Cấu trúc bài thơ

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2. Cấu trúc bài thơ

Theo quan niệm truyền thống lâu nay, bài thơ Đường luật có cấu trúc bốn phần: Đề, thực, luận, kết. Nếu là bài thơ tứ tuyệt thì mỗi câu thơ là một phần. Nếu là bát cú thì cứ hai câu tạo thành một phần trong bố cục, ta gọi là một liên. Bài bát cú sẽ có bốn liên từ đầu tới kết bài.

Giới nghiên cứu xưa nay thường giải thích cấu trúc của bài thơ Đường theo bốn phần: Đề, thực, luận, kết như sau:

Đề là hai câu khởi đầu, khởi bút, mở đầu tư tưởng nghệ thuật bài thơ. Thực là câu 3,câu 4 nối tiếp để mở rộng nội dung nghệ thuật bài thơ. Luận là câu 5, câu 6 bàn luận rộng, sâu nội dung bài thơ.

Kết là câu 7, câu 8. “Kết là tóm cả ý nghĩa bài thơ mà thắt lại”

Đấy là mô hình cấu trúc mẫu của Đường thi mà các học giả xưa nay đã chỉ ra.

Nói như người xưa, thơ phải khởi phát bởi ba yếu tố: Sự, cảnh và tình. Thơ Chu Văn An cũng vậy. Tuy nhiên, yếu tố sự (tức là việc) ở sáng tác Chu Văn An không rõ. Hai yếu tố cảnh và tình là hai ngọn nguồn tạo thi hứng cho nhà thơ. Bởi vậy, khảo sát 12 bài thơ của Chu Văn An, chúng tôi lưu tâm tới đặc điểm này.

Để thấy rõ cấu trúc bài thơ kết hợp giữa cảnh (C) và tình (T) như thế nào, chúng tôi có bảng thống kê.

Dưới đây chúng tôi có bảng thống kê mô hình, cấu trúc từng bài thơ trong sáng tác Chu Văn An. Chúng tôi có quy ước để xếp 12 bài thơ theo thứ tự sau:

1. Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính (Đêm trăng dạo bước trên đường thông ở núi Tiên Du).

2. Đề Dương Công Thủy Hoa đình (Đề đình thủy hoa của Dương Công). 3. Linh Sơn tạp hứng (Tạp hứng ở Linh Sơn).

4. Thôn Nam Sơn tiểu khệ (Tạm nghỉ ở núi thôn Nam). 5. Cung họa ngự chế động chương (Kính họa thơ vua). 6. Thanh Lương giang (Sông Thanh Lương).

7. Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân (Họa vần tặng Thủy Vân đạo nhân) 8. Xuân đán (Sáng mùa xuân).

9. Miết trì (Miết trì).

10. Giang đình tác (Làm thơ ở Giang Đình). 11. Sơ hạ (Đầu mùa hè).

12. Vọng Thái lăng (Trông về Thái lăng).

Bảng thống kê mô hình, cấu trúc các sáng tác thơ của Chu Văn An STT Số câu thơ tả cảnh Số câu thơ tả tình Số câu thơ vừa tả cảnh

vừa tả tình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5 2 2 1 3 6 2 5 5 7 2 6 1 1 4 2 1 1 2 1 1 2 4 1 3 4 2 6 3 1

Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy số câu thơ tả cảnh và tả tình hoặc trong một câu thơ vừa diễn tả cảnh và tình chiếm ưu thế. Điều này góp khắc họa tâm hồn nhà thơ. Cảnh và tình luôn hòa quyện.

Chẳng hạn trong bài thơ Xuân đán (Sáng mùa xuân). Bài thơ thất ngôn bát cú này có 6C/2T. Tuy vậy, có câu thơ nửa cảnh nửa tình. Mở đầu, Chu Văn An viết: “Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn” (Nhà trên núi vắng vẻ, suất ngày thảnh thơi). Vế đầu tả cảnh vắng vẻ yên tĩnh vùng sơn cước, vế sau khắc họa tâm thế con người thư nhàn. Ba câu tiếp theo, Chu Văn An miêu tả sắc trời, sắc mây và nhành hoa sương sớm:

Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn Bích mê vân sắc thiên như túy Hồng thấp hoa sao lộ vị can

(Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ Màu biếc át cả sắc mây, trời như say

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô)

Câu 5 và câu 6 trong bài tả tình. Nhà thơ bầy tỏ tâm trạng cô đơn của mình trong cảnh ẩn dật, nhưng lại “vô tâm”:

Thân dữ cô vân trường luyến tụ Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan

(Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng)

Câu 7 và câu 8 kết bài, tác giả vừa tả cảnh lại vừa tả tình: Bách huân bán lãnh trà yên yết

Khê điểu nhất thanh xuâ mộng tàn (Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt

Cảnh vật dường như đã đến độ “kết” của nó: khói, trà đều tắt và nguội, con người tỉnh mộng xuân.

Hay ở bài Thôn Nam Sơn tiểu khệ (Tạm ghỉ ở núi thôn Nam). Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này có 1C/1T. Tuy vậy câu thơ 1 và 2 nửa tả tình nửa tả cảnh:

Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình

(Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp nam bắc Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời)

Ở vế đầu câu mở đầu tả tâm thế con người thư nhàn “nhàn thân”, vế sau tả cảnh mây trời. Câu thơ thứ hai, vế đầu tả cảnh đẹp thiên nhiên, vế sau tả tâm tình của nhà thơ. Chu Văn An đang hưởng cuộc sống nơi thôn quê, mặc kệ chuyện đời. Câu thơ thứ ba tả tình, nhà thơ bày tỏ tâm trạng muốn thoát tục vào cõi phật tìm sự bình yên, thanh thản: “Phật giới thanh u, trần giới viễn” (Cõi phật thanh u, cõi trần xa vời). Câu thơ cuối bài miêu tả cảnh sân hoa, chim oanh: “Đình tiền phún huyết nhất anh minh” (Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu).

Ở những sáng tác khác, Chu Văn An thường có sự kết hợp tả cảnh và tình như thế.

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)