4.1. Nghiên cứu mẫu trên song song kế (song song kế NEY):
4.1.1. Mục đích:
+ Xác định trục lắp thích hợp. + Thiết kế khung của hàm giả.
+ Chọn răng trụ để mang móc, vẽ đường vòng lớn nhất để thiết kế móc.
4.1.2. Cách thức tiến hành:
Mẫu nghiên cứu sau khi cắt gọt đúng quy cách được cố định trên mâm của song song kế, nên để ngược với ánh sáng để nhìn rõ vùng lẹm.
Lắp que phân tích vào song song kế, tay phải điều chỉnh cần nắm que phân tích, tay trái xoay chuyển các hướng mâm mang mẫu.
- Trước hết mẫu phải được đặt trên mặt phẳng nằm ngang: que phân tích cho chạm vào răng và sống hàm, xác định xem có các cản trở, vùng lẹm ?
- Trên mặt phẳng đứng ngang xem xét sự cân bằng các vùng lẹm hai bên cung hàm.
- Trên mặt phẳng đứng dọc xem xét: các góc tiếp xúc với hàm giả có dễ lưu đọng thức ăn không, xem xét các chỗ đặt các phần của hàm khung.
- Sau đó nghiêng mẫu sang hai bên, ra trước, ra sau để thoả mãn các câu hỏi trên. - Trên mẫu nghiên cứu có thể dùng cây dao lắp vào song song kế để gọt tỉa thân răng giới hạn tạo được vùng lưu giữ thích hợp.
- Sau khi tìm được trục lắp, cây bút chì được lắp vào thay cây phân tích. Cây bút chì sẽ vẽ trên 3 vị trí để xác định một mặt phẳng trên mẫu hàm theo hướng đã chọn. Vẽ đường vòng lớn nhất trên răng trụ đã chọn, chọn móc thích hợp.
Lần 1 n 1 - Khám bệnh nhân - Làm bệnh án: khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết (Xq, huyết học…) - Lấy mẫu 2 hàm để nghiên cứu - Điều trị tiền phục hình - Đổ mẫu Lầ n 2