CHƯƠNG VII: LIÊNKẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I.Liên kết kinh tế quốc tế:

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 40 - 43)

I.Liên kết kinh tế quốc tế:

1.Phân công lao động quốc tế-cơ sở hình thành của liên kết kinh tế quốc tế a.Khái niệm phân công lao động quốc tế:

là sự chuyên môn hóa từng quốc gia vào việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ sau đó sẽ trao đổi với các nước khác thông qua thị trường thế giới.

b.Các hình thức của phân công lao động quốc tế:

-Phân công lao động quốc tế liên ngành -Phân công lao động quốc tế nội bộ ngành.

2.Khái niệm và bản chất của liên kết kinh tế quốc tế a.Khái niệm:

Liên kết kinh tế quốc tế là 1 hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế (Chính phủ các quốc gia, DN, các tổ chức kinh tế quốc tế. Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế là các nền kinh tế hoặc các tổ chức DN thuộc các nước khác nhau.

b.Bản chất:

là giai đoạn phát triển cao hơn về chất của phân công lao động quốc tế.

3.Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế:

*Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước (các liênkết lớn-Macrointegration):

Là sự liên kết giữa các nhà nước của các quốc gia, kết quả là hình thức nên các khối liên kết kinh tế mang tính chất khu vực, liên kết mang tính chất liên khu vực, liên kết mang tính chất toàn cầu.

Các hình thức liên lết lớn:

-Liên kết thể chế: là liên kết giữa các quốc gia thành viên hình thành nên các tổ chức kinh tế ở đó bắt buộc các

-Liên kết phi thể chế: các quốc gia không nhất thiết phải thực hiện các nguyên tắc, quy định thể chế mà tổ

chức đó đặt ra. Ta thường gặp ở cấp độ các diễn đàn có sự tham gia của các quốc gia tổ chức.

-Theo cấp độ tham gia liên kết: liên kết được chia thành các hình thức phát triển từ thấp đến cao như sau:

+Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area):

là liên minh giữa 2 hay nhiều nước trong cùng 1 khu vực địa lý, trong đó có thể chế quy định rằng sẽ xóa bỏ mọi trở ngại trong quan hệ TM giữa các thành viên, tuy nhiên trong quan hệ TM giữa từng thành viên với bên ngoài, các nước vẫn duy trì 1 chính sách kinh tế TM độc lập.

-Vai trò của mậu dịch tự do:

tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển TM trong nội bộ khối bởi vì cùng 1 loại hàng hóa ta XK sang ASEAN thì không phải chịu thuế nhưng nếu Hoa Kỳ XK sang ASEAN thì lại phải chịu bị đánh thuế. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tăng cường XK vào nhau, tỷ trọng TM ngày càng tăng lên.

+Đồng minh thuế quan (Custom Union):

là liên minh giữa 2 hay nhiều nước trong cùng 1 khu vực địa lý trong đó có thể chế quy định, sẽ xóa bỏ mọi hàng rào TM giữa các nước thành viên, đồng thời các nước trong đồng minh thuế quan sẽ thiết lập 1 chính sách thuế quan chung trong quan hệ TM với các nước ngoài khối.

+.Thị trường chung (Common Market):

là liên minh giữa 2 hay nhiều nước trong cùng 1 khu vực địa lý. Ngoài những đặc điểm tương tự như đồng minh thuế quan, các nước trong thị trường chung còn thực hiện tự do di chuyển không chỉ hàng hóa mà còn cả dịch vụ, vốn, sức lao động, công nghệ… trong nội bộ khối.

Thị trường chung = liên minh thuế quan + tự do di chuyển các yếu tố sx

+Đồng minh kinh tế (Economic Union)

là liên minh giữa 2 hay nhiều nước trong cùng 1 khu vực địa lý. Ngoài những đặc điểm tương tự như thị trường chung, các nước trong đồng minh kinh tế còn thực hiện 1 chính sách kinh tế chung, xóa bỏ chính sách kinh tế của riêng từng nước.

Ví dụ: chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp…để giảm thiểu phân cách giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế = thị trường chung + chính sách phát triển kinh tế chung

+Đồng minh tiền tệ (Monetary Union):

là liên minh giữa 2 hay nhiều nước trong cùng 1 khu vực địa lý. Ngoài những đặc điểm tương tự như đồng minh kinh tế, các nước trong đồng minh tiền tệ còn:

+Có 1 đồng tiền chung thay thế đồng tiền riêng của mỗi nước.

+Có 1 ngân hàng chung thay thế ngân hàng trung ương của mỗi nước. +Có 1 quỹ tiền tệ chung

+Có 1 chính sách lưu thông tiền tệ chung.

*Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (Các liên kết Nhỏ-Microintegration)

-Liên kết nhỏ : là sự mở rộng các quan hệ kinh tế hiện có của các tập đoàn tư bản và kết quả là cho ra đời các

công ty quốc tế.

-Các hình thức:

+Công ty đa quốc gia: là công ty quốc tế mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản thuộc các quốc gia khác nhau và có các chi nhánh ở nước ngoài

+Công ty xuyên quốc gia: là công ty quốc tế mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc quyền sở hữu của các nhà Tư bản thuộc 1 quốc gia.

Ngoài ra còn căn cứ vào phương thức tham gia liên kết để chia:

a.Tơ rớt quốc tế (Trust): là công ty quốc tế mà ở đó các công ty cùng 1 ngành nghề liên kết lại với nhau. b.Công-xooc-xi-om quốc tế (Consotium)

c.Xanh đi ca quốc tế (Syndicat) d.Các-ten quốc tế (Cartel) c.Nguyên tắc hoạt động

II.Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 1.Toàn cầu hóa kinh tế

a.Khái niệm:

Toàn cầu hóa kinh tế là 1 xu hướng đi tới hình thành 1 nền kinh tế thế giới thống nhất trên phạm vi toàn cầu, trong đó có sự tham gia của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Các nền kinh tế liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn cầu, có sự lưu thông các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, sức lao động… trên phạm vi toàn cầu, dưới sự điều tiết của những nguyên tắc chung mang tính chất toàn cầu.

Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện và được nói nhiều nhất từ những năm 70 của thế kỷ 20 trở lại đây. Toàn cầu hóa kinh tế là 1 xu hướng, 1 quá trình lâu dài mà hiện nay chỉ là những bước đi, những giai đoạn đầu của quá trình đó.

b.Những nhân tố chính tạo ra và thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế:

-Sự phát triển của lực lượng sx

-Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường -Vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia

-Vai trò quan trọng của các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực.

c.Những đặc trưng cơ bản của xu thế toàn cầu hóa kinh tế: 2.Hội nhập kinh tế quốc tế

là quá trình nền kinh tế các quốc gia tham gia 1 cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế thế giới, qua đó, nền kinh tế các quốc gia tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

b.Bản chất:

Hội nhập kinh tế quốc tế là cả 1 quá trình trong đó bao gồm giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn hoàn thành.

Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là nền kinh tế các nước trở thành 1 bộ phận của nền kinh tế quốc tế.

3.Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

a.Mục tiêu và nguyên tắc hội nhập b.Nội dung cụ thể của quá trình hội nhập

c.Thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w