Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Hiện nay trong nghành chăn nuôi ở nước ta, nhất là chăn nuôi lợn vấn đề thiếu đạm trong thức ăn đang được quan tâm. Những loại thức ăn nhiều đạm đều rất thiếu, giá thành lại cao cho nên cần nghiên cứu tìm ra những loại thức ăn giá rẻ tiền mà cung cấp được nhiều đạm, đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Hiện tượng thiếu dinh dưỡng đã gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, vì vậy các nhà khoa học đang đặt nhiều kỳ vọng vào các loại thức ăn vi sinh vật tổng hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá

thành hạ. Vi sinh vật là loại vi sinh vật đơn giản nhất có khả năng phát triển nhanh (phân bào hoặc sinh bào tử). Vi sinh vật cung cấp protein, axit amin gồm một số vi khuẩn lên men rượu, men bia và một số nấm men, nấm mốc có khả năng tổng hợp nhanh protein, lipid bên cạnh đó vi sinh vật còn được nghiên cứu để sản xuất chế phẩm kháng sinh.

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18], cho thấy 1 tấn thức ăn nuôi cấy trong môi trường men rượu trong 8 giờ có thể sinh sản được 7 kg protid tức là bằng lượng protid của một con lợn thịt 30 – 35 kg.

Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào nhiều enzym và nhiều yếu tố quan trọng chưa xác định được, trong đó có một số có khả năng sinh sản ra các sinh tố. Chế phẩm sinh học chính là hỗn hợp sống của nhiều loại vi sinh vật cùng nấm men.... cho gia súc ăn tạo thành hệ vi sinh vật, cạnh tranh với vi khuẩn có hại ở ruột non và ruột già. Một số vi khuẩn thường bổ sung cho gia súc như: Lactobacilus, Bacillus, Subtilis, Streptococcus. Về lý thuyết chế phẩm vi sinh vật làm tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn cho gia súc, nó hoạt động làm giảm độ pH ở gia súc khỏe mạnh và thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có ích trong đường tiêu hóa. Khi cho gia súc ăn trực tiếp sẽ làm thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột và làm giảm E.coli, tổng hợp axit lactic, giảm mức độ amoniac độc ở dạ dày và máu.

Theo Nguyễn Hữu Hiếu và Lê Thị Phượng (2001) [8], ghi nhận hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy ở heo con của các chế phẩm sinh học Paciflo, Pacicoli như sau: chế phẩm Paciflo bổ sung trong thức ăn của lợn nái mang thai trong giai đoạn cuối và liên tục 28 ngày sau khi sinh đã làm giảm số lượng Ecoli trong phân heo nái và heo con, giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ, lợn con ăn thức ăn bổ sung Paciflo hoặc Pacicoli thì số lượng Ecoli trong phân giảm, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tuyệt đối tăng. Cùng ghi

nhận kết quả tương tự khi bổ sung Paciflo và Pacicoli trong thức ăn lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa đã giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát so với lô đối chứng không bổ sung.

Theo Lưu Thị Uyên (1999) [33], sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms), của Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 gam phân giảm từ 31,1 – 80,95 triệu vi khuẩn.

Theo Nguyễn Lân Dũng (1998) [4], sự lên men lactic rất quên thuộc trong nhân dân ta, người ta đã ứng dụng để muối dưa, muối cà và ủ chua thức ăn cho gia súc. Sự tăng nhanh của vi khuẩn lactic đã luôn lấn át các vi khuẩn gây thối phát triển, ngoài vi khuẩn lên men lactic thì một số nấm mốc cũng lên men rất nhanh.

Theo Cao Thị Hoa (1999) [9], dùng E.M bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy E.M có tác dụng tỷ lệ lợn con giảm tiêu chảy, hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho lợn, lô thí nghiệm tăng từ 0,2 – 3,0kg hơn lô đối chứng với mức sai khá rõ rệt ( P<0,001).

Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, đã nghiên cứu: Lấy 10ml men trong 200g cám trộn với 1 lít nước để ủ 66 giờ cho lợn ăn (lợn con sau cai sữa 15 ngày tuổi và lợn từ 2 – 4 tháng tuổi). Kết quả cho thấy lợn phát triển tốt, không bị tiêu chảy và tăng trọng nhanh (103,3 – 147,5g/con/ngày), trong khi đó lô đối chứng chỉ tăng 82,2g/con/ngày và thường hay bị tiêu chảy. Nông trường An Khánh cũng cho lợn ăn men bia, lúc chưa cho lợn ăn men bia thì tỷ lệ còi cọc là 45% và tỷ lệ chết là 26,53 %. Nhưng sau khi cho ăn men bia tỷ lệ còi cọc chỉ còn 17,5 %, tỷ lệ chết là 5,38%, (Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18]).

Năm 1963 Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất rong tiểu cầu làm thức ăn cho gà và lợn con, bước đầu thu kết quả cao.

Theo Phan Khánh Phượng (1998) [19], tại Chi cục Thú y Hà Nội đã dùng chế phẩm sữa chua lên men Lactic để điều trị bệnh tiêu chảy của lợn đạt kết quả tốt.

Theo Lê Thị Tài và cs (2002) [24], nghiên cứu về chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (Trimazon, berberin, Chloramphenicol ), có điều trị 75 – 80%. Chúng ta nên phối hợp chế phẩm sinh học (Biotyl chế phẩm sinh học Nam Dũng) sẽ làm tăng hiệu quả điều trị 85 – 90 % và bổ sung điện giải (Orezol) vừa tăng hiệu quả điều trị vừa tăng tỷ lệ điều trị từ 89,5 – 90 % con vật mau hồi phục đảm bảo số lượng, chất lượng con giống.

Theo Lương Đức Phẩm (1997) [17], một số chế phẩm kháng sinh do vi sinh vật tiết ra có tác dụng tốt đối với gia súc, gia cầm như vi sinh vật sản sinh Penicillin, thuốc giống nấm mốc Penicillin và Aspergilus.

Năm 1963 Viện Nông nghiệp Việt Nam đã chế ABK để nghiên cứu chữa bệnh lợn con phân trắng, ABK được chế từ máu gia súc khỏe, đánh bằng đũa thủy tinh và pha thêm 2 lần nước sôi để nguội, lọc qua vải gạc rồi đem hấp 120 độ C trong 30 phút (pH = 7,2) cấy giống vi khuẩn Lactobacterium

Acidophilus và để tủ ấm 30°C trong 36 giờ để phòng bệnh lợn con phân trắng. Theo Nguyễn Thị Thanh, năm (1995) [27], dùng chế phẩm Biolactyl để chống bệnh tiêu chảy ở lợn con.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên đối tượng lợn lai ba máu ngoại (thương phẩm) giữa Pidu x Landrace, ở giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: từ 30/06/2014 đến 26/11/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn thịt.

- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tăng trọng ở lợn thịt.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

Hiệu quả kinh tế chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit mang lại.

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

- Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm.

- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tăng trọng của chế phẩm đến đàn lợn thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng ảnh hưởng của chế phẩm đến hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thí nghiệm.

- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tiêu tốn thức ăn trên lợn thí nghiệm.

3.4.1. Phương pháp b trí thí nghim

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với số lượng lợn được nuôi ở hai lô 20 con được chia thành như sau.

- Lô thí nghiệm: 10 con được nuôi ở một ô chuồng. - Lô đối chứng: 10 con được nuôi ở một ô chuồng.

Lợn nuôi ở hai lô phải đảm bảo đồng đều nhau về khối lượng, giống, tỷ lệ đực cái, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc chỉ khác nhau ở chỗ là lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit vào khẩu phần ăn, còn lô đối chứng thì cho ăn khẩu phần cơ sở. Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào nuôi thí nghiệm thì tiến hành tẩy giun sán và tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm

1 Loại lợn (con) 3 máu (Pidu x

Landrace)

3 máu (Pidu x Landrace)

2 Số lượng (con) 10 10

3 Tỷ lệ ♂/♀ 5/5 5/5

4 Khối lượng lợn bắt đầu TN 5,77 ± 0,07 5,81 ± 0,08 5 Thời gian TN (ngày tuổi) Từ 30 - 90 Từ 30 - 90

6 Yếu tố thí nghiệm KPCS KPCS + Aminomix

- Polyvit

7

Liều lượng Theo tiêu chuẩn ăn Tiêu chuẩn ăn và 0,5kg Aminomix - Polyvit/100kg thức

3.4.2 Phương pháp chế biến thc ăn cho ln thí nghim

3.4.2.1.Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm

Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN

STT Giá trị dinh dưỡng 550SF 551F 552SF

1 NLTĐ (ME) kcl/kg 3300 3300 3150 2 Protein thô (%) 21 20 18 3 Xơ thô (%) 3,50 5 6 4 Độ ẩm (%) 14 14 14 5 Canxi (%) 0,60 – 1,20 0,60 – 1,20 0,50 – 1,20 6 Phốt pho (%) 0,40 – 0,90 0,40 – 0,90 0,50 – 1,0 7 Lizin (%) 1,40 1,40 1,0 8 Methionine + Cystine 0,80 0,70 0,60 9 Amoxycillin (mg/kg) 300 150 0 10 Halquinol (mg/kg) 0 0 120

3.4.2.2. Nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho lợn thí nghiệm sử dụng hỗn hợp thức ăn.

Ngô, gạo, tấm, sắn, đạm động vật, khoáng vi lượng, đa lượng, axit amin, khô đậu tương, vitamin, các chất phụ gia.

3.4.2.3. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm.

Lô đối chứng: không bổ sung chế phẩm Aminomix –Polyvit.

Lô thí nghiệm: bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit với cách pha trộn như sau:

quá trình trộn chế phẩm ta dùng bình xịt phun sương để phun vào cám và sau đó mới rắc chế phẩm Aminomix - Polyvit vào để đảm bảo chế phẩm được trộn đều và đồng thời hạn chế sự bay bụi của chế phẩm tùy theo lứa tuổi và giai đoạn ta cho lợn ăn bao nhiêu thì ta tiến hành trộn theo tỷ lệ đó.

3.4.2.4. Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợn được ăn 2 bữa/ngày, trước khi cho ăn thì dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nước uống được khử bằng clorid và được cho uống tự do, ngoài ra công tác tiêm phòng, phun sát trùng được triển khai định kỳ.

Tháng thứ nhất sau khi nhập lợn về thì ta pha cám ở dạng cám cháo kết hợp với cám dạng viên để giúp lợn tập ăn, làm quen dần dần với cám dạng viên.

Từ tháng thứ hai trở đi đến hết giai đoạn nuôi thí nghiệm lúc này lợn đã quen hình thức ăn chuyển hoàn toàn sang dạng thức ăn viên và cho ăn.

3.4.3. Phương pháp theo dõi kh năng sinh trưởng ca ln.

Để tiến hành chúng ta theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn chúng tôi tiến hành cân lợn ở 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng 15 ngày 1 lần cân, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng 1 chiếc cân đồng hồ và 2 người cân, kết quả được ghi chép vào nhật ký thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.

3.4.4. Các ch tiêu theo dõi và phương pháp xác định

3.4.4.1. Sinh trưởng tích lũy (kg/con)

Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi dựa vào khối lượng cơ thể lợn sau các lần cân (15 ngày/lần). Đảm bảo nguyên tắc cùng một cân, cùng người cân, cùng thời gian trong ngày và cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

3.4.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Đây là sự tăng khối lượng hàng ngày của một con vật và được trình bày thông qua công thức dưới đây.

Công thức tính:

A (gam/con/ngày) = P2 - P1 t2 - t1

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày). P1: Khối lượng cân lần trước (g/con/ngày. P2: Khối lượng cân lần sau (g/con/ngày). t1: Thời gian cân lần trước (ngày).

t2 : Thời gian cân lần sau (ngày).

3.4.4.3. Sinh trưởng tương đối (%).

Sinh trưởng tương đối được biểu diễn bằng % so với khối lượng trung bình của cơ thể lúc bắt đầu và khi kết thúc khảo sát.

Công thức tính: R (%) = W2 - W1 X 100 W2 + W1 2 Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%).

W1: Khối lượng cân lần trước (g/con). W2: Khối lượng cân lần sau (g/con).

3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dng ca Aminomix – Polyvit trong tăng trng ca ln tht trng ca ln tht

Tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng trọng của lợn thịt được xác định bằng kết quả so sánh giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng cụ thể sẽ được trình bày ở bảng 4.4.

3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hin bnh tiêu chy ln

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hằng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn bệnh

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hằng ngày

3.4.7. Phương pháp tính toán các ch tiêu

Thời gian an toàn TB (Ngày) = Tổng thời gian an toàn của từng con Số con mắc bệnh

Thời gian tái phát (Ngày) = Thời gian mắc lại Tổng số con mắc lại

Thời gian điều trị TB (Ngày) = Thời gian điều trị cả đàn Tổng số con điều trị

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con bị bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con điều trị

3.4.8. Theo dõi kh năng tiêu tn thc ăn trên kg tăng khi lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chăn nuôi thì vấn đề chi phí thức ăn được quan tâm lên hàng đầu vì chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 70%, do đó thì vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: Tổng tiêu tốn thức ăn được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng(kg) =

Tổng khối lượng thức ăn Tổng khối lượng thịt tăng Chi phí thức ăn/1kg

tăng khối lượng(đồng) =

Tổng chi phí thức ăn (đồng) Tổng khối lượng thịt tăng (kg)

3.4.9. Phương pháp x lý s liu

Số liệu đựợc xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [30] và bằng chương trình phần mềm Excel theo từng nhóm đối tượng.

Sử dụng các tham số thống kê ( n < 30 ) để tính khả năng sinh trưởng của lợn. + Số trung bình: X = n X n i ∑ =1 1

+ Sai số của số trung bình: mx =

1 − ± n SX + Độ lệch tiêu chuẩn : Sx = ± 1 ) ( 1 2 1 2 − − ∑ ∑ = = n n X X n i n i i i + Hệ số biến dị: Cv = x100 X S x Trong đó: X : Số trung bình Xi: Giá trị của mẫu n: Dung lượng

Phần 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

4.1.1.1. Thức ăn

Đưa ra lượng TĂ trên ngày dựa theo tiêu chuẩn cho từng đối tượng, với lợn hậu bị, tiến hành song song theo tiêu chuẩn cám: dùng cho lợn có khối lượng tiêu chuẩn khi nhập về có khối lượng 6kg.

Loại TĂ hỗn hợp cho lợn thịt

550SF 551F 552SF 552F

6 - 10kg >10 - 30kg <30 - 50kg >50 - Đến xuất bán

Chú ý:

Nếu lợn nhập trên 1kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 1kg cám 550SF.

Nếu heo nhập trên 2kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 2kg cám 550SF. Còn tiêu chuẩn các loại cám khác không thay đổi.

Kỹ sư tham gia sát với lượng cám lợn ăn thực tế để nhắc nhở chỉ dẫn heo to trộn cám trước dành cám cho lợn còi và yếu thông qua sức khỏe của tổng đàn.

- Quy trình trộn cám:

+ Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6

25%(cám mới)+75% (cám cũ) 25%(cám

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)