Những khoảnh khắc quên tục lụy ưu phiền

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Những khoảnh khắc quên tục lụy ưu phiền

Sống trong cảnh núi non, Chu Văn An đã quên đi tục lụy mà sống giữa khoảnh khắc nhàn, dường như ông muốn mình là đám mây, là cơn gió để được lang thang ngao du khắp bốn phương trời, mọi phiền lụy ông không còn bận tâm, để hết ở ngoài cuộc đời kia:

Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình

(Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp nam bắc Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời)

(Thôn Nam Sơn tiểu khệ - Tạm nghỉ ở núi thôn Nam)

Hai chữ “nhàn thân” hé mở cho thấy, Chu Văn An đang vui một cuộc sống nhàn tản. Ông đang tận hưởng một cuộc sống nhàn. Chu Văn An dường như quên đi cuộc sống nơi trần gian mà tìm đến cho mình một chốn thanh tịnh đó chính là cõi Phật:

Phật giới thanh u, trần giới viễn Đình tiền phún huyết nhất oanh minh (Cõi phật thanh u, cõi trần xa vời

Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu)

Chu Văn An đã tìm đến cõi Phật để cái tâm thanh thản. Song, cuối bài thơ lại xuất hiện hình ảnh “hoa đỏ như máu, tiếng oanh kêu”. Những hình ảnh, âm thanh đó là những ám ảnh, những ẩn dụ nào đó về thế cuộc khiến không gian thanh tịnh gợn trần ai!

Chu Văn An còn thực sự thanh thản khi ngắm cảnh vật, mặc cho hạc múa, mây bay ở ngoài cửa, giờ đây người thơ chỉ muốn ngắm cảnh: “Bích đào hoa hạ hồn vô sự” (Cung họa ngự chế động chương).

Đọc Chu Văn An ta cảm nhận phong vị cuộc sống nơi ẩn dật của ông

nhuốm màu Lão – Trang và vô dục, vô tâm của Phật. Ông không bộc lộ những tham vọng, những ham muốn, không vương vấn danh lợi, không thấy nỗi lo đời biểu hiện trực tiếp thường trực. Điều này khác với những nỗi niềm của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh và các cây bút vãn Trần khác. Họ bộc lộ nỗi ưu thời mẫn thế trực tiếp hơn qua sáng tác thơ văn. Hoặc, có lẽ Chu Văn An chỉ còn để lại hơn mười bài thơ nên không giúp hậu thế hiểu hết về tâm sự của ông.

Chẳng hạn, Trần Nguyên Đán bộc lộ nỗi bất lực, xót xa của người kẻ sĩ chứng kiến cảnh dân tình lầm than mà chữ nghĩa Thánh hiền trở nên vô dụng:

Tam vạn quyển thư vô dụng xứ Bạch đầu không phụ ái dân tâm

(Đọc ba vạn quyển sách hóa thành vô dụng

Bạc đầu luống những phụ tấm lòng yêu quý của dân)

(Nhâm dần lục nguyệt tác – Thơ làm tháng 6 năm Nhâm Dần)

Nguyễn Phi Khanh cũng day dứt vì nỗi không thể giúp đời, mặc thời gian cứ trôi đi oan uổng:

Cô đăng minh hựu diệt Hồ hải thập niên tình

(Một ngọn đèn sáng rồi lại tắt

Tấm lòng hồ hải đã trải qua mười năm)

(Hoàng Giang dạ vũ – Mưa đêm trên sông Hoàng Giang)

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)