L ỜI CAM Đ OAN
3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
Mặc dù lan hoàng thảo là loài ưa sáng, song cũng chịu được 70-80% ánh sáng trực xạ trong điều kiện mùa hè. Ở chếđộ ánh sáng trực xạ của mùa hè, cường độ ánh sáng lên tới hàng trăm nghìn lux lá lan sẽ bị cháy. Đểđảm bảo cho lan sinh trưởng và phát triển tốt, cần có biện pháp che sáng cho lan. Có thể dùng phên nứa, lá dừa, lưới đen. Hiện nay với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra nhiều loại lưới
phản quang rất phù hợp cho việc che chắn để giảm cường độ ánh sáng, một số nhà lưới hiện đại có hệ thống che sáng tựđộng rất thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của lan và thuận tiện trong chăm sóc lan.
3.2.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng thân lá của giống Hoàng
thảo Nghệ Tâm
Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng lưới đen che sáng cho giống lan hoàng thảo Nghệ Tâm. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.16 và bảng 3.17.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của việc che sáng đến sinh trưởng thân của giống hoàng thảo Nghệ Tâm Chỉ tiêu Công thức Số nhánh/cây (nhánh) Số đốt/nhánh (đốt) Chiều cao nhánh (cm) ĐK nhánh (cm)
Không che lưới (đ/c) 17,3 9,7 42,8 1,0
Che 1 lớp lưới đen 16,7 9,5 39,7 0,9 Che 2 lớp lưới đen 16,4 9,3 36,5 0,8 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 0,2 0,6 0,5 1,6 LSD0.05 0,92 0,11 0,48 0,32 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Không che lưới (đ/c) Che 1 lớp lưới đen Che 2 lớp lưới đen Số nhánh/cây (nhánh) Số đốt/nhánh (đốt)
Chiều cao cây (cm)
ĐK thân (cm)
Hình 3.10. Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến sinh trưởng thân của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm
Qua số liệu bảng 3.16 ta thấy:
Số nhánh/cây dao động từ 16,4 đến 17,3 nhánh. Qua kết quả phân tích thống kê chúng tôi thấy rằng số nhánh/ cây là tương đương nhau giữa các công thức.
Sốđốt/ nhánh giống Nghệ Tâm trong 3 công thức: dao động từ 9,3 - 9,7 đốt và CT2 che 1 lớp lưới đen và CT3 che 2 lớp lưới đen cho sốđốt thấp hơn chắc chắn CT1 (đ/c) không che mức tin cậy 95%
Chiều cao nhánh các công thức thí nghiệm dao động từ 36,5 đến 42,8 cm, qua phân tích thống kê chúng tôi thấy khi CT3 che 2 lớp lưới đen thì chiều cao cây thấp hơn chắc chắn khi không che lưới ở mức tin cậy 95 %.
Đường kính nhánh các công thức thí nghiệm dao động từ 0,8 - 1,0 cm, qua kết quả phân tích thống kê chúng tôi thấy không có sự sai khác giữa các công thức.
Với các chỉ tiêu nghiên cứu ta thấy rằng giống Nghệ Tâm trong 3 công thức: thì chỉ tiêu có giá trị cao nhất ở công thức CT1 đối chứng bởi vì khi không che sáng thì cây quang hợp mạnh hơn và các chỉ tiêu sinh dưỡng đều có giá trị cao nhất.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến sinh trưởng lá của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm Chỉ tiêu Công thức Số lá/nhánh (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Số lá rụng/ nhánh (lá) Tỉ lệ cây rụng lá (%)
Không che lưới
(đ/c) 9,4 2,8 0,23 9,4 82,0 Che 1 lớp lưới đen 9,8 2,7 0,22 8,8 79,0 Che 2 lớp lưới đen 11,5 2,6 0,21 8,5 77,5 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 5,3 1,2 1,5 1,2 1,1 LSD0.05 0,41 0,75 0,75 0,23 1,9
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Không che lưới (đ/c) Che 1 lớp lưới đen Che 2 lớp lưới đen Tỉ lệ cây rụng lá (%) D.lá (cm R.lá (cm) Số lá/nhánh (lá) Số lá rụng/cây (lá)
Hình 3.11. Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến sinh trưởng lá của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm
Theo số liệu bảng 3.17 cho thấy:
- Chiều dài lá và chiều rộng lá không có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức và qua kết quả phân tích thống kê chúng tôi thấy rằng dài lá và rộng lá là tương đương nhau giữa các công thức thí nghiệm.
- Số lá/nhánh giống Nghệ Tâm trong 3 công thức dao động từ 9,4 - 11,5 lá, qua kết quả xử lý thống kê chúng tôi thấy rằng khi được CT2, CT3 che lưới đen thì số lá trên nhánh cao hơn chắc chắn công thức đối chứng không che lưới ở mức độ tin cậy 95% và cao nhất ở công thức che 2 lớp lưới đen (11,5 lá).
Số lá rụng/nhánh dao động từ 2,4 - 4,4 lá và qua xử lý thống kê chúng tôi thấy rằng khi được che sáng thì công thức 2,3 làm giảm chắc chắn sự rụng lá của cây lan hoàng thảo Nghệ Tâm so với CT1 (đ/c) ở mức độ tin cậy 95% và số lá rụng ít nhất ở CT 3 che 2 lớp lưới đen (8,5 lá).
Tỷ lệ rụng lá của giống Nghệ Tâm giảm dần khi được che sáng. Khi không che thì có tỉ lệ cây rụng lá cao nhất 82% và khi che 2 lớp lưới đen thì có tỉ lệ rụng lá thấp nhất 77,5%, qua kết quả phân tích thống kê ở mức tin cậy 95% chúng ta thấy rằng khi được che sáng cây giảm rụng lá và giảm tốt nhất ở công thức che 2 lớp lưới đen.
Tóm lại:
Qua theo dõi ảnh hưởng của việc che sáng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của giống lan hoàng thảo Nghệ Tâm, chúng tôi cho rằng: che 2 lớp lưới đen làm tăng số lá/nhánh, giảm tỉ lệ cây rụng lá, giảm số lá rụng/cây
3.2.3.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến năng suất và chất lượng của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm
Theo dõi đặc điểm của hoa không thể thiếu được trong việc đánh giá chất lượng của các giống lan hoàng thảo. Một bông hoa hoàn hảo là hoa gần tròn và cho thấy ít ánh sáng hay ít khoảng trống giữa đài và cánh hoa. Bất cứ một sự cuộn xoắn lá đài hay cánh hoa đều được xem là một khuyết điểm xấu. Hoa lan nên có hình dạng một chiếc đĩa, hoa phải rộng và có nhiều màu sắc. Kết quảđánh giá chất lượng của hoa lan hoàng thảo Nghệ Tâm được che sáng được chúng tôi trình bày trong bảng 3.18
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm
Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số cành hoa/cây (hoa) Số bông hoa/cành (hoa) Chiều dài bông hoa (cm) Đ.K cành hoa (cm) Độ bền tự nhiên (ngày)
Không che lưới
(đ/c) 57,2 1,1 5,7 3,6 2,1 19,1 Che 1 lớp lưới đen 63,1 1,4 6,3 3,9 2,2 23,3 Che 2 lớp lưới đen 68,4 1,5 6,8 4,0 2,3 25,8 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 2,4 3,9 2,4 1,1 1,5 1,2 LSD0.05 3,45 0,11 0,34 0,92 0,75 2,1
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Không che lưới (đ/c) Che 1 lớp lưới đen Che 2 lớp lưới đen Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số cành hoa/nhánh (hoa) Số bông hoa/cành (hoa) C. dài cành hoa (cm) Đ.K cành hoa (cm) Hình 3.12. Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến năng suất của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm Qua số liệu bảng 3.18 cho thấy:
Tỉ lệ cây ra hoa của các công thức dao động từ 57,2 – 68,4 %, qua xử lý thông kê chúng tôi thấy rằng ở công thức 2, 3 khi được che sáng thì tỉ lệ cây ra hoa sẽ cao hơn chắc chắn CT1 (đ/c) không che sáng ở mức độ tin cậy 95% và cao nhất ở công thức 3 che 2 lớp lưới đen (68,4%)
Số cành hoa/cây dao động từ 1,1 - 1,5 cành hoa, qua xử lý thống kê chúng tôi thấy rằng công thức 2 và 3 có số cành hoa cao hơn chắc chắn với CT1 (đ/c) không che lưới và tốt nhất ở công thức 3 che 2 lớp lưới đen.
Số bông hoa/cành ở 3 công thức thí nghiệm dao động từ 5,7 - 6,8 hoa qua kết quả phân tích thống kê chúng tôi thấy rằng ở công thức 2,3 khi được che sáng số hoa trên cành cao hơn chắc chắn CT1 (đ/c) không che sáng và cao nhất ở công thức che 2 lớp lưới đen (6,8 hoa).
Độ dài cành hoa đến bông hoa đầu tiên dao động từ 3,6 đến 4,0 cm và đường kính cành hoa dao động từ 2,1 đến 2,3 cm. Qua phân tích thống kê chúng tôi thấy rằng độ dài cành hoa và đường kính cành hoa là tương đương nhau giữa các công thức.
Độ bền tự nhiên của hoa lan hoàng thảo Nghệ Tâm dao động từ 19,1 đến 25,8 ngày, qua kết quả xử lý thống kê chúng tôi thấy rằng ở công thức 2,3 khi
được che sáng thì độ bền tự nhiên cao hơn chắc chắn công thức đối chứng và cao nhất ở công thức 2 che 2 lớp lưới đen (25,8 ngày) ở mức tin cậy 95%. Điều đó thể hiện là nếu giảm bớt cường độ ánh sáng thì hoa nở chậm hơn, giữ được lâu hơn và ngược lại.
Như vậy khi che ánh sáng ở công thức 2 và 3 cho tỉ lệ ra hoa, số cành hoa trên cây và số hoa trên nhánh cao hơn chắc chắn công thức đối chứng không che sáng và cao nhất ở công thức 3 (che 2 lớp lưới đen).
3.2.3.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tình hình bệnh hại của giống Hoàng thảo Nghệ Tâm
Các loại bệnh làm cho số lượng và chất lượng hoa giảm, có thể gây thiệt hại lớn cho vườn lan. Vì vậy việc nghiên cứu diễn biến bệnh hại, để đưa ra các phương pháp phòng trừ và lựa chọn thiết kế phù hợp cho vườn hoa lan là rất cần thiết với lan.
Kết quả nghiên cứu về bệnh hại lan hoàng thảo Nghệ Tâm được trình bày ở bảng 3.19:
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của chếđộ che sáng đến tình hình bệnh hại của giống lan hoàng thảo Nghệ tâm
(Đơn vị : Cấp) TT Chỉ tiêu Công thức Đốm vòng (Alternaria alternata) Đốm Lá (Cercospora sp) Thán thư (Colletotrichum sp)
1 Không che lưới 1 3 3
2 Che 1 lớp lưới đen 1 1 3
3 Che 2 lớp lưới đen 1 1 1
Qua theo dõi ở bảng 3.19 cho thấy:
Bệnh đốm vòng xuất hiện trên cánh hoa Lan hoàng thảo Nghệ Tâm, công thức thí nghiệm CT1, CT2 và CT3 bị hại nhẹ cấp 1 (<1%) và chưa cần phải phòng trừ.
Bệnh Đốm lá xuất hiện ở lá Lan hoàng thảo Nghệ Tâm, CT1 (Đ/c) bệnh ở mức nặng cấp 3 (1 - 5%), CT2 và CT3 bệnh nhẹ cấp 1(<1%). Chúng tôi có sử dụng dung dịch Booc đô để phun, kết quả là bệnh giảm và không phát triển thêm.
Bệnh thán thư gây hại trên lá Lan hoàng thảo Nghệ Tâm, CT1 và CT2 bệnh ở mức nặng cấp 3 (1-5%), CT3 bệnh nhẹ cấp 1 (<1%). Chúng tôi đã sử dụng thuốc Score 250EC phun, kết quả là bệnh giảm.
Như vậy là khi che 2 lớp lưới đen đã giảm mức độ hại bệnh Đốm lá và bệnh Thán thư trên giống Hoàng thảo Nghệ Tâm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả 4 thí nghiệm, chúng tôi rút ra được các kết luận như sau: - 4 giống Hoàng thảo Nghệ Tâm, Tam Bảo Sắc, Ý Ngọc, Đùi Gà đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh tốt trong điều kiện nuôi trồng tại Thành Phố Lai Châu. Trong đó giống Tam Bảo Sắc và Nghệ Tâm có các chỉ tiêu số đốt/ nhánh (13,1 đốt và 10,8 đốt), tỉ lệ ra hoa (66,1 và 63,1 %), số cành hoa/ cây (1,2 và 1,27 cành), số hoa trên cành (8,93 hoa và 9,50 hoa) đều cao hơn giống Đùi Gà (Đ/c). Trong đó giống Hoàng thảo Nghệ Tâm có hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 720.000đ/ 10 giò).
- Sử dụng giá thể dương xỉ cho phong lan Nghệ Tâm làm tăng chiều dài nhánh (36,6 cm), số nhánh (đạt 17,3 nhánh), số đốt (đạt 9,5 đốt), số lá/nhánh (đạt 10,4 lá/nhánh), đường kính nhánh (đạt 0,9 cm), đường kính cành hoa (đạt 2,3 cm) và chiều dài bông hoa (đạt 3,9 cm), tỷ lệ cây ra hoa (đạt 63%).
- Phun phân bón qua lá Yogen 21-21-21 (2g/l) cho phong lan Nghệ Tâm làm tăng chiều cao nhánh đạt 41,8 cm, đường kính nhánh đạt 1,2 cm, số lá trên nhánh đạt 12 lá/nhánh, số nhánh trên cây đạt 15,4 nhánh/cây, số hoa/cành (6,9 hoa), tỉ lệ cây ra hoa cao nhất đạt 71% và độ bền tự nhiên cao 25,8 ngày, hiệu quả kinh tế cao (lãi 940.000/10 giò).
- Che sáng 2 lớp lưới đen cho cây Phong lan hoàng thảo Nghệ Tâm làm giảm số lá rụng/cây (8,5 lá), giảm tỉ lệ rụng lá (77,5 %), tăng tỉ lệ ra hoa (68,4%), tăng số bông hoa trên cành (đạt 6,8 bông) và số cành hoa trên cây (đạt 1,5 cành), độ bền tự nhiên cao (25,8 ngày), giảm mức độ hại bệnh Đốm lá và Thán thư.
2. Đề nghị
- Có thểđưa giống Hoàng thảo Nghệ Tâm vào sản xuất hoa lan với giá thể là dương xỉ, dùng loại phân bón lá Yogen 2g/l, che sáng với 2 lớp lưới đen sẽ thu được năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn nên một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây lan hoàng thảo Nghệ Tâm chưa được theo dõi đầy đủ nên cần tiếp tục theo dõi và có các thí nghiệm tiếp theo để có kết quả đánh giá chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (1990), Các cây hạt kín ở Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân (1990), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magno liophyta angios permae), Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,
3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magno liophyta angios permae), Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Võ Văn Chi (1978), Phân loại thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
5. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật-thực vật bậc cao, Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
6. Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991), Từ điển bách khoa Nông Nghiệp, Trung tâm Quốc gia biên soạn, Hà Nội.
7. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002), Kỹ thuật trồng và kinh doanh phong lan, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr 11-79.
8. Nguyễn Hữu Duy, Phan Ngọc Cấp (1995), “Mấy nét về cội nguồn phong lan- đặc sản của các loại nhiệt đới”, Việt Nam hương sắc, số 1, tr7
9. Dự án phát triển hoa cây và cây kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh (14/7/2005),
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh
10. Trần Hợp (1990), Phong lan Việt Nam, tập 1,2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 68-92.
11. Phạm Hoàng Hộ (1973), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội.
12. Phạm Hoàng Hộ (1992), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, quyển 1,2, Bộ Giáo dục, Hà Nội, tr 195.
13. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
14. Phan Thúc Huân (1989), Hoa lan cây cảnh và vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr 12-14-34.
15. Phan Thúc Huân (1997), Hoa lan nuôi trồng và kinh doanh, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr 55.
16. Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm (1998), Kỹ thuật nuôi trồng cấy lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. tr 23
17. Hoàng Xuân Lam (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất phẩm chất một số giống hoa phong lan Hồ Điệp nhập nội, Luận văn
thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 145-162.
19. Nguyễn Xuân Linh (2002), Điều tra thu thập đánh giá bảo tồn nguồn gen hoa cây cảnh khu vực miền Bắc Việt Nam, tr 9-150.
20. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 92-108.
21. Phạm Thị Liên và cs (2009), Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lan Hồ Điệp nhập nội từ Hà Lan, Kết quả nghiên cứu Khoa học, Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội, tr 144.
22. Hoàng Thị Loan (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số giống lan Đai Châu nhập nội và ảnh hưởng của dạng phân bón, giá thể đến sinh trưởng phát triển của lan Đai Châu, Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, tr 21-48.
23. Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Giáo trình hoa cây cảnh, Nhà xuất bản Nông