Kết quả nghiên cứu hoa la nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật cho một số giống hoa lan hoàng thảo (dendrobium) tại thành phố lai châu (Trang 32)

L ỜI CAM Đ OAN

1.4.2. Kết quả nghiên cứu hoa la nở Việt Nam

1.4.2.1. Điều tra, thu thập đánh giá nguồn gen

Hoa lan được biết đến ở nước ta từ lâu. Trong các thư tích cổ còn lưu lại từ đời Trần, vua Trần Nhân Tông đã thu thập và lưu giữđược vườn lan hơn 500 chậu chủ yếu là lan kiếm (Trần Duy Quý, 2005) [30]. Mặt khác Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi vì từ khắp vùng rừng núi từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến cao nguyên, nhiều vùng nổi tiếng có nhiều giống phong lan quí hiếm được thế giới công nhận. Vì vậy đã có những nghiên cứu về lan ở Việt Nam tương đối sớm.

Nhiều tác giả cho rằng người đầu tiên thực hiện việc khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro, nhà truyền giáo người BồĐào Nha. Ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam vào năm 1789 được viết trong cuốn: “Flora cocin resinensis” và sau này đã được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn: “ Genera Planterum” (1862-1883) (Nguyễn Hữu Duy, 1995) [8]. Sau khi người Pháp đến Việt Nam đã cho công bố những công trình nghiên cứu đáng kể là F.Gagnepain và A. Gnillaumin, đã mô tả 70 chi gồm 101 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ: “Thực vật Đông Dương chí” do H. Lecomte chủ biên xuất bản năm 1932-1934 (Trần Hợp, 1990) [10]. Có một số tác giả khác cũng đã đề cập đến lan Việt Nam như Schumid, Tixer và Gunna Seidenfaden (1975). Có một số nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu về cây lan như: GS Hoàng Hộ với 289 loại được mô tả và vẽ hình trong cuốn: “cây cỏ Việt Nam” năm 1991. Phân viện sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu thập các loại lan rừng của Lâm Đồng, việc xác định tên khoa học của các loài lan rừng được TS.Lvaveryano thực hiện. Đến nay ở Lâm Đồng đã xác định được tên khoa học của 217 loài, thuộc 64 chi. Trong số 239 loài lan của bộ sưu tập và danh mục 217 loài đã xác định tên khoa học và được ghi nhận có 2 loài mới của Việt Nam là Liparis

compressa Lindl và Thrixspermum leucarachne Ridl.

Có tới 7 loài cho đến nay chưa được ghi nhận có ở Lâm Đồng trong các tài liệu đã được công bố là: Anoectochulus setaceus Blume, Bulbophyllum spadiciflrum

Tixier, Coelogyne cristata Lindl, Eriathao gagnep, Pholidota ventricosa Blume Reichenb, F, Thrixspermum calecolus Lindl, Reichenb.f, Vandopsis gigtantea Lindl Pfitz và 22 loài đặc hữu ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [13].

Từ năm 1996-1997, Nguyễn Xuân Linh và tập thể cán bộ Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di Truyền Nông nghiệp đã thu thập được 88 loài lan thuộc 34 chi, trong đó nhiều nhất là chi Cymbidium sw, sau đó là chi Dendrobium. Trong 88 loài lan sưu tầm được thì có đến 30 loài có khả năng nở hoa tại Hà Nội. Đây là những nguồn gen quí cho công tác lai tạo giống sau này (Nguyễn Xuân Linh, 1998)[19]. Phạm Thị Liên và CS năm 2001 [21] khi đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống phong lan Hồ Điệp nhập nội từ Hà Lan đã kết luận rằng: Các giống lan Hồ Điệp đều có khả

năng sinh trưởng và ra hoa tốt tại Hà Nội. Các giống có nguồn gốc từ mô phân sinh sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt hơn so với các giống có nguồn gốc từ hạt.

Khuất Hữu Trung và cộng sự (2007) [44], đã nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lan Kiếm (C. swartz) của Việt Nam bằng kĩ thuật RAPD, phân tích kết quả phản ứng PCR - RAPD của 17 giống lan Kiếm Việt Nam với 12 mồi Operon khác nhau. Kết quảđã nhận được tổng số 992 băng đa hình, từđó đã thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền và sơ đồ cây phát sinh chủng loại về mối quan hệ di truyền của 17 giống lan Kiếm ở Việt Nam

Hà Thị Thúy và cộng sự (2007) [33] đã nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo giống lan HồĐiệp lai ở Việt Nam. Tác giảđã thu thập, nghiên cứu và đánh giá được các đặc điểm hình thái và động thái ra hoa của 31 giống lan Hồ Điệp thuộc chi

Phalaenopsis ở Việt Nam và các giống nhập nội làm cơ sở cho việc phân loại những giống này.

Khi nghiên cứu thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan hoàng thảo (Dendrobium) nhập nội tại miền Bắc Việt Nam, Phạm Thị Liên và cộng sự (2009) [21] đã thu thập được 6 giống lan hoàng thảo, trong đó có 3 giống có nguồn gốc tại Băng Cốc - Thái Lan, 2 giống tại Chiềng Mai và 1 giống tại Chiềng Rai. Các giống đều có năng suất cao, hoa đẹp, hiện nay, thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM tiến hành thực hiện dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan” từ năm 2005, đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara,

Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium…) để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống. Trong đó, đặc biệt có hơn 80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan sau này. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 ging Dendrobium, 5 ging Catlleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ sản xuất. Hiện tại, Trung tâm này đã lai tạo 50 cặp lai, đang tiến hành gieo hạt trong ống nghiệm. Năng lực sản xuất cây giống hoa lan cấy

mô của Trung tâm cũng đã được nâng lên đáng kể với 100.000 cây trong năm 2008, cung cấp cho các nhà vườn trong thành phố và các tỉnh.

Theo Bùi Thị Thu Hiền (2009) [43] Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống lan nhập nội từ Thái Lan tại Văn Giang – Hưng Yên. Qua nhiều kết quả nghiên cứu của các cán bộ nghiên cứu của Viện cho thấy: 4 giống lan hoàng thảo lai Dendrobium hybrid có nguồn gốc từ Thái Lan phần nào thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, hay điều kiện ngoại cảnh đã phần phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 4 giống lan hoàng thảo lai có khả năng ra mầm nhanh và tăng trưởng chiều cao mầm tương đối tốt. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh trưởng thân lá của 4 giống đó đã phần nào phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng tại Văn Giang- Hưng Yên.

1.4.2.2. Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam * Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ phấn phải nhờ côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo bởi con người. Nhân giống bằng hạt không phải là phương pháp mới, mặc khác hạt lan khó nảy mầm nên phương pháp này không được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Phương pháp này chỉ được sử dụng chủ yếu trong lai tạo nhằm tạo ra những giống mới với những đặc tính ưu việt mong muốn của con người.

Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật của Thành phốĐà Lạt đã thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những giống cây bố và mẹ mang các đặc tính tốt.

Chi lan Renanthera và Vanda đã đáp ứng các yêu cầu mục đích đa dạng về mặt sưu tập, từng bước tạo tiền đề cho cho việc khai thác kinh tế lan cắt cành tại Việt Nam.

* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết.

Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống không cao. Tác giả Nguyễn Việt Thái (2002) cho rằng: Bất kể tháng nào trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng được. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất cho việc tách chiết là vào đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát

triển mạnh (Việt Chương, 2002)[7]. Đối với lan đơn thân, Nguyễn Việt Thái cho rằng: Kinh nghiệm nên dùng phần ngọn được tách ra trồng ra hoa nhanh hơn so với các lan đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) thì phương pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân, trừ các giống như Cymbidium, phaius... có thể dùng 2 giả hành duy nhất (Nguyễn Công Nghiệp, 2000) [28]. Đối với các loài Dendrobium như: Dendrobium caesar Alba,

Dendrobium ceasar Latil, Dendrobium popadour có thể cắt cây để nhân giống khi giả hành cây con trưởng thành. Nếu cắt quá non sẽ cho kết quả không tốt. Đối với

các loài lan Dendrobium yếu hơn như Dendrobium Jacqueline Thomas,

Dendrobium theodore Takiguchi... có thểđợi cây con mọc thêm 1 giả hành mới thì việc nhân giống mới đảm bảo hơn.

* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào Invitro, trong một thời gian ngắn có thể sản xuất một số lượng các giống khỏe và sạch bệnh. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong các cơ sở nghiên cứu chính về nuôi cấy mô nói chung. Năm 2002, quy trình nhân giống và nuôi trồng lan Hồ Điệp do viện sinh học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I nghiên cứu và đề xuất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất. Quy trình bao gồm các khâu nhân nhanh giống bằng nuôi cấy mô, kỹ thuật ra cây và ươm cây con, kỹ thuật trồng và điều khiển cây ra hoa (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2005) [46].

Theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự thì: Cây lan dễ nhân giống trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao, môi trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C (Trần Thị Thúy, 2007) [40]. Trung tâm hoa cây cảnh kết hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành được nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi của các giống lan HồĐiệp.

Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự cho rằng: Ngày nay việc nhân giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm của

Việt Nam với các ưu điểm: Thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân giống cao, giá thành hạ và cây sinh trưởng nhanh (Hoàng Ngọc Thuận, 2007) [38].

Tác giả Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển [25] ở Viện Sinh học - Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ Quốc Gia , TP Hồ Chí Minh khi thực hiện nghiên cứu về vấn đề vi nhân giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công

nghiệp, nhân giống invitro đã đi đến kết luận: - Vi nhân giống

Môi trường MS (1962) là môi trường nuôi cấy cơ bản thích hợp cho nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

BA (1mg/l)+IBA (0,1mg/l) là tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng bổ sung thích hợp nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

Hàm lượng nước dừa 15% là chất hữu cơ bổ sung hữu hiệu nâng cao hiệu suất phát sinh chồi trong quá trình nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

- Tái sinh invitro

Môi trường nuôi cấy cơ bản MS vẫn là môi trường thích hợp cho tái sinh và vươn thân hoa lan nhóm Dendrobium invitro.

BA 0,1mg/l + CW 20% là tổ hợp các chất sinh trưởng và chất hữu cơ bổ sung đạt hiệu suất cao trong tái sinh và vươn thân chồi hoa lan nhóm Dendrobium

invitro.

Chiều cao chồi ban đầu thích hợp khi đưa vào nuôi cấy tái sinh là 20mm.

1.4.2.3. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và nuôi trồng hoa lan.

Nguyễn Xuân Linh (1980) [18] cho rằng: nên tưới phân cho lan vào buổi sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới vào buổi trưa. Bình thường nên tưới 1 lần trong 1 tuần, nếu vườn lan râm mát thì nên tưới 10-15 ngày/lần, nếu vườn lan nhiều ánh sáng thì tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân thì nên dùng nhiều nước để tưới cho lan, tăng lượng nước tưới trong ngày để rửa bớt muối còn đọng lại trên lan.

Nguyễn Công Nghiệp sau những nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Mùa tăng trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK loại 30:10:10, khi chớm

nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao 10:10:20 hoặc loại 6:30:30. Trước khi cây vào thời kỳ ngủ nghỉ thì nên dùng loại phân có nồng độ kali cao để tăng sức đề kháng cho cây như 10:20:30. Đồng thời không nên dùng nồng độ phân bón quá 1g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hóa (Nguyễn Công Nghiệp, 2000) [28].

Theo tác giả Việt Chương và Nguyễn Việt Thái [7] bón phân hỗn hợp: NPK 30:10:10 thúc đẩy tăng trưởng và ra lá

NPK 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa hiệu quả NPK 10:10:20 thúc đẩy ra rễ tốt

NPK 10:20:30 tăng sức chịu đựng và đề kháng.

Việc nuôi trồng hoa lan được phát triển theo quy mô công nghiệp nên nhiều cơ sở sản xuất đã pha chế sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây. Trong đó có 3 nguyên tố chủ đạo là N, P, K và một số nguyên tố vi lượng bổ sung, cây lan sau khi ra khỏi chai mô sẽ phát triển qua 4 giai đoạn và có 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau

Dưới 3 tháng tuổi: 3g đạm và 10 lít nước, tưới 1 lần trong 1 tuần. 3 tháng tuổi: Dùng 5 g đạm và 10 lít nước, 10 ngày tưới 1 lần. 4-16 tháng tuổi: Dùng phân NPK 3:1:1 tưới 15 ngày 1 lần.

10-16 tháng tuổi: Dùng NPK 2:2:2, pha 6g N +6g P+6g K trong 10 lít nước, 15 ngày tưới một lần.

16 tháng tuổi trở đi cho đến khi ra hoa thì dùng phân NPK 1:2:3 cụ thể pha 5g N+10g P và 15g K trong 10 lít nước, 15 ngày phun 1 lần cho hiệu quả cao [46].

- Các nhà khoa học ở Việt Nam còn nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật khác như chọn giá thể, tưới nước, làm giàn che, lắp đặt hệ thống thông gió cho lan.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh (1998) [18], thì tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con rất quan trọng, tưới phải nhẹ nhàng và phun sương và tưới thường xuyên 3-4 lần/ngày nếu quá khô.

Kết quả nghiên cứu về cách sử dụng loại phân hoá học cho thấy:

+ Phân có tỷ lệđạm cao (30:10:10) thường dùng cho cây con, cây đang trong giai đoạn nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa.

+ Phân có tỷ lệ lân cao (10:30:10) kích thích cho cây ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây.

Việc sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao cũng cần thận trọng vì cây đang trong giai đoạn xung yếu (bị sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng) nếu bón phân này thì làm cho cây chậm lớn và hoa xấu.

+ Phân có tỷ lệ kali cao (10:10:30) giúp cây khoẻ, chống được sâu bệnh. Cây lan sử dụng kali tương đối nhiều so với các loại cây trồng khác. Thường dùng phân kali cho lan vào lúc ra hoa.

Theo Trung tâm Rau - Hoa - Quả Thường Tín, giai đoạn cây con (15 ngày sau khi trồng) phun dinh dưỡng NPK có tỷ lệ: 30:10:10 với nồng độ 0,2% cho 5 ngày 1 lần phun thì cây con sinh trưởng rất tốt (Lê Đặng Trung Tuyến, 2007)[31].

Lượng phân bón cho lan phải hết sức linh động, nó phụ thuộc vào thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà điều chỉnh cho thích hợp.

Nước ta có nhiều loại phân hữu cơ khác nhau, các loại phân này dùng để bón cho lan như: Khô dầu lạc, khô dầu vừng, phân tôm cá, phân gia súc, nước tiểu người, xác bã động vật... Tất cả các loại phân này phải được chế biến trước khi bón cho lan.

+ Nước tiểu: Hoà loãng nước tiểu dạng 1:10 hay có thể loãng hơn, tưới cách nhật 1 tuần tưới 2 lần, phù hợp với tất cả các loại lan. Dùng công thức pha chế phân bón: 100ml nước tiểu và 100g bã đậu phụ với 0,8 lít nước cho lên men từ 7-10 ngày, lọc lấy phần nước trong tưới cho lan. Mỗi tháng tưới 1-2 lần tỷ lệ 1:4 thích hợp cho Dendrobium, Phalaenopsis, Paphiopedelium, Oncidium, Renather... (Vũ Thị Phượng, 2005)[29].

+ Xác bã động vật, phân gia súc, phân tôm cá, khô dầu lạc, khô dầu vừng: Cần phải ngâm ủ cho hoai mục trước khi sử dụng để tránh ngộđộc cho lan.

Phân phức hữu cơ là sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ EDTA và các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật cho một số giống hoa lan hoàng thảo (dendrobium) tại thành phố lai châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)