Chiến lược giá cho các các doanh nghiệp VN

Một phần của tài liệu Tiểu luận:TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TOÀN CẦU CHO TRÁI THANH LONG VIỆT NAM potx (Trang 35 - 36)

6. Hình thành chương trình Marketing toàn cầu

6.2.2 Chiến lược giá cho các các doanh nghiệp VN

- Chiến lược giá cho thanh long ruột trắng: giá thanh long thâm nhập vào thị trường cao hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm. Việc định giá tạo ra lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp trước sức ép về chi phí. Tuy nhiên, giá thanh long Việt Nam không được cao hơn nhiều so với những sản phẩm cùng loại và chất lượng được nhập khẩu từ các quốc gia khác do sức ép về cạnh tranh. Việc giữ ổn định vị trí giá thanh long của doanh nghiệp được khuyến khích nhằm tạo uy tín niềm tin cho người tiêu dùng Mỹ. Doanh nghiệp nên tìm mọi cách để cắt giảm chi phí như kiến nghị với địa phương về vấn đề cung cấp năng lượng, kiến nghị nhà nước về việc cải cách thủ tục hải quan và thuế suất, tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước, đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây dựng quá trình chế biến, xử lý thanh long sau thu hoạch.

- Chiến lược giá thanh long ruột đỏ: giá xâm nhập thị trường nên đánh cao nhất có thể. Do hiện tại nguồn cung đầu vào của loại sản phẩm này đang khan hiếm, vấn đề về vận chuyển tốn chi phí cao do nhập bằng đường hàng không, hơn nữa nhu cầu của loại sản phẩm này tại Hoa Kỳ rất thu hút, thanh long ruột đỏ được Hoa Kỳ cho phép nhập không hạn chế. Tuy nhiên, về lâu dài, một khi vấn đề độc quyền sản phẩm này mất đi, doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược giá với khả năng cạnh tranh hơn bằng việc giảm giá, tuy nhiên, giá thanh long của Việt Nam, để đảm bảo chất lượng và uy tín, các doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược giá cao tại thị trường này.

- Chiến lược giá cho các dòng sản phẩm: các dòng sản phẩm tạo ra từ thanh long Việt Nam nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho các doanh nghiệp, cũng như khẳng định sự năng động, chớp thời cơ của doanh nghiệp. Các dòng sản phẩm này có ưu thế về sự mới lạ, ngộ nghĩnh đối với người tiêu dùng. Để củng cố cho mặt hàng thanh long tươi của Việt Nam tại thị trường này, giá các dòng sản phẩm cũng phải cao ở mức độ phù hợp nhằm tạo thêm niềm tin về chất lượng cho sản phẩm.

 Tiết giảm chi phí để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Thanh long và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Page 36 of 43

o Doanh nghiệp hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật cho nông dân để trồng ra được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (GAP) và để tăng được năng suất trồng trọt, làm giảm giá thành mua tại ruộng

o Xây dựng các nhà máy đóng gói, chiếu xạ gần khu vực sản xuất để giảm chi phí vận chuyển.

o Ký hợp đồng vận tải quanh năm với các hãng tàu để được hưởng những khoản ưu đãi giảm.

o Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Thuận và Nhà nước đầu tư thêm hệ thống máy chiếu xạ để giảm chi phí chiếu xạ, tránh tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào công ty Sơn Sơn như hiện nay, điều này có thể giúp giảm chi phí chiếu xạ hơn 50%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận:TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TOÀN CẦU CHO TRÁI THANH LONG VIỆT NAM potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)