Đánh giá đúng tình hình ruộng đất và giai cấp ở từng địa phương để

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh thái nguyên từ năm 1945 đến năm 1957 (Trang 70 - 71)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.4.Đánh giá đúng tình hình ruộng đất và giai cấp ở từng địa phương để

ra chính sách ruộng đất đúng đắn, phù hợp phải đảm bảo sự ổn định về tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn

Do điều kiện riêng về địa lý, lịch sử mà trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn miền Bắc nói chung và nông dân Thái Nguyên nói riêng không giống nhau trong từng vùng. Tất cả những đặc điểm riêng biệt ấy của từng vùng và tiểu vùng cần được xem xét một cách khách quan để đề ra những chủ trương và các biện pháp thực hiện thích hợp cho từng địa phương.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên là tỉnh trong vùng tự do, nhiều nơi trong tỉnh có trình độ phát triển kinh tế, xã hội, phân hóa giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo đa dạng, hơn nữa Thái Nguyên cũng đã được Trung ương Đảng chọn làm ATK (An toàn khu) nơi trung tâm đầu não trực tiếp chỉ đạo cách mạng cả nước do đó việc lựa chọn tỉnh Thái Nguyên là nơi thí điểm thực hiện cải cách ruộng đất là sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên khi thực hiện thí điểm lại phạm phải những hạn chế sai lầm do không đánh giá đúng thực tế tình hình kinh tế xã hội ở Thái Nguyên và sau đó kéo theo sự áp dụng máy móc cho các địa phương khác dẫn đến sai lầm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, Đảng ta nhận thấy cần đánh giá đúng tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người nông dân, đánh giá đúng tình hình nông thôn để đề ra các chủ trương và thực hiện bằng các biện pháp phù hợp với các đặc điểm về phong tục tập quán, tâm tư tình cảm của cư dân từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo giải quyết có hiệu quả vấn đề ruộng đất, vấn đề nông dân tránh để lại những sai lầm.

Ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, đối với mỗi đảng cầm quyền. Khi đề ra chính sách ruộng đất phải đảm bảo ổn định về chính trị, xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, giữ gìn các giá trị văn hóa, đạo đức, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu kinh tế mà còn phải nhằm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp trong nông thôn. Điều này có ý nghĩa hơn đối với tình hình nông thôn nước ta hiện nay, khi mà ruộng đất ngày càng trở nên có giái trị đối với con người.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh thái nguyên từ năm 1945 đến năm 1957 (Trang 70 - 71)