Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với số lượng lợn được nuôi ở hai lô 20 con được chia thành như sau.

- Lô thí nghiệm: 10 con được nuôi ở một ô chuồng. - Lô đối chứng: 10 con được nuôi ở một ô chuồng.

Lợn nuôi ở hai lô phải đảm bảo đồng đều nhau về khối lượng, giống, tỷ lệ đực cái, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc chỉ khác nhau ở chỗ là lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit vào khẩu phần ăn, còn lô đối chứng thì cho ăn khẩu phần cơ sở. Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào nuôi thí nghiệm thì tiến hành tẩy giun sán và tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm

1 Loại lợn (con) 3 máu (Pidu x

Landrace)

3 máu (Pidu x Landrace)

2 Số lượng (con) 10 10

3 Tỷ lệ ♂/♀ 5/5 5/5

4 Khối lượng lợn bắt đầu TN 5,77 ± 0,07 5,81 ± 0,08 5 Thời gian TN (ngày tuổi) Từ 30 - 90 Từ 30 - 90

6 Yếu tố thí nghiệm KPCS KPCS + Aminomix

- Polyvit

7

Liều lượng Theo tiêu chuẩn ăn Tiêu chuẩn ăn và 0,5kg Aminomix - Polyvit/100kg thức

3.4.2 Phương pháp chế biến thc ăn cho ln thí nghim

3.4.2.1.Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm

Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN

STT Giá trị dinh dưỡng 550SF 551F 552SF

1 NLTĐ (ME) kcl/kg 3300 3300 3150 2 Protein thô (%) 21 20 18 3 Xơ thô (%) 3,50 5 6 4 Độ ẩm (%) 14 14 14 5 Canxi (%) 0,60 – 1,20 0,60 – 1,20 0,50 – 1,20 6 Phốt pho (%) 0,40 – 0,90 0,40 – 0,90 0,50 – 1,0 7 Lizin (%) 1,40 1,40 1,0 8 Methionine + Cystine 0,80 0,70 0,60 9 Amoxycillin (mg/kg) 300 150 0 10 Halquinol (mg/kg) 0 0 120

3.4.2.2. Nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho lợn thí nghiệm sử dụng hỗn hợp thức ăn.

Ngô, gạo, tấm, sắn, đạm động vật, khoáng vi lượng, đa lượng, axit amin, khô đậu tương, vitamin, các chất phụ gia.

3.4.2.3. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm.

Lô đối chứng: không bổ sung chế phẩm Aminomix –Polyvit.

Lô thí nghiệm: bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit với cách pha trộn như sau:

quá trình trộn chế phẩm ta dùng bình xịt phun sương để phun vào cám và sau đó mới rắc chế phẩm Aminomix - Polyvit vào để đảm bảo chế phẩm được trộn đều và đồng thời hạn chế sự bay bụi của chế phẩm tùy theo lứa tuổi và giai đoạn ta cho lợn ăn bao nhiêu thì ta tiến hành trộn theo tỷ lệ đó.

3.4.2.4. Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc.

Lợn được ăn 2 bữa/ngày, trước khi cho ăn thì dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nước uống được khử bằng clorid và được cho uống tự do, ngoài ra công tác tiêm phòng, phun sát trùng được triển khai định kỳ.

Tháng thứ nhất sau khi nhập lợn về thì ta pha cám ở dạng cám cháo kết hợp với cám dạng viên để giúp lợn tập ăn, làm quen dần dần với cám dạng viên.

Từ tháng thứ hai trở đi đến hết giai đoạn nuôi thí nghiệm lúc này lợn đã quen hình thức ăn chuyển hoàn toàn sang dạng thức ăn viên và cho ăn.

3.4.3. Phương pháp theo dõi kh năng sinh trưởng ca ln.

Để tiến hành chúng ta theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn chúng tôi tiến hành cân lợn ở 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng 15 ngày 1 lần cân, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng 1 chiếc cân đồng hồ và 2 người cân, kết quả được ghi chép vào nhật ký thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.

3.4.4. Các ch tiêu theo dõi và phương pháp xác định

3.4.4.1. Sinh trưởng tích lũy (kg/con)

Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi dựa vào khối lượng cơ thể lợn sau các lần cân (15 ngày/lần). Đảm bảo nguyên tắc cùng một cân, cùng người cân, cùng thời gian trong ngày và cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

3.4.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Đây là sự tăng khối lượng hàng ngày của một con vật và được trình bày thông qua công thức dưới đây.

Công thức tính:

A (gam/con/ngày) = P2 - P1 t2 - t1

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày). P1: Khối lượng cân lần trước (g/con/ngày. P2: Khối lượng cân lần sau (g/con/ngày). t1: Thời gian cân lần trước (ngày).

t2 : Thời gian cân lần sau (ngày).

3.4.4.3. Sinh trưởng tương đối (%).

Sinh trưởng tương đối được biểu diễn bằng % so với khối lượng trung bình của cơ thể lúc bắt đầu và khi kết thúc khảo sát.

Công thức tính: R (%) = W2 - W1 X 100 W2 + W1 2 Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%).

W1: Khối lượng cân lần trước (g/con). W2: Khối lượng cân lần sau (g/con).

3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dng ca Aminomix – Polyvit trong tăng trng ca ln tht trng ca ln tht

Tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng trọng của lợn thịt được xác định bằng kết quả so sánh giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng cụ thể sẽ được trình bày ở bảng 4.4.

3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hin bnh tiêu chy ln

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hằng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn bệnh

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hằng ngày

3.4.7. Phương pháp tính toán các ch tiêu

Thời gian an toàn TB (Ngày) = Tổng thời gian an toàn của từng con Số con mắc bệnh

Thời gian tái phát (Ngày) = Thời gian mắc lại Tổng số con mắc lại

Thời gian điều trị TB (Ngày) = Thời gian điều trị cả đàn Tổng số con điều trị

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con bị bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con điều trị

3.4.8. Theo dõi kh năng tiêu tn thc ăn trên kg tăng khi lượng

Trong chăn nuôi thì vấn đề chi phí thức ăn được quan tâm lên hàng đầu vì chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 70%, do đó thì vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: Tổng tiêu tốn thức ăn được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng(kg) =

Tổng khối lượng thức ăn Tổng khối lượng thịt tăng Chi phí thức ăn/1kg

tăng khối lượng(đồng) =

Tổng chi phí thức ăn (đồng) Tổng khối lượng thịt tăng (kg)

3.4.9. Phương pháp x lý s liu

Số liệu đựợc xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [30] và bằng chương trình phần mềm Excel theo từng nhóm đối tượng.

Sử dụng các tham số thống kê ( n < 30 ) để tính khả năng sinh trưởng của lợn. + Số trung bình: X = n X n i ∑ =1 1

+ Sai số của số trung bình: mx =

1 − ± n SX + Độ lệch tiêu chuẩn : Sx = ± 1 ) ( 1 2 1 2 − − ∑ ∑ = = n n X X n i n i i i + Hệ số biến dị: Cv = x100 X S x Trong đó: X : Số trung bình Xi: Giá trị của mẫu n: Dung lượng

Phần 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

4.1.1.1. Thức ăn

Đưa ra lượng TĂ trên ngày dựa theo tiêu chuẩn cho từng đối tượng, với lợn hậu bị, tiến hành song song theo tiêu chuẩn cám: dùng cho lợn có khối lượng tiêu chuẩn khi nhập về có khối lượng 6kg.

Loại TĂ hỗn hợp cho lợn thịt

550SF 551F 552SF 552F

6 - 10kg >10 - 30kg <30 - 50kg >50 - Đến xuất bán

Chú ý:

Nếu lợn nhập trên 1kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 1kg cám 550SF.

Nếu heo nhập trên 2kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 2kg cám 550SF. Còn tiêu chuẩn các loại cám khác không thay đổi.

Kỹ sư tham gia sát với lượng cám lợn ăn thực tế để nhắc nhở chỉ dẫn heo to trộn cám trước dành cám cho lợn còi và yếu thông qua sức khỏe của tổng đàn.

- Quy trình trộn cám:

+ Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6

25%(cám mới)+75% (cám cũ) 25%(cám mới)+75% (cám cũ) 50%(cám mới)+50% (cám cũ) 50%(cám mới)+50% (cám cũ) 75%(cám mới)+25% (cám cũ) 75%(cám mới)+25% (cám cũ)

Chú ý:

- Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn phòng rối loạn tiêu hoá khi chuyển giai đoạn cám.

- Bám sát lượng ăn thực tế và sức khoẻ của lợn trước khi trộn để tránh bị thừa hoặc thiếu (lợn to ta trộn trước, lợn nhỏ trộn sau dành phần cám tốt cho lợn còi yếu và bệnh).

- Trộn cám ta căn cứ vào trọng lượng của lợn và sức khoẻ khi trộn cám có thể ta phối hợp cùng với kháng sinh CTC phòng bệnh ho do thay đổi chất với liều lượng 2kg CTC/1 tấn cám.

4.1.1.2. Quy trình úm lợn.

- Hệ thống chuồng trại vận hành tốt phục vụ chăn nuôi: Điều kiện vệ sinh chăm sóc tốt nền chuồng vệ sinh sạch sẽ khô ráo, các điều kiện điện nước đảm bảo tốt, hệ thống giàn làm mát, hành lang song sắt phải được vệ sinh định kỳ, sạch sẽ (hành lang giàn mát, hành lang đường đi, hành lang quạt thông gió định kỳ quét vôi nước định kỳ tuần 1 lần, lượng nước xả máng tăng dần theo tuần tuổi của lợn).

- Chăm sóc lợn mới nhập vào chuồng nuôi chuyển từ trại nái về

Hạn chế ăn cám:

1. Ngày đầu: 30% tiêu chuẩn. 2. Ngày thứ 2: 50% tiêu chuẩn.

3. Ngày thứ 3: ăn bằng tiêu chuẩn và cho vào máng.

Mục đích rút cám và hạn chếăn:

+ Kiểm soát tiêu chảy và tập cho lợn ăn. + Dễ lọc lợn: Lợn lớn nhỏ, lợn bệnh.

- Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ 3 ngày 1 lần.

- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của lợn, tách ghép độ đồng đều và lợn bệnh điều trị kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh.

4.1.2. Công tác thú y

4.1.2.1. Phòng bệnh bằng vắcxin

+ Phòng dịch chủ động bằng vắcxin (chung cho cả lợn 2, 3 máu) + Phải có lịch dự kiến làm vắc xin đúng quy trình sau khi nhập lợn. + Với lợn con tồn từ trại nái chuyển về (7kg trở lên) chỉ tiêm 3 mũi (FMD, SFV2, FMD2), mỗi mũi cách nhau 2 tuần. Chú ý lịch tiêm vắcxin với lợn tồn phải hỏi trực tiếp quản lý.

+ Với lợn có vấn đề về sức khỏe phải tìm ra mọi biện pháp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của lợn trước khi tiêm phải xin ý kiến của cấp trên.

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắcxin cho lợn nuôi tại trại:

Bảng quy trình phòng bệnh cho lợn thịt và hậu bị

Tuần tuổi Loại

Phương pháp Liều/con Công Ty sản xuất Vắcxin Thuốc

5

SFV (1) Tiêm bắp 2 ml Ceva/Choong Ang VAC

Nước pha Veterina

CP.Electrolyte Uống Minh Dũng Vitamin C Uống Anova Amox-Colistin Uống Minh Dũng ,

Anova

7 FMD typeO (1) Tiêm bắp 2 ml Merial Vitamin C Uống Anova

9

SFV (2) Tiêm bắp 2 ml Ceva/Choong Ang VAC

Nước pha Veterina

Vitamin C Uống Anova 11 FMD (2) Tiêm bắp 2 ml Merial Vitamin C Uống Anova Chuẩn bị chuồng trại Omnicide

(Aldekol) Vệ sinh chuồng MSD/Ewabo

* SFV (1): Dịch tả lần 1

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)

* SFV (2): Dịch tả lần 2

* FMD (1): Lở mồm long móng lần 1 * FMD (2): Lở mồm long móng lần 2

+ Sau khi nhập lợn con kỹ sư lên lịch dự kiến làm vắcxin và chủ động về công ty lấy vắcxin sau đó tiêm ngay, lấy vắcxin phải có thùng bảo ôn có nắp kín duy trì nhiệt độ 2 - 80C. Hạn chế bảo quản lâu tại trại.

+ Vắcxin được bảo quản và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau.

+ Với vắcxin có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vắcxin (đối với vắcxin dịch tả của CEVA nên pha với nhiệt độ phòng), khi pha vắcxin vào nước pha phải hút đi tráng lại ít nhất 3 - 5 lần) .

+ Nhiệt độ bảo quản vắcxin từ 2 - 80C , tủ dùng chuyên dụng để bảo quản vắc xin có 2 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, có 3 xilanh hoặc súng tự động có panh và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn.

+ Bộ dụng cụ thú y dùng cho tiêm vắcxin: Xilanh chuyên dụng hoặc súng tiêm, panh, kim tiêm trước khi làm vắcxin phải được luộc hoặc hấp để khử trùng rồi để nguội trước khi dùng (nên làm lạnh trước khi dùng)

+ Yêu cầu về kích cỡ kim tiêm lợn: + Lợn từ 4 - 6 tuần tuổi dùng kim 9x15 + Lợn từ 7 - 9 tuần tuổi dùng kim 12x15

+ Lợn từ 10 - 11 tuần tuổi dùng kim 12x20 (đối với lợn to tuần tuổi 11 ta có thể dùng kim 16x15)

+ 3 mũi vắcxin đầu bắt 100%, mũi thứ 4 dùng lồng quây tiêm và đánh dấu. + Tiêm vắcxin phải đúng vị trí tiêm đúng liều lượng (2ml/con), nếu con nào chảy máu đánh dấu lại tiêm nhắc lại ngay sau đó với liều lượng 50% (1ml/con).

+ Nên cho lợn uống điện giải trước và sau khi tiêm, kiểm tra theo dõi sau khi tiêm lợn sốt phải hỗ trợ chăm sóc và hạ sốt kịp thời.

+ Đối với vắcxin nhược độc (dịch tả) sau khi tiêm ta phun sát trùng với tỷ lệ 1/3200.

+ Vỏ vắcxin sau khi tiêm phải được luộc hoặc hấp, ngâm sát trùng khử khuẩn tỷ lệ 1/400.

4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Bnh viêm phi: Tìm hiểu nguyên nhân theo triệu chứng và kinh nghiệm chăm sóc ta phân lập viêm phổi của lợn do đâu và nguyên nhân gì, kiểm tra lại hệ thống thức ăn, cách vận hành: Quạt, giàn mát, nhiệt độ, vệ sinh, độ đồng đều.... nhằm đưa ra biện pháp điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, khắc phục kịp thời, tránh tình trạng bệnh của lợn kéo dài làm nặng thêm đi đến nhờn thuốc khó điều trị. Khống chế, cách ly khoanh vùng từ công nhân giữa các chuồng, dụng cụ chăm sóc giữa các chuồng tránh lây lan bệnh trong trại và giữa các trại. Tìm mọi biện pháp nâng cao sức đề kháng của lợn kích ăn cho lợn.

Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra,bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh

Phương pháp điu trị: Lợn có vấn đề phải hộ lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao sức khoẻ tổng đàn: Tách lợn bệnh, bổ sung cám tốt… Dùng kháng sinh (tylan, gentatylo, bromex,..) tiêm theo bệnh, dùng kháng sinh trộn cám khống chế lây lan trên diện rộng, dùng kháng sinh đúng bệnh, đúng liệu trình, đúng liều lượng (kháng sinh tiêm 3 - 5 mũi trên 1 liệu trình, kháng sinh trộn cám hoặc cho uống từ 7 - 10 ngày). Kết hợp dùng các thuốc bổ trợ: Anagin C, Paracetamol, Bromhexin, vitamin, 1 số thuốc điện giải.

Liều lượng: 1ml/10 kg TT, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày Kết quả: khỏi 96,60 %

Bnh tiêu chy: Ta cũng phải phát hiện sớm căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn, virus, do độc tố nấm mốc, do vận hành hệ thống chuồng trại… Tìm nguyên nhân khắc phục nhanh chóng và kịp thời.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn E.coli, Salmonnella,… gây nên

Phương pháp điu tr: Tìm nguyên nhân chính xác bệnh tiêu chảy do đâu để có hướng điều trị đúng tránh thiệt hại, sử dụng kháng sinh tiêm và trộn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)