Tình hình sản xuất hoa la nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật cho một số giống hoa lan hoàng thảo (dendrobium) tại thành phố lai châu (Trang 26 - 29)

L ỜI CAM Đ OAN

1.3.2.Tình hình sản xuất hoa la nở Việt Nam

Nghề sản xuất Hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng nó chỉ được coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hoá từ những năm 1980. Cũng giống như trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh.

Bảng 1.1. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa- cây cảnh giai đoạn 1994-2014 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 1997 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2014 Tổng diện tích (ha) 3.500 4.800 7.,600 10.300 19.400 Giá trị sản lượng (Tr.đ) 178.500 268.800 463.600 721.000 6.790.000 Giá trị thu nhập TB (Tr.đ/ha/năm) 51 56 61 70 350 Mức tăng diện tích so với 1994 (%) 100 137 217 294 554

(Số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2014)

- So với năm 1994, diện tích hoa, cây cảnh năm 2014 đã tăng 5,5 lần, giá trị sản lượng tăng 38 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là 6,8 lần. Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác.

- Sự tăng trưởng của ngành sản xuất Hoa cây cảnh luôn ổn định và theo cấp số cộng trong suốt 20 năm qua.

- Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả, kết quả trên có sựđóng góp của nhân tố xã hội (do thu nhập ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng cải thiện), chiếm 40%; sựđầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách chiếm 15%; sự nỗ lực của người dân 25% và do kết quảđóng góp của khoa học 20%.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sinh thái của các loại hoa lan. Chủng loại lan rừng tương đối phong phú có khoảng 1.000 loài và các loài lan du nhập vào. Do chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và hoa lan nói riêng chưa thực sự phát triển, sản xuất hoa lan theo mô hình công nghiệp mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 8/2004 tại Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội Hoa Lan với tên giao dịch là Dalat Orchid Association với mục đích là tập hợp những người yêu mến, có kinh nghiệm trồng lan để tiến tới phát triển nhân rộng sản xuất theo hướng hàng hoá.

Hiện nay tại Đà Lạt cũng mới chỉ sản xuất khoảng 200.000 đơn vị lan cắt cành mỗi năm (Sở Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, 14-7-2005)[9]. Ở Đà Lạt có khoảng 500 gia đình nuôi trồng hoa lan, trong đó có hơn 150 gia đình tham gia vào hội hoa lan của thành phốĐà Lạt. Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật của Đà Lạt và phòng Sinh học của viện Hạt nhân Đà Lạt cũng tham gia tích cực vào lập các cơ sở cấy mô phong lan và sưu tầm các loại lan. Đà Lạt đã thu thập được khoảng 200 loài có khả năng nuôi trồng xuất khẩu (Phan Thúc Huân, 1997)[15].

Vào năm 1983-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh, có hàng loạt các cơ quan đóng tại đó đã tổ chức thử nghiệm nuôi trồng lan trên quy mô lớn để xuất khẩu. Các vườn lan đáng kể là vườn lan T78, vườn lan của cục Quản lý Giáo dục Bộ tham mưu, vườn lan của ngành hàng không dân dụng.

Về lan giống từ năm 1976, Trung tâm Sinh học thực nghiệm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức phòng nuôi cấy mô phong lan tạo ra hàng loạt cây con phong lan cấy mô nhờ bầu, tạo cây giống bằng phương pháp cấy mô.

Vào năm 1986, lần đầu tiên một quy trình nhân giống, nuôi trồng lan

Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng không Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 thử nghiệm thành công (Chí Thiện, 2004)[34].

Tính cho đến năm 1986 trong thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 15 gia đình có vườn lan với số lượng từ 1.000-7.000 chậu. Đến năm 1987, Uỷ ban khoa học thành phố tổ chức nghiên cứu đề tài về kinh tế kỹ thuật khoa học lan xuất khẩu. Và cũng năm 1987 thành lập công ty phong lan xuất khẩu trực thuộc Sở Lâm nghiệp. Trong những năm 1987-1988 Hội Khoa học Lâm nghiệp và Trường Đại học Tổng hợp đã mở nhiều lớp nuôi trồng hoa lan xuất khẩu. Phong trào nuôi trồng lan của thành phố thời gian này ngày càng trở nên sôi động. Sau đó Hội hoa lan, cây cảnh của thành phố ra đời thường xuyên có những buổi hội thảo về hoa lan và cây cảnh. Cho đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có mấy ngàn người nuôi trồng hoa lan, có gần 20 vườn lan lớn. Trong sốđó có một số vườn lan tư nhân đã trở thành xí nghiệp nuôi trồng xuất khẩu thường xuyên giao dịch với các công ty của Thái Lan và Singapore. Năm 2005-2006 thành phốđã dự kiến đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha cây kiểng (Nguyễn Văn Chương, 1991)[6].

Ở Hà Nội những năm gần đây do đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu thưởng thức hoa lan tăng lên. Phong trào nuôi trồng lan tự phát lan rộng đến cả những vùng phụ cận làm cho các nhà khoa học phải đi sâu nghiên cứu sản xuất kinh doanh hoa lan.

Tại Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như HồĐiệp (Phalaenopsis

amabilis), Cát Lan (Catfleya), Hoàng tho (Dendrobium). Viện còn thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi trồng các giống lan có hiệu quả kinh tế cao cho các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Tại Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội đã cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan HồĐiệp giống và hàng vạn cây giống lan khác. Đặc biệt đã thành công trong việc nhân giống lan hài và lan kiếm.

Tại công ty liên doanh hoa lan Lan Việt - Nhật JAVECO hàng năm cũng sản xuất hàng vạn cây giống hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis amabilis), lan Hài (Paphiopedelium) nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (Lê Đặng Trung Tuyến, 2007)[31].

Hiện nay tất cả các tỉnh và thành phốở phía Bắc tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đều có phòng nuôi cấy mô tế bào, chức năng là nghiên cứu khoa học và phục vụ cho sản xuất trong đó có hoa lan.

Viện Di truyền Nông nghiệp đang tiến hành nghiên cứu, và nhân giống các giống lan nhập nội, đặc biệt là các giống lan của Thái Lan như lan hoàng thảo

(Dendrobium) phục vụ cho sản xuất, tạo điều kiện cho việc phát triển các giống lan tại miền Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật cho một số giống hoa lan hoàng thảo (dendrobium) tại thành phố lai châu (Trang 26 - 29)