măng thủy tinh, giải phóng fluo lâu dài, rất tốt cho công tác nha học đường, gọi là hàn răng không sang chấn, chỉ cần cây nạo ngà, làm sạch lỗ sâu có thể trám lỗ bít hàn được.
Composite là chất hàn quang trùng hợp, dưới tác dụng của ánh sáng điện halogen các đơn phân tử (monome) biến thành đa phân tử (polyme), chất hàn sẽ được trùng hợp đông cứng lại. Composite có độ bám dính tốt, phục hình những răng khuyết hổng dễ dàng. Nó có thể dùng để phủ trắng răng trong trường hợp răng bị nhiễm tetracyline hay bị thiểu sản men răng.
Người ta còn tạo ra chất hàn lai giữ glass ionomes và composite gọi là compomer; có một số biệt dược AP, dyract, dùng tốt cho hàn tiêu cổ răng hình chêm.
Composite có thể còn dùng để cố định jacket trong nắn chỉnh răng hoặc cố định răng lung lay để điều trị nha chu viêm.