ORGANIZATION-WTO)
I.Quá trình hình thành
1.Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariff and Trade-GATT)-Tiền thân của WTO
a-Sự ra đời của GATT:
Ngay từ khi Chiến tranh thế giới II chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập các định chế kinh tế chung để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Đây chính là mục đích của Hội nghị Bretton Woods (1994) và kết quả của Hội nghị này là cho ra đời 2 tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (nay là Ngân hàng thế giới –WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMFF). Một tổ chức chung về TM cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức TM quốc tế (ITO-International Trade Organization).
Phạm vi đề ra cho ITO khá lớn, bao trùm cả việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ… vì vậy việc đàm phàn Hiến chương thành lập ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan, 23 nước thành viên của Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp quốc tế lúc bây giờ đã đàm phán riêng rẽ và đạt được 1 số
ưu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, 23 nước này quyết đinh lấy 1 phần chính sách TM trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariff and Trade-GATT). GATT được ký tại Geneva vào 30-10-1947 và hiệu lực chính thức từ ngày 1-1-1948 như 1 thỏa thuận tạm thời trong khi chờ đợi ITO được thành lập. Nhưng vì 1 số lý do, ITO đã không trở thành hiện thực và do vậy, GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh TM quốc tế cho đến khi WTO ra đời.
b-Hoạt động của GATT:
Chủ yếu thông qua các vòng đàm phán. Trong thời gian hoạt động, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán lớn:
1-Tên vòng đàm phàn: Geneva
Năm 1947, Nội dung: Thuế quan, Số nước tham gia: 23 2-Tên vòng đàm phàn: Annecy
Năm 1949, Nội dung: Thuế quan, Số nước tham gia: 13 3-Tên vòng đàm phàn: Torquay
Năm 1951, Nội dung: Thuế quan, Số nước tham gia: 38 4-Tên vòng đàm phàn: Geneva
Năm 1956, Nội dung: Thuế quan, Số nước tham gia: 26 5-Tên vòng đàm phàn: Dillon
Năm 1960-1961, Nội dung: Thuế quan, Số nước tham gia: 26 6-Tên vòng đàm phàn: Kennedy
Năm 1964-1967, Nội dung: Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá, Số nước tham gia: 62 7-Tên vòng đàm phàn: Tokyo
Năm 1973-1979, Nội dung: Thuế quan, phi thuế quan, các hiệp định khung, Số nước tham gia: 102 8-Tên vòng đàm phàn: Urugoay
Năm 1986-1994, Nội dung: Thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, nông nghiệp, hàng dệt may… Số nước tham gia: 123
c-Mục đích của GATT:
Mặc dù các vòng đàm phàn của GATT diễn ra trong những bối cảnh lịch sử, kinh tế và chính trị khác nhau nhưng đều nhằm vào những mục đích chung là tạo ra môi trường quốc tế an toàn và thúc đẩy quá trình tự do hóa TM trên thế giới.
d-Thành công của GATT:
Thành quả lớn nhất mà GATT đạt được mà không ai có thể phủ nhận đó là việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa NK.
Mỗi vòng đàm phán là mốc quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu của GATT. Tác động của sự tự do hóa TM toàn cầu mà GATT đem lại đã góp phần đưa tới tỷ lệ tăng trưởng của TM quốc tế vượt quá tốc độ tăng trưởng của sx trên thế giới.
2.Sự ra đời của WTO-bước phát triển về chất của GATT:
Bên cạnh những thành công đã đạt được, GATT cũng gặp không ít trở ngại và còn nhiều lĩnh vực hoạt động chưa có hiệu quả. Thắng lợi của GATT trong việc cắt giảm thuế quan NK khiến các nước đưa ra 1 loạt những hình thức bảo hộ khác như: tự nguyện hạn chế XK, trợ cấp sx, trợ cấp XK, tăng cường các biện pháp kiểm dịch, nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa NK…Chính vì vậy mà TM thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với hơn 40 năm trước đó. Hơn nữa, sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang hình thành, việc bùng nổ đầu tư quốc tế, TM dịch vụ và TM liên quan đến sở hữu trí tuệ dẫn đến giá trị của các hoạt động TM gắn với đầu tư, dịch vụ, chuyển giao công nghệ…đã vượt xa giá trị của TM hàng hóa thế giới đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của TM hàng hóa. Những lĩnh vực hoạt động này là mối quan tâm lớn của nhiều nước nhưng lại không được GATT điều chỉnh. Ngay cả đối với TM hàng hóa, nhiều lĩnh vực tuy đã được GATT xem xét nhưng vẫn còn nhiều chưa hợp lý đặc biệt như hiệp định về TM hàng nông sản và hàng dệt may chủ yếu chỉ đem lại lợi thế và bảo vệ lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển. Thể chế của GATT và hệ thống giải quyết tranh chấp cũng bị 1 số nước thành viên chỉ trích.
Các yếu tố trên và nhiều lý do khác đã khiến các nước thành viên của GATT nhận thấy rằng cần phải có 1 tổ chức TM quốc tế mới, năng động hơn, có nhiều quyền lực hơn để có thể điều chỉnh 1 cách hiệu quả hoạt động TM quốc tế.
Chính vì vậy, tháng ngày 15/04/1994, tại Vòng đàm phàn Urugoay-Vòng đàm phán thứ 8 của GATT, các nước tham gia GATT đã họp ở Marrakesh (Maroc) cùng nhau ký kết Hiệp định thành lập WTO và ngày 01- 01-1995, Tổ chức TM thế giới chính thức được ra đời. WTO là sự kế thừa của GATT nhưng chặt chẽ hơn về mặt tổ chức, ràng buộc nhiều hơn về nghĩa vụ và quyền lợi của các nước thành viên, mở rộng hơn về phạm vi, mức độ và khối lượng TM được điều chỉnh.
a-Mục tiêu của WTO:
-Tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và TM phát triển.
-Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân của các nước thành viên.
-Bảo vệ môi trường và tăng cường phương tiện làm việc đồng bộ phù hợp với nhu cầu và sự quan tâm của các thành viên ở nhiều trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
b-Sự khác nhau giữa GATT và WTO
-GATT bao gồm các quy định, Hiệp định. Như vậy GATT không phải là 1 tổ chức hoàn chỉnh. WTO là 1 tổ chức hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở chính, có tư cách pháp nhân.
Một điều dễ thấy về tính chất của GATT là các nước tham gia GATT chỉ được gọi là các bên ký kết (contracting partner). Trong đó, với 1 tổ chức chính thức như WTO sau này, các nước tham gia được gọi là thành viên (member).
-Phạm vi điều chỉnh của WTO rộng hơn so với GATT
GATT chủ yếu chỉ điều tiết TM hàng hóa, WTO điều chỉnh cả TM hàng hóa, TM dịch vụ, TM liên quan đến đầu tư, TM liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Ngay cả trong TM hàng hóa, WTO cũng bổ sung 1 số lĩnh vực không quy định trong GATT.
-Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO nhanh hơn, tự động hơn ít bị tắc nghẽn hơn so với hệ thống cũ của GATT. Trong GATT, mọi tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia thường phải đợi đến các vòng đàm phán mới tiến hành giải quyết.
-Những quy định của WTO có tính ràng buộc hơn và chặt chẽ hơn GATT.
c-Chức năng hoạt động của WTO
WTO có 5 chức năng chính:
-Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các Hiệp định về TM quốc tế. -Thúc đẩy tự do hóa TM và là diễn đàn cho các cuộc đàm phàn TM -Giải quyết tranh chấp TM giữa các nước thành viên
-Rà soát chính sách TM của các nước thành viên.
-Hợp tác với các Tổ chức quốc tế khác như: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới… nhằm đi đến được sự thống nhất lớn hơn trong quá trình hoạch định chính sách toàn cầu.
d-Cơ cấu tổ chức và Ban thư ký của WTO d1-Cơ cấu tổ chức:
WTO là 1 tổ chức liên chính phủ
-Hội nghị Bộ trưởng: Cơ quan cao nhất của WTO là bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, họp ít nhất 2 năm 1 lần. 1996 tại Singpore 1998 tại Geneva 1999 tại Seattle 2001 tại Doha 2003 tại Cancun
-Đại hội đồng: hoạt động đại diện cho Hội nghị Bộ trưởng. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp TM giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách TM của WTO. Đại hội đồng họp nhiều lần trong 1 năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva.
-Dưới Đại hội đồng là các Hội đồng chuyên ngành: +Hội đồng TM hàng hóa
+Hội đồng TM dịch vụ
+Hội đồng về các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến TM
-Dưới các Hội đồng nói trên là 1 loạt các Ủy ban và cơ quan giúp việc khác giám sát các vấn đề chuyên môn và là nơi thảo luận các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các Hiệp định của WTO.
d2-Ban thư ký của WTO:
Ban thư ký của WTO đóng tại Geneva, Thụy Sỹ. Các hoạt động chính của Ban thư ký:
-Hỗ trợ các cơ quan của WTO trong việc đàm phán và thực hiện các Hiệp định TM. -Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
-Thống kê và đưa ra nhưng phân tích về tình hình, chính sách và triển vọng TM thế giới. -Hỗ trợ các quá trình giải quyết tranh chấp và rà soát chính sách TM.
-Tiếp xúc và hỗ trợ các thành viên mới trong quá trình đàm phán gia nhập. -Thông tin, tuyên truyền về WTO.
e-Ngôn ngữ làm việc chính của WTO:
WTO sử dụng 3 ngôn ngữ chính là: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha. Mọi văn kiện và tài liệu của tổ chức này đều được dịch ra 3 thứ tiếng trên.
II.Cơ chế hoạt động của WTO
WTO là 1 tổ chức có cơ chế hoạt động rất chặt chẽ. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số cơ chế hoạt động chính của tổ chức này:
1.Cơ chế ra quyết định của WTO:
Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp WTO ra quyết định theo phương thức biểu quyết. Trong trường hợp này, mỗi thành viên chỉ có quyền bỏ 1 phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau, trừ EU có số phiếu bằng số thành viên của Liên minh.
-Việc diễn giải 1 Hiệp định cần được đa số ¾ nước thành viên WTO thông qua.
-Việc miễn trừ 1 nghĩa vụ nào đó cho 1 nước thành viên cần có được đa số 3/4 tại Hội nghị Bộ trưởng.
-Quyết định sửa đổi nội dung các điều khoản Hiệp định cần phải được tất cả hoặc 2/3 số nước thành viên chấp nhận, tùy theo tính chất các hiệp định ấy (trừ những sửa đổi chỉ được áp dụng cho những thành viên đã chấp nhận).
-Quyết định kết nạp thành viên mới cần được Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng thông qua với đa số 2/3.
2.Cơ chế rà soát chính sách TM (Trade Policy Review Mechanism-TPRM):
Cơ quan thực hiện rà soát chính sách TM của WTO chính là Đại hội đồng mà khi họp để rà soát chính sách TM gọi là cơ quan rà soát chính sách TM (Trade Policy Review Body-TPRB)
Đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thống chính sách TM đa phương.
b-Lợi ích của TPRM:
-Đối với nước được rà soát: là dịp để hệ thống hóa, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến TM nước mình.
-Đối với các thành viên còn lại:
+Đây là công cụ để giám sát việc thực thi các Hiệp định WTO của nước được rà soát. +Là cơ hội để cập nhật về hệ thống chính sách TM các nước được rà soát.
-Việc rà soát chính sách TM thường xuyên và có hiệu quả sẽ giúp giảm bớt khả năng phát sinh tranh chấp giữa các nước thành viên.
c-Chu kỳ rà soát chính sách TM:
-Chu kỳ này khác nhau giữa các nhóm nước tùy theo tỷ lệ trọng TM của các nước đó so với TM thế giới. Chẳng hạn:
+Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản: 2 năm/lần +16 nước phát triển tiếp theo: 4 năm/lần +Các nước còn lại: 6 năm/lần
+Các nước kém phát triển nhất: chu kỳ có thể dài hơn.
d-Đối tượng được rà soát:
-Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành -Các hành vi TM cụ thể
-Chẳng hạn, nước có thể không có văn bản pháp luật nào tuyên bố trợ cấp XK nhưng vẫn có trợ cấp trên thực tế thì hành vi này có thể bị đưa ra xem xét khi rà soát chính sách TM.
e-Quy trình rà soát chính sách TM:
-Hàng năm, Chủ tịch cơ quan rà soát chính sách TM của WTO sẽ lên lịch các nước sẽ tiến hành rà soát trong năm.
-Nước được rà soát sẽ phải chuẩn bị 1 bản báo cáo chi tiết và toàn diện về chính sách TM của nước mình, đặc biệt là những thay đổi giữa 2 lần rà soát
-Ban thư ký của WTO cũng chuẩn bị 1 bản báo cáo độc lập về chính sách TM của nước được rà soát
-Cơ quan rà soát chính sách TM của WTO sẽ họp trong vòng 1-2 ngày để rà soát chính sách TM của nước liên quan.
-Công bố các báo cáo và biên bản của phiên họp cho mọi đối tượng có quan tâm
3.Cơ chế giải quyết tranh chấp :
Cơ quan có quyền phân xử của WTO chính là Đại hội đồng, mà khi họp để giải quyết tranh chấp được gọi là Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body-DSB)
Công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và các bên đều chấp nhận được
b-Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO
Khi có tranh chấp phát sinh, nước khiếu nại cần nêu vấn đề với nước bị khiếu nại và đề nghị 2 bên cùng tham vấn để giải quyết thỏa đáng. Yêu cầu về tham vấn phải được thông báo cho các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO biết
Bất kỳ lúc nào, các bên tranh chấp cũng có thể vận dụng trung gian, hòa giải để giải quyết tranh chấp.
-Nếu quá trình tham vấn thất bại và trung gian hòa giải (nếu có) không thành công thì nước khiếu nại có thể yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp cho lập Ban hội thẩm.
Ban hội thẩm có trách nhiệm đánh giá, thẩm định 1 cách khách quan các vấn đề mà nước khiếu nại đưa ra và tập hợp các kết quả nghiên cứu cứu mình đệ trình lên DSB
-DSB sẽ họp xem xét và thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, trừ khi có 1 nước thành viên kháng nghị
Nếu có 1 nước thành viên kháng nghị thì DSB sẽ giao cho Cơ quan Phúc thẩm xem lại Báo cáo của Ban Hội thẩm
-Cơ quan Phúc thẩm có quyền giữ nguyên,sửa đổi hoặc bảo lưu những kết quả và kết luận nêu trong Báo cáo của Ban Hội thẩm
Nếu DSB quyết định thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm thì các bên tranh chấp phải chấp nhận báo cáo này.
Trên cơ sở Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm, DSB sẽ đưa ra khuyến nghị hoặc phán xử cho các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp sẽ phải thực hiện khuyến nghị hoặc phán xử của trọng tài
Nếu kết quả của Báo cáo cho thấy nước khiếu nại đã khiếu nại sai, thì nước này phải rút lại khiếu nại và chấm dứt tranh chấp.
Nếu kết quả báo cáo cho thấy nước khiếu nại đúng thì tức là nước bị khiếu nại đã vi phạm quy định của WTO thì nước đó phải nhanh chóng sửa sai. Nếu tiếp tục vi phạm, nước đó sẽ phải bồi thường hoặc chịu phạt.
4.Cơ chế gia nhập WTO: a-Điều kiện gia nhập:
-Các quốc gia hay lãnh thổ có quyền độc lập về chính sách TM