Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomi x Polyvit đến lợn thịt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Mục tiêu cuối cùng của chăn nuôi là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, việc bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit không chỉ để đáp ứng sản xuất ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng mà còn đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, được so sánh thông qua bảng 4.8 dưới đây.

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt

STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm

1 Chi phí thức ăn (đ) 6.396.000 6.396.000

2 Chi phí chế phẩm Aminomix - Polyvit (đ) 0 53.000

3 Chi phí thuốc thú y (đ) 75000 20000

4 Chi phí khác (đ) 0 0

5 Tổng chi phí (đ) 6471000 6469000

6 Chi phí/kg tăng khối lượng (đ) 25.870 23.010

7 So sánh (%) 100 88,90

Qua bảng 4.8 cho ta thấy:

- Chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 2860 đ. Mặc dù khối lượng thức ăn sử dụng là như nhau, nhưng mà

khả năng tăng trọng lại khác nhau do đó chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm luôn thấp hơn lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 88,90 %.

- Chi phí thuốc thú y cho điều trị bệnh ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 55.000 đ. Điều này chứng tỏ vai trò của Aminomix – Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và nâng cao hoạt lực của thuôc điều trị Norfloxacin. Như vậy tuy ở lô thí nghiệm phải chi phí thêm tiền mua chế phẩm Aminomix – Polyvit nhưng hiệu quả kinh tế mang lại vẫn cao hơn, ít ảnh hưởng tới vật nuôi hơn so với khi sử dụng kháng sinh, do kháng sinh nó vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời nó cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm giảm khả năng tiêu hóa, hập thụ thức ăn của vật nuôi làm vật nuôi còi cọc, trậm lớn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sử dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit khi bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nuôi lợn thịt cho kết quả tốt trên một số chỉ tiêu sau:

- Trong cùng một thời gian nuôi, trên cùng loại lợn lai 3 máu ngoại, cùng chế độ và khẩu phần ăn, cung điều kiện nuôi dưỡng, chỉ khác là lô thí nghiệm có sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit còn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit, chế phẩm đã cho những chỉ tiêu trội hơn so với lô đối chứng, cụ thể như sau:

+ Khối lượng lợn đầu thí nghiệm của lô đối chứng và lô thí nghiệm tương ứng là (57,70 kg và 58,10 kg), và khi kết thúc thí nghiệm thì lô đối chứng và lô thí nghiệm có khối lượng tương ứng là (246,50 kg và 277,10 kg). Vậy tốc độ sinh trưởng tích lũy trung bình của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 3,06 kg tương đương với 12,4 %.

+ Còn đối với sinh trưởng tuyệt đối bình quân của lô thí nghiệm là 1850 g/con còn lô đối chứng là 1640 g/con cao hơn so với lô đối chứng 210 g/con. Nếu coi lô ĐC là 100% thì lô thí nghiệm là 113 %, cao hơn 13%.

+ Đối với sinh trưởng tương đối thì lô TN giảm từ 47,91% xuống 38,92%, còn lô ĐC giảm từ 45,10% xuống còn 37,98%, do đó lô TN có tốc độ sinh trưởng giảm dần thấp hơn so với lô ĐC 5,1%.

- Giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm so với lô đối chứng là: Ở lô thí nghiệm tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng là 1,77 kg còn lô đối chứng là 1,99 kg, tức là giảm được 0,22 kg thức ăn/1kg tăng khối lượng.

- Sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit vào thức ăn cho lợn nuôi thịt có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa, cụ thể ở lô thí nghiệm là 2 con chiếm 20% còn ở lô đối chứng là 4 con chiếm 40% cao hơn so với lô thí nghiệm 2 con tương ứng với 20%. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô thí nghiệm là 1 con chiếm 10% còn lô đối chứng là 2 con chiếm 20% với thời gian an toàn trung bình bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô thí nghiệm là 36 ngày, còn ở lô đối chứng là 17 ngày và giúp nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc đặc trị tiêu chảy Norfloxacin.

- Hiệu quả kinh tế giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit làm giảm chi phí sử dụng thuốc thú y 55.000 đ so với lô đối chứng, chi phí trên kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 2860 đ.

5.2. Đề nghị

- Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.

- Để có kết quả nghiên cứu khách quan, đầy đủ và chính xác hơn đề nghị nhà trường và khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu rộng hơn để phổ biến phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế.

- Khuyến cáo cho người chăn nuôi nên áp dụng đúng quy trình chăn nuôi sinh học vào thực tế để đưa hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

- Tập huấn cho người chăn nuôi hiểu và biết cách bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit một cách hợp lý, để đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Archeri Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Chambers J.R (1990), (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Hoàn, Trần Đình Trọng dịch), “Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật”,

tập I, II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của Ecoli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Lân Dũng (4/7/1998), Phát hiện về EM và ứng dụng cứu vãn cả hành tinh, Báo Tài Hoa Trẻ, Hà Nội.

5. Đào Trọng Đạt (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Hà Thị Hảo, Trần Văn Phùng (1995), Bài giảng Chăn nuôi lợn, Trang 187- 188, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995), Nhu cầu một số vitamin của lợn con, Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng cho gia súc, (Giáo trình Sau đại học), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Thị Phượng (2001), “Phòng ngừa tiêu chảy ở heo con bằng cách bổ sung Paciflo hoặc Pacicoli vào thức ăn cho heo con ở giai đoạn tập ăn và cai sữa”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Cao Thị Hoa (1999), Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn con theo mẹ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Johansson L. (1972) (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Hoàn, Trần Đình Trọng dịch), “Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật”,

tập I, II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Lã Văn Kính (2005), An toàn thức ăn gia súc để an toàn thực phẩm, Tập san Khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi, Hà Nội.

12. Trương Lăng ( 2003), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Lê Huy Liễu (2002), Bài giảng Giống vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

14. Lutter (1976), Sử dụng Ogramin cho lợn con phân trắng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Đình Miên (1992), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Mỹ (2009), Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học KTS đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

17. Lương Đức Phẩm (1997), Công nghệ vi sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Vĩnh Phước (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phan Khánh Phượng (1998), Sử dụng chế phẩm sữa chua để bổ sung cho lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trương Quang (2004), “Kết quả nghiên cứu tình trạng loạn khuẩn đường ruột, các yếu tố gây bệnh của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy lợn 1 – 60 ngày tuổi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y (số 1), Hội thú y Việt Nam.

21. Vũ Văn Quang (1999), Khảo nghiệm tác dụng của chế phẩm vi sinh vật Lactobaccillus Acidophilus trong việc phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con từ sơ

sinh đến 60 ngày tuổi, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

22. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

23. Reverdin (1996), ”Khảo sát tác dụng của nấm men Saccharomyces

cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất acid béo bay hơi và năng suất sữa”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Lê Thị Tài (2002), Nghiên cứu chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Bệnh ở động vật nuôi, Tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I , Khoa Chăn nuôi Thú y, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thanh (1995), Chế phẩm Biolactyl trong khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con, Hội thảo quốc gia về khu vực nhân năm Louis Pasteur, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Như Thanh (2001), Giáo trình Vệ sinh thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Thiện (1998), Giáo trình Chăn nuôi lợn (Giáo trình Sau đại học)

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp xử lý số liệu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Trịnh Văn Thịnh (1964), Giáo trình bệnh nội khoa và bệnh ký sinh trùng thú y. Nxb Nông thôn, Hà Nội.

32. Nguyên Quang Tuyên (2005), Sử dụng chế phẩm sinh học EM chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại gia trại của tỉnh Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự Sống, Đại học Thái Nguyên, Việt Nam.

33. Lưu Thị Uyên (1999), Sự biến động của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường ruột của lợn bình thường và lợn mắc hội chứng tiêu chảy dưới ảnh hưởng của chế phẩm EM, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, chuyên ngành Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

34. Bergeland M.E. (1986), Clostridium Infection Disease of Swine, Sixth Edition IOWA, USA, pp. 549 – 557.

35. Glawisching E. Bacher H (1992), The Efficacy ofE costat on E.

Coliinfected weaning pigg, 12th IPVS Congress, August.

36. Radostits O.M, Blood. D. Cand Gay .C. (1994), Veterinary medicine, the textbook of the cattle, sheep, pig, goats and horrses, Diseases caused by Escherichia coli, London, Philadenphia, Sydney, Tokyo, Toronto, pp. 703 – 730. 37. Rinkine, M. Jalava, K. Wes termarck, e.et al (2003), “Interaction between probiotic lactic acid bacteria and canine enteric pathogens”

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57)