Hình ảnh thiên nhiên cảnh vật

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 52 - 56)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Hình ảnh thiên nhiên cảnh vật

Cùng đan xen với hình ảnh con người là hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật

trong thơ Chu Văn An. Thiên nhiên là đề tài thường gặp trong thơ ca. Từ xưa đến nay, thiên nhiên vẫn luôn được coi là vẻ đẹp nguyên sơ, thanh thoát, vĩnh

hằng. Con người vừa chiêm ngưỡng, vừa giao hòa với thiên nhiên, mong muốn chiếm hữu thiên nhiên bằng nghệ thuật. Bởi thế, cái đẹp của thiên nhiên vừa có tính chất tự nhiên, vừa bao hàm khả năng chuyển tải tâm trạng chủ thể. Trước hết, hình ảnh thiên nhiên trong thơ chữ Hán của Chu Văn An, là

những hình ảnh có thưc, vốn như sự hiện hữu của tạo hóa.

Nếu như trong thơ ca cổ điển, hình ảnh thiên nhiên thường được xây dựng theo cái nhìn viễn vọng, toàn cảnh, hướng về môtip tượng trưng “phong, hoa, tuyết, nguyệt”, thơ Chu Văn An thường ngược lại. Thiên nhiên không ở trạng thái tĩnh tại mà sống động nhưng vẫn mang nét nguyên sơ.

Đó là hình ảnh núi non, hình ảnh núi xuất hiện 9 lần/12 bài thơ. Mỗi lần hiện hữu chúng lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Tiêu biểu là núi xuất hiên ở trong bài Linh Sơn tạp hứng. Núi non tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, tầng tầng lớp lớp: “Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình,” (Muôn lớp núi xanh tụ lại như bức bình phong vẽ,).

Núi trong bài Thanh Lương giang lại đẹp như một dải lụa mềm như nắng chiều vắt ngang sườn núi: “Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành” (Một vệt bóng chiều vắt ngang sườn núi,)

Đó còn là những ngọn núi vắng vẻ, núi ở nơi xa, thưa vắng bóng dáng sinh hoạt của nhân quần. Như ở trong các bài: Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính,Xuân đán, Sơ hạ, Miết trì,Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân.

Chẳng hạn, cảnh sắc núi non trong bài Vọng Thái Lăng, như nhuốm màu tiêu thương dâu bể: “Ảm đạm thiên sơn phong cánh sầu” (Ngàn non ảm đạm, gió thổi càng thêm buồn). Ở một thời khắc khác, người thơ lại thấy mình như lạc vào “thảm sơn cùng cốc” nào đó. Núi ở đây như không gian không bế con người: “Thân lạc cùng sơn tiếu chuyết mưu” (Thân rơi vào núi thẳm, cười mình mưu vụng) (Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân – Họa vần tặng Thủy Vân đạo nhân).

Thấp thoáng trong thơ ông còn là hình ảnh ngọn núi u tịch, cổ xưa lặng lẽ: “Tịch mịch cố sơn tê ?” (Phía tây núi cũ vắng vẻ?) (Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính – Đêm trăng dạo bước trên con đê trồng thông).

Hình ảnh sông nước, ao hồ xuất hiện 13 lần trong sáng tác Chu Văn An. Có khi là sông nước, có khi là ao nước, có khi là nước ở suối khe… tất cả làm nên vẻ đẹp cùng núi non, để làm nên cái hữu tình của thiên nhiên.

Chu Văn An đã từng chứng kiến cảnh sông, nước vào mùa triều dâng, ông nghe gió thổi, ông nhìn nước cả:

Độc lập Thanh Lương giang thượng vọng Hàn phong táp táp nộn triều sinh

(Đứng một mình trên sông Thanh Lương ngắm cảnh Gió lạnh vi vút, nước triều dâng)

(Thanh Lương giang – Sông Thanh Lương)

Hình ảnh nước còn gắn với những cảnh vật khác trong thơ ông. Trên ao nước người ta dựng thủy đình: “Thượng cấu thủy hoa đình” (Trên ao dựng ngôi đình Thủy Hoa) (Đề Dương Công thủy hoa đình), nơi ao nước có cá, có hoa sen, không nhuốm phàm:

Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy Hà hoa hà diệp tĩnh tương y

Ngư phù cổ chiểu long hà tại?

(Trăng nước bên cầu đùa giỡn bóng triều hôm Hoa sen, lá sen, yên lặng tựa nhau

Cá bơi ao cổ, rồng ở chốn nào?)

(Miết trì)

Nơi suối khe thì nắng trời soi chiếu thêm lãng mạn, cá động trong khe nước biếc càng tăng thêm tĩnh lặng: “Hàn ngư dược bích khê” (Cá lạnh nhảy trong khe biếc) (Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính).

Ngoài ra chúng ta còn thấy hình ảnh những ngôi nhà ở trên núi cũng thư nhàn vắng vẻ. Quả là không gian của ẩn sĩ:

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn,

(Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi,)

(Xuân Đán – Sáng mùa xuân)

Thiên nhiên còn hiện lên qua những hình ảnh sinh động khác như: hoa sen, cá bơi, rồng múa, hạc bay, trăng trên nước, rêu non đẫm nước, mây đầy núi vắng…

Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy, Hà hòa hà điệp tĩnh tương y,

Ngư phù cổ chiều long hà tại? Vân mãn không sơn hạc bất quy! Lão quê tùy phong hương thạch lộ, Nộn, đài trước thủy một tùng phi. Thốn tâm thù vị như hôi thổ, Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy.

(Trăng nước bên cầu đùa giỡn bóng chiều hôm, Hoa sen, lá sen, yên lặng tựa nhau.

Cá bơi ao cổ, rồng ở chốn nào

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về!

Mùi quế già bay theo gió làm thơm ngát con đường đá, Rêu non đẫm nước che lấp cánh cửa thông.

Tấc lòng này chưa hẳn chưa nguôi lạnh như tro đất, Nghe lòng đến tiên hoàng luống gạt thêm giọt lệ.)

(Miết trì ).

Câu thơ đầu tiên trong bài thơ là hình ảnh nhân hóa trăng nước đùa giỡn bóng chiều. Câu tiếp theo lại miêu tả về hoa sen, lá sen. Tiếp đến là hình

ảnh cá bơi, rồng, mây đầy núi… những chi tiết này vừa được tác giả tả thực lại vừa mang ẩn ý. Thông qua nhưng hình ảnh này, phần nào tác giả gửi gắm tâm trạng về thế cuộc đương thời.

Hình ảnh về cảnh sinh hoạt đời thường trong thơ tao nhân, mặc khách xưa không được lưu tâm. Bởi vậy, thơ Chu Văn An cũng ít tái hiện. Có chăng chỉ là thơ đọc sách, ngâm thơ, thưởng hoa, thưởng trà. Đó là nghững thú tao nhã. Tuy vậy, hình ảnh thôn xóm, nhà trên núi xuất hiện trong thơ Chu Văn An cũng là một hình ảnh gợi cảm. Những hình ảnh này xuất hiện 4 lần/12 bài. Cả bốn lần đều là hình ảnh xóm vắng, xóm đơn lẻ: “Cô thôn đạm ái mê” (Xóm vắng mờ trong làn khói nhạt) (Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính). Hình ảnh nhà thơ trên núi cũng vắng: “Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn” (Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi) (Xuân đán – Sáng mùa xuân), hình ảnh nhà trên núi cô lieu: “Sơn vũ liêu liêu trú mộng hồi” (Nhà trên núi vắng vẻ, vừa tỉnh giấc mộng ban ngày) (Sơ hạ - Đầu mùa hè). Hình ảnh ngôi nhà nhắc đến trên núi kia có lẽ là nhà của Chu Văn An ở lại khi ông lui về núi Phượng Hoàng sống những năm yên tĩnh, cách xa trần ai bụi bặm !

Như vậy, hình ảnh trong thơ chữ Hán Chu Văn An được thể hiện thông qua con người và thiên nhiên. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, đường nét. Chúng đã phản ánh chân thực và giản dị về non nước Việt Nam, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước của thi sĩ. Nổi bật giữa thiên nhiên chính là hình ảnh nhà thơ được khắc họa qua một vài nét chấm phá, gợi nhiều hơn tả. Tất cả hệ thống hình ảnh nghệ thuật này tạo nên netas khác biệt của thơ chữ Hán của Chu Văn An.

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)