Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng Thương mại Cố phần Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa (Trang 33 - 35)

IV. Đánh giá về hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa

2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa

TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa

Hiện nay, chi nhánh Vietinbank Sầm Sơn chưa có bộ phận phòng Marketing riêng, đây cũng là tình trạng chung đối với các ngân hàng thương mại. Vì vậy các hoạt động về Marketing chủ yếu được thực hiện phân tán ở nhiều bộ phận khác nhau. Tuy có ưu điểm là giảm thiểu chi phí, đơn giản trong khâu xây dựng, tổ chức thực hiện nhưng về lâu dài sẽ không phù hợp. Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao thì chi nhánh cần phải thành lập một phòng Marketing riêng, có vị trí độc lập trong mô hình tổ chức của chi nhánh. Công việc quan trọng tiếp theo là tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên về nghiệp vụ Marketing ngân hàng, việc chuyên môn hoá này sẽ giúp các cán bộ của chi nhánh phát huy tốt năng lực của mình, tận dụng tốt các nguồn lực vào hoạt động Marketing và hoạch định, tổ chức thực hiện các chiến lược có hiệu quả nhất.

2.2 Xây dựng và đẩy mạnh chiến lược sản phẩm hợp lý

 Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũ: mặc dù thuộc tính cơ bản của một sản phẩm dịch vụ được xác định ngay từ lúc hình thành sản phẩm, dịch vụ nhưng để duy trì và và phát triển dịch vụ chi nhánh cần phải bổ sung nhiều thuộc tính mới. Việc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ sẽ giúp chi nhánh duy trì được khách hàng cũ và thu hút được nhóm khách hàng mới.

 Hoàn thiện quy trình, đơn giản hoá các thủ tục nghiệp vụ, thông tin kịp thời các thay đổi về sản phẩm dịch vụ. Ví dụ với dịch vụ tài khoản cá nhân, khách hàng của chi nhánh là nhóm khách hàng trẻ tuổi và thành đạt, thu nhập trung bình và cao, nên chi nhánh cần gia tăng các giá trị bổ sung thích hơp. Hịên tại ở chi nhánh thu hút từ dịch vụ phi tín dụng còn quá thấp nên cần phải đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm này. Ví dụ như phát triển dịch vụ tư vấn, dịch vụ thẻ thanh toán tăng cường những biện pháp khuyến khích khách hàng.  Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cần được chú trọng hơn nữa. Chi nhánh có thể tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh từ đội ngũ nhân viên, với hoạt động cho vay cá nhân cần nghiên cứu hình thức cho vay tiêu dùng cá

nhân dựa trên bảng lương, cần khẩn trương triển khai sản phẩm được thực hiện trên hệ thống kênh phân phối hiện đại như Homebanking…

2.3 Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối

Phát triển kênh phân phối truyền thống, mở thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ, đồng thời phát triển hệ thống kênh phân phôí điện tử nhằm khắc phục những nhược điểm về không gian và thời gian nhằm khắc phục nhược điểm của kênh phân phối truyền thống nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ, tối đa hoá vai trò của từng kênh phân phối một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giao dịch ở mọi lúc mọi nơi. Cụ thể :

+ Đưa ra thêm nhiều loại dịch vụ ứng dụng công nghệ, để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán , truy vấn số dư tài khoản...phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, mô hình này chi phí thấp, tiện lợi cho khách hàng. + Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng Thương mại Cố phần Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w