Thực hiện chính sách ruộng đất phải tuân theo pháp luật, phải bảo

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh thái nguyên từ năm 1945 đến năm 1957 (Trang 71 - 83)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.5. Thực hiện chính sách ruộng đất phải tuân theo pháp luật, phải bảo

những nhân tố phát triển sản xuất, tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân

Trong khi thực hiện cải cách ruộng đất các cán bộ và các ủy ban cải cách ruộng đất có nhiều việc làm vi phạm pháp luật như dùng nhục hình, quy chụp, bắt người, tịch thu tài sản không đúng thủ tục. Các tòa án nhân dân đặc biệt xét xử không theo trình tự của thủ tục tố tụng, các thành viên không am hiểu pháp luật, phần nhiều được cử từ cán bộ xã, thành phần bần cố nông, trình độ văn hóa thấp, chưa có kinh nghiệm làm việc, khi xét xử vội vàng, lúng túng, người bị đưa ra xét

xử không có quyền bảo vệ mình, bị tố khổ xong là bị kết án dẫn đến những xử oan. Vì thế, việc tuân theo các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật là rất quan trọng

Ngoài ra, sai lầm trong cải cách ruộng đất đã đánh nhầm vào những người biết làm ăn kinh tế nhất ở nông thôn như một bộ phận phú nông, trung nông, lẽ ra chúng ta phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản của các tầng lớp này để họ yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn, còn đối với địa chủ thường thì nên vận động hiến ruộng đất nhưng vẫn phải để họ làm ăn trên phần ruộng ruộng đó, chính quyền có những quy định đảm bảo quyền lợi cho nông dân cúng như bản thân họ để giữ vững nhịp độ phát triển sản xuất. Đảng ta thấy rằng khi đề ra và thực hiện chính sách ruộng đất không chỉ nhằm đem lại quyền lợi kinh tế trước mắt cho giai cấp nông dân mà còn phải chú ý đến việc bảo vệ các nhân tố phát triển sản xuất của các tầng lớp giai cấp khác, để đảm bảo cho sức sản xuất chung không bị gián đoạn và suy giảm.

Quyền dân chủ là không thể thiếu, mỗi khi đụng chạm đến nó là sẽ ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến quyền lợi chính trị, kinh tế của nhiều tầng lớp và giai cấp, đến sự ổn định và phát triển. Các quyền dân chủ về vấn đề ruộng đất cũng cần được tôn trọng, phải để dân hiểu thông chính sách được bàn bạc, góp ý kiến vào chủ trương, biện pháp thực hiện và được giám sát khi giải quyết vấn đề ruộng đất. Trong giảm tô – cải cách ruộng đất quyền dân chủ bị vi phạm, các đường lối nông thôn, đường lối Mặt trận, đường lối liên hiệp giai cấp của Đảng là biểu hiện của dân chủ nhưng đã không được thực hiện, tác phong mệnh lệnh, áp đặt, chủ quan, duy ý chí, tư tưởng “tả” khuynh của cán bộ cải cách ruộng đất đã tạo ra sự mất dân chủ nghiêm trọng. Đặc biệt khi phát động quần chúng đấu tranh thì nặng về hình thức, gò ép, dân không được bàn bạc, thiếu dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân dẫn đến những sai lầm, chậm được phát hiện. Vậy bài học tôn trọng và phát huy quyền dân chủ là bài học vẫn còn nóng hổi đối với việc giải quyết các vấn đề ruộng đất cho nông dân, nông thôn và nhiều vấn đề trong xã hội hiện nay.

Như vậy, ruộng đất luôn là vấn đề “nhạy cảm” nó tồn tại và diễn biến linh hoạt, trong những điều kiện riêng của từng địa phương, từng dân tộc thì những người đứng đầu phải nắm vững pháp luật, nhìn nhận đúng đắn, toàn diện mọi mặt thì mới có thể thành công được, vai trò quan trọng ấy chính là trách nhiệm của Đảng ta.

KẾT LUẬN

Thứ nhất, Thái Nguyên là tỉnh miền núi tiếp giáp với vùng đồng bằng, tỉnh

Thái Nguyên giữ một vị trí chiến lược quan trọng, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nhân dân các dân tộc lao động cần cù và nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông ngiệp toàn diện.

Thứ hai, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Thái Nguyên

là tỉnh tự do và nơi đặt cơ qua đầu não của Trung ương và Chính phủ, đặc biệt tỉnh Thái Nguyên có vinh dự lớn được Trung ương chọn làm nơi nghiên cứu và thí điểm thực hiện các chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng. Đó là:

 Nghiên cứu thí điểm chủ trương “phóng tay phát động quần chúng nông

dân đấu tranh với giai cấp địa chủ, thực hiện giảm tô, giảm tức và thoái tô” tại hai xã Dân Chủ và Đồng Bẩm (huyện Đồng Hỷ) tháng 11/1952.

 Thí điểm thực hiện triệt để giảm tô ở 6 xã Đồng Bẩm, Dân Chủ, Phúc

Xuân (huyện Đồng Hỷ), Hùng Sơn (huyện Đại Từ), Đức Liên, Nhã Lộng (huyện Phú Bình) từ 4/1953 đến 7/1953.

 Thí điểm cải cách ruộng đất tại 6 xã Hùng Sơn, Độc Lập, Trần Phú, Tân

Thái, An Mỹ, Bình Thuận thuộc huyện Đại Từ từ tháng 12/1953 đến 3/1954.

Ngoài các đợt được chọn là thí điểm giảm tô – cải cách ruộng đất, dưới sự lãnh đạo của Đảng nông dân, các dân tộc tỉnh Thái Nguyên còn tiến hành ba đợt triệt để giảm tô tại hầu hết các xã, hai đợt cải cách ruộng đất tại 69 xã.

Thứ ba, từ các đợt thí điểm này Trung ương đã rút ra kinh nghiệm, hoàn chỉnh chính sách và mở rộng thực hiện ra các tỉnh trên toàn miền Bắc. Như vậy, tỉnh Thái Nguyên vị trí rất quan trọng trong việc hoàn thiện và thực hiện các chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng trong thời kỳ kháng chiến. Các đợt giảm tô – cải cách ruộng đất thí điểm và mở rộng này đã đánh đổ từng bước tiến tới đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ , thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến cùng các hình thức bóc lột của nó, đem lại ruộng đất, thực hiện được ước mơ ngàn đời “người cày có ruộng” cho người nông dân, xác lập địa vị làm chủ kinh tế của người

nông dân trên địa bàn nông thôn, tạo ra nguồn động viên vật chất và tinh thần để nông dân thi đua lao động sản xuất, tích cực đóng góp chi viện cho chiến trường, góp phần to lớn cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Thành công của cải cách ruộng đất là căn bản, đánh dấu bước phát triển quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giảm tô - cải cách ruộng đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng phạm phải những khuyết điểm và những sai lầm nghiêm trọng, khi tổ chức chỉ đạo thực hiện. Những sai lầm đó đã được Đảng ta phát hiện và kịp thời, nghiêm túc sửa chữa.

Như vậy, những kết quả thành công cùng những khuyết điểm, sai lẩm trong việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu đó là: cần nhận thức đúng vị trí quan trọng của vấn đề ruộng đất trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam, thực hiện các chính sách về ruộng đất phải xuất phát từ thực tế khách quan và những đặc điểm riêng của từng vùng, giải quyết quyền lợi cho nông dân phải đặt trong mối liên hệ tổng thể: giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của nông dân và quyền lợi của các giai cấp khác, giữa lợi ích kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội, văn hóa… đồng thời đó còn là vấn đề tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giữ vững nguyên tắc, điều lệ Đảng, đào tạo và sử dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực. Những bài học kinh nghiệm đó vẫn luôn mang tính thời sự để Đảng và Nhà nước ta cũng như Đảng bộ và chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Nguyên vận dụng vào việc thực hiện các chính sách ruộng đất nói riêng, các chính sách đối với nông dân, nông nghiệp nói chung, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Thái Nguyên trở thành một tỉnh giàu đẹp của nước Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình địa chủ, dân số, dân tộc, thành phần tôn giáo năm 1951 của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 01, Phông Bộ Nội vụ, Trung tân lưu trữ quốc gia III.

2. Báo cáo về vấn đề tạm cấp ruộng đất trong tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 3, cặp

40, Lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

3. Báo cáo vấn đề thí điểm cải cách ruộng đất trong tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 5,

Cặp 45. Lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh Uỷ Thái Nguyên

4. Báo cáo tình hình điều tra nông thôn, ruộng đất năm 1953 của Ban chấp hành

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 48, Phông Nội Vụ, Trung tâm lưu trữ quốc

gia III.

5. Báo cáo tình hình giảm tô, giảm tức tỉnh Thái Nguyên, Đơn vị bảo quản 298,

Cặp số 22, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên

6. Báo cáo tổng kết cải cách ruộng đất tỉnh Thái Nguyên, Đơn vị bảo quản 298,

Cặp số 22, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

7. Báo cáo kiểm điểm công tác sửa sai của tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị bảo quản

302, Cặp 21, Lưu trữ Tỉnh Uỷ Thái Nguyên.

8. Báo cáo của Tổ công tác nghiên cứu tình hình chi bộ xã Dân Chủ huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đã giảm tô đợt I, Đơn vị bảo quản 309, cặp 22, Lưu trữ

Tỉnh Uỷ Thái Nguyên.

9. Báo cáo về giảm tô của các địa phương năm 1948-1953, Hồ sơ 1320, Trung

tâm lưu trữ quốc gia III.

10. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về cuộc phát động quần

chúng ở đồn điền Đồng Bẩm năm 1953, Hồ sơ 1345, Trung tâm lưu trữ quốc

gia III.

11. Báo cáo tổng kết phong trào phát động quần chúng giảm tô ở các xã thí nghiệm trong Liên khu Việt Bắc năm 1953. Trung tâm học liệu tỉnh Thái Nguyên.

12. Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

13. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999), Thái Nguyên Lịch sử đấu tranh

cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941- 1954).

14. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2000), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên 1996- 1999, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. Dương Kinh Quốc (1982), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 – 1945,Tập

II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

16. Đất Bắc Thái, Uỷ Ban Nông nghiệp Bắc Thái, xuất bản năm 1975.

17. Đại Nam nhất thống chí. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, (1971), tập II.

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998 – 2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1 đến

tập 15. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Echinard, Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm1934, Hồ

sơ 3, cặp 24, Lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

20. Echinard, Tiểu chí tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 10, cặp 44, Lưu trữ Ban Tuyên

giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

21. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (1998), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, tập III. NXB

Giáo dục, Hà Nội.

22. Ban thường vụ huyện Phú Bình, (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình

(1930 - 2005).

23. Ban thường vụ tỉnh Thái Nguyên, (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

tập 1(1936 - 1965).

24. Nguyễn Duy Tiến (2002), Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông

dân ở Thái Nguyên 1945-1957, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Duy Tiến, Tình hình ruộng đất ở Thái Nguyên trước Cách mạng

tháng Tám năm 1945, Tạp chí Dân tộc học, số 4 (1999). Tr 80-87.

26. Nguyễn Duy Tiến. Thực hiện thí điểm chính sách ruộng đất của Đảng ở Thái

27. Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thứ 10 mở rộng về công tác cải cách ruộng

đất và chỉnh đốn tổ chức, Đơn vị bảo quản 285. Cặp số 37. Lưu trữ Uỷ ban

nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

28. Nguyễn Trãi (1960), Dư Địa Chí, NXB Sử Học, Hà Nội.

29. Tạ Thị Thuý (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến năm

1918, NXB Thế Giới, Hà Nội.

30. Thống kê tổng hợp kết quả chia ruộng đất qua các đợt Cải cách ruộng đất tỉnh

Thái Nguyên, Phông số 1, Mục lục 12, Đơn vị bảo quản 1290, Lưu trữ Uỷ ban

nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

31. Trần Phương (chủ biên), (1968) Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

32. Trường Chinh, (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. NXB

Sự thật, Hà Nội.

33. Văn Tạo (1993), Cải cách ruộng đất – Thành quả và sai lầm, Tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử, số 2, Tr.1- 10.

34. Viện nghiên cứu Hán Nôm, Tên làng xã Việt Namđầu thế kỷ XIX.

35. Viện sử học (1992), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời Cận đại,Tập II,

NXB Khoa Học Xã Hội.

36. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975),NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T2.

PHỤ LỤC

Những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

Hình thức đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất

Địa chủ Nguyễn Thị Năm và gia đình.

Nguồn: baomai.blogspot.com

Đại hội đấu tố địa chủ Nguyễn Thị Năm

Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh khóc trước toàn dân nhận lỗi lầm về cải cách ruộng đất và sự hy sinh của địa chủ Nguyễn Thi Năm.

Nguồn: baotoquoc.com

Bài báo tự phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại Hội nghị Tổng kết quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ngày 4/3/1957 ở tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn: googletienlang2014.blogspot.com

Thực hiện "cải cách ruộng đất", chia ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên hoàn thành cải cách ruộng đất.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh thái nguyên từ năm 1945 đến năm 1957 (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)