IV. Đánh giá về hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa
Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa
3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà Nước là ngân hàng của các ngân hàng, có tầm quan trọng đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy những chính sách và điều chỉnh hợp lý của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
− Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp luật, đặc biệt chú ý tới tính đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động đúng theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà vẫn đảm bảo đúng định hướng XHCN.
− Phải xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt và phù hợp từng thời kỳ. Mức lãi suất cơ bản mà NHNN đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc thị trường và quan hệ cung cầu về vốn, đồng thời lãi suất đề ra phải bù đắp được tác động của lạm phát.
− Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống quốc tế thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn.
3.2 Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Công Thương
− Ngân hàng TMCP Công Thương cần phải tạo điều kiện tốt nhất cho chi nhánh Sầm Sơn để phát huy hết thế mạnh của mình. Cho phép chi nhánh Sầm Sơn được thành lập ngân sách riêng cho hoạt động Marketing, để chi nhánh được hình thành bộ phận Marketing độc lập trong cơ cấu tổ chức chi nhánh. − Tăng quyền chủ động của chi nhánh Sầm Sơn trong các chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược Marketing nói riêng. Hỗ trợ chi nhánh trong việc tăng cường năng lực công nghệ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống phần mềm ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua những kết quả mà ngân hàng TMCP Công Thương đạt được là đáng được ghi nhận, góp phần đáng kể vào thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên.
Trong quá trình đi sâu tìm hiểu thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa, em đã cố gắng học hỏi và rút ra được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động Marketing. Bên cạnh đó em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của dịch vụ này. Em hi vọng với bản báo cáo này sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động marketing của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sầm Sơn. Trong thời gian tới ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa nói riêng sẽ phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của Ban giám đốc và các cán bộ phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.s Mai Minh Hương, người đã có những hướng dẫn tỉ mỉ và sát sao giúp em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) GS.TS.Trần Minh Đạo (Chủ biên), Marketing căn bản, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2008.
2) TS.Nguyễn Thị Minh Hiền (cùng các tác giả), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, 2003
3) TS.Phan Thị Thu Hà – TS Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại
quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, 2002.
4) Tập thể tác giả Trường Đại Học Ngoại Thương, Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục, 2000.
5) Các báo cáo tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa.
6) Các website:
Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn
Website Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam http://www.vietinbank.vn