Bộ phận Công an thị trấn:

Một phần của tài liệu Hoạt động xử lý vi phạm hành chính tại UBND thị trấn sao vàng, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của báo cáo

2.2.2. Bộ phận Công an thị trấn:

Trong những năm qua, lực lượng Công an thị trấn đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và lĩnh vực giao thông

Năm 2014:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 25 trường hợp, thu về cho ngân sách 4.200.000 đồng

Năm 2015:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 10 đối tượng, thu về cho ngân sách thị trấn 4.000.000 đồng

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 10 trường hợp, thu về cho ngân sách thị trấn 1.700.000 đồng.

Năm 2016:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 13 đối tượng, thu về cho ngân sách thị trấn 6.000.000 đồng

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 37 trường hợp, thu về cho ngân sách thị trấn 5.200.000 đồng.

Quy trình xử phạt được thực hiện như sau:

Khi phát hiện vi phạm cán bộ Công an thị trấn đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vụ việc và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Sau đó tiến hành thu thập tài liệu , chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, khi thu thập đầy đủ chứng cứ xẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có

người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.khi biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

Khi đã xác định được thẩm quyền thì tiến hành ra quyết định xử phạt . Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của Trưởng công an thị trấn.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Ưu điểm:

Xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật, dùng quy trình khoa học đầy đủ. Giáo dục được những người vi phạm và gia đình của họ, tạo dư luận tốt trong quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, thời gian thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi kéo dài dẫn đến yêu cầu cấp thiết của tình hình bị bỏ lỡ, khó khăn cho công tác tuyên truyền giáo dục.

Các vụ việc chưa giải quyết kịp thời tạo dư luận công an không giải quyết vụ việc hoặc có vấn đề khuất tất sau lưng dẫn tời bị giảm lòng tin trong nhân dân hậu quả nhân dân không hợp tác làm khó khăn thêm cho công tác điều tra, mất lòng tin trong nhân dân và dễ bị thế lực phản động lợi dụng. Quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt tại kho bạc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt và nhận biên lai thu tiền phạt trên thực tế có nhiều khó khăn do khoảng cách giữa nơi phạt và kho bạc rất xa. Với những hành vi vi phạm bị phạt với mức thấp, nhưng người bi xử phạt lại phải tốn thêm chi phí đi lại.

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND THỊ TRẤN SAO VÀNG

Một phần của tài liệu Hoạt động xử lý vi phạm hành chính tại UBND thị trấn sao vàng, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w