6. Bố cục của khóa luận
1.2.6. Ruộng nhà thờ thiên chúa giáo
Việt Nam là một quốc gia từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Thái Nguyên cũng không năm ngoài tình trạng đó. Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên có 5 nhà thờ xứ và 12 nhà thờ họ, có 3 nhà thờ lớn là: Nhã Lộng (Phú Bình), An Huy (Đại Từ), Túc Duyên (Đồng Hỷ) [24,tr.55]. Tính đến thời điểm trước Cải cách ruộng đất, nhà thờ An Huy (Đại Từ) có 125 mẫu ruộng, chiếm 16,3% tổng số ruộng của làng xã và 20 mẫu đất. Số ruộng này hoàn toàn được nhà thờ đem phát canh thu tô cho đến Cải cách ruộng đất. [1,tr.8]
Diện tích ruộng đất của nhà thờ nhìn chung vẫn còn tồn tại đến năm 1945, thậm chí đến vài năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ruộng đất này vẫn do từng nhà thờ quản lý, chính quyền cách mạng vẫn chưa đụng đến. Tuy nhiên, phải đến năm 1949 chính quyền cách mạng bắt đầu can thiệp vào ruộng của nhà thờ của xã Hùng Sơn (Đại Từ). Giữa tháng 7 năm 1949, Đảng và Chính phủ ta ra sắc lệnh giảm tô 25%, thành lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh để tiến hành tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân cày nghèo.
Tiểu kết chương 1
Thái Nguyên là tỉnh “đệm” giữa miền núi và đồng bằng, giàu tài nguyên, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt
là tiềm năng về nông nghiệp. Thái Nguyên là địa bàn cư tụ lâu đời của nhiều dân tộc anh em, là nơi thu hút những người từ các tỉnh khác đến sinh cơ lập nghiệp.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tại Thái Nguyên tồn tại chế độ chiếm hữu và phương thức khai thác, bóc lột phong kiến đối với ruộng đất. Giai cấp địa chủ là tầng lớp chiếm nhiều ruộng đất, bóc lột bằng địa tô và thuê mướn nhân công.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị ở nước ta, một trong những vùng đất Pháp nhận thấy đầy tiềm năng là Thái Nguyên, đây là miếng mồi béo bở để Pháp khai thác, bóc lột. Chính sách khai thác của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với thực dân Pháp và địa chủ phong kiến gày càng sâu sắc. Cũng như trên phạm vi cả nước, vấn đề giai cấp ở Thái Nguyên đi liền với vấn đề dân tộc, phản phong đi liền với phản đế, vấn đề “người cày có ruộng” gắn liền với “độc lập dân tộc”. Đó là đường lối đúng đắn, phản ánh nhiệm vụ bức thiết của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng đề ra và lãnh đạo.
Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1957
2.1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TỪNG PHẦN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1948