7. Kết cấu của báo cáo
3.2.3. Quy định về thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra trong nhiều lĩnh vực không khả thi, ví dụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định biện pháp khắc phục hậu quả do phá rừng như buộc người vi phạm trồng lại rừng và chịu chi phí trồng rừng nhưng rất khó thực hiện được đối với người vi phạm sinh sống tại địa phương có hoàn cảnh khó khăn hoặc người tạm trú, người có địa chỉ không rõ ràng, người ngoài địa phương, trên thực tế thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên xử lý vi phạm này ngay tại địa phương là phù hợp và đảm bảo tính kịp thời.
Một vấn đề vướng mắc nhất trong việc triển khai áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tuy nhiên, việc thi hành các nội dung này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do nhiều trường hợp chi phí quá lớn, người vi phạm không thể chi trả được, trường hợp không xác định được người vi phạm hoặc người vi phạm bỏ trốn… do vậy, cần có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả này.
Đối với biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép quy định không rõ ràng dẫn đến người có thẩm quyền xử phạt đối với các trường hợp vi phạm xây dựng công trình nhà, lấn chiếm đất công không hiểu chính xác quy định về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu nên dẫn đến việc áp dụng sai. Cụ thể là theo quy định thì biện pháp "buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép" là thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, nhưng do hiểu
sai quy định về thẩm quyền XLVPHC của Chủ tịch UBND cấp xã "buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra" nên việc áp dụng sai xảy ra theo hai hướng: một là sau khi đã được lập biên bản các trường hợp vi phạm, cấp huyện lại đưa về cho cấp xã thi hành nhưng cấp xã không có thẩm quyền ban hành quyết định nên không thực hiện được, sau đó phải chuyển lại cho cấp huyện; hoặc theo hướng thứ hai là UBND cấp xã ra quyết định xử phạt và khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra (buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép) nhưng sau đó phát hiện ra biện pháp buộc tháo dỡ là thuộc thẩm quyền của cấp huyện nên phải hủy quyết định để ban hành quyết định khác và chuyển lên cho UBND cấp huyện. Do vậy, nội dung sửa đổi của Pháp lệnh cần bổ sung thẩm quyền của UBND cấp xã trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép để giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý cũng như thực tiễn thi hành vì hiện nay sai phạm trong xây dựng trái phép diễn ra nhiều, với quy mô lớn nhỏ khác nhau, nếu phải chuyển lên Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét áp dụng sẽ không đảm bảo được nguyên tắc xử lý nhanh chóng, triệt để. Tuy nhiên, nếu quy định thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện thì cũng cần phân định rõ quy mô công trình được phép tháo dỡ để tránh sự áp dụng tùy tiện của người có thẩm quyền xử phạt.