2. Các loại chỉnh hình răng miệng 1 Răng giả gắn chặt:
2.2.2. Răng giả tháo lắp từng phần:
Còn có tên gọi là hàm giả lẻ tẻ tháo lắp, hay hàm giả tháo lắp nhựa để phân biệt với hàm khung.
+ Những thay đổi sau mất răng từng phần: - Mất thăng bằng về cung răng:
. Đổ nghiêng sang bên mất răng.
. Răng đối diện mọc trồi lên vào chỗ trống (hiện tượng popov - gogon). . Răng mòn nhanh.
- Thay đổi vùng quanh răng: xương ổ răng tiêu, lợi thấp xuống, túi lợi răng bên bị ảnh hưởng.
+ Thay đổi vẻ mặt do mất răng: lép mặt hoặc hóp má. - ảnh hưởng chức năng:
. ảnh hưởng hệ thống tiêu hoá. . Phát âm sai.
. Khó thở ở những người có thói quen thở bằng miệng. + Chỉ định và chống chỉ định điều trị:
Mất răng lẻ tẻ có thể chỉ định: làm cầu răng, hàm giả tháo lắp hoặc phối hợp cả hai loại trên. Do đó khi bệnh nhân mất răng đến thì cần phải khám xem xét cấu trúc mất răng, chức phận của vùng răng bị mất và yếu tố thẩm mỹ để có thể chỉ định thích hợp đạt hiệu quả cao nhất.
- Chỉ định: Mất nhiều răng, các răng mang trụ không đạt yêu cầu. Mất răng không có giới hạn xa.
- Chống chỉ định:
. Tạm thời: các bệnh vùng quanh răng, các chấn thương chưa ổn định.
. Vĩnh viễn: bệnh nhân tâm thần hoặc bị các khối u ác tính chưa điều trị ở vùng miệng.
+ Ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp so sánh với cầu răng: - Ưu điểm:
. Không phải mài răng.
. Giữ vệ sinh răng miệng tốt vì hàm răng giả có thể đưa ra ngoài cọ rửa. - Nhược điểm:
. Móc làm tổn thương vùng quanh răng và tổn thương men răng.
. Nền hàm giả làm tổn thương niêm mạc lợi: do tính chất cơ học, chất liệu nhựa, do các yếu tố ngoại lai ngấm vào nền nhựa gây viêm nhiễm ngược lại niêm mạc lợi.
. Lực nhai truyền theo con đường không sinh lý.
. Các chức phận ăn, nói, nuốt, vị giác, tiết nước bọt, đều bị ảnh hưởng nhiều, nhất là trong những ngày đầu.
. Không vững chắc như cầu răng.
+ Nguyên vật liệu làm răng giả tháo lắp:
- Nhựa: phát hiện từ năm 1935 và dùng rộng rãi nhựa acrylic. Có nhiều loại nhựa với các mầu sắc khác nhau của lợi và răng, ở lâm sàng được dùng dưới dạng bột và nước.
- Các loại răng ép sẵn:
Có các loại độ lớn, mầu sắc, hình thể, cách thức và phương tiện cố định vào hàm giả. Thông thường dùng nhựa acrylic hoặc sứ để chế tạo răng ép sẵn.
2.2.3. Hàm khung:
Hàm khung là hàm răng giả tháo lắp được đúc bằng khung kim loại với những móc đúc tỳ vào những răng còn lại trên hàm.
- Ưu điểm:
- Móc được đúc chính xác vừa có tác dụng giữ hàm giả vừa có tác dụng truyền lực nhai một phần theo con đường sinh lý.
- Nền hàm giả được thay thế bằng khung kim loại do vậy các chức năng ăn, nói, vị giác... được cải thiện rõ rệt so với hàm giả nhựa tháo lắp thông thường.
- Nền hàm giả thu nhỏ, không đè trực tiếp nên không gây chấn thương đến lợi. + Nhược điểm:
- Dễ bị sâu răng ở các điểm mài răng đặt tay móc. - Gia công khó và giá thành cao hơn.
+ Chỉ định:
- Khi phải thu nhỏ hàm giả, do dị ứng với nhựa, cần phát âm chính xác (nghệ sĩ, giáo viên), khi có phản ứng nôn mạnh.
- Khi muốn truyền lực nhai trên các răng khoẻ còn lại trên hàm. - Chống chỉ định:
- Mất răng nhiều. - Răng còn lại yếu.