IV. Đánh giá về hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa
2. Những tồn tại, khó khăn
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ chỉ mới dừng lại ở tín dụng: Các hoạt động phi tín dụng chưa được quan tâm thoả đáng. Chi nhánh cần hoạch định những chính sách Marketing phù hợp để nâng cao doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng như thiết kế những sản phẩm dịch vụ mới, những sản phẩm bổ sung cho những sản phẩm truyền thống, mở rộng các hoạt động giao tiếp để tìm kiếm khách hàng mới.
Kênh phân phối hiệu quả còn chưa cao. Tuy đã có các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như Homebanking nhưng lượng khách hàng sử dụng chưa nhiều. Hiện tại chi nhánh đã có 7 phòng giao dịch nhưng phương thức giao dịch và cung cấp dịch vụ của chi nhánh vẫn chủ yếu là tại quầy.
Quá trình thu thập và xử lý thông tin chưa toàn diện. Hiện tại chi nhánh chỉ mới tập trung vào nhóm khách hàng hiện tại mà chưa chú ý tới việc thu thập thông tin ở nhóm khách hàng tiềm năng nên chính sách để thu hút khách hàng mới chưa đạt hiệu quả cao.Việc thu thập và xử lý thông tin của chi nhánh cũng chưa triệt để.
Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với các chi nhánh, và các NHTM với nhau. Chính sự chồng chéo này đôi khi không những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà còn có sự phản tác dụng không mong muốn.
CHƯƠNG III :
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa 1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới
1.1 Định hướng kinh doanh đến năm 2015 của chi nhánh
Trong thời gian tới ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ, đổi mới toàn diện, đa dạng hóa về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng với cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, đào tạo nhân viên, tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Trên cơ sở định hướng chiến lược đó, chi nhánh Sầm Sơn sẽ tiếp tục triển khai tốt và sáng tạo những kế hoạch đã đề ra, để hoàn thành được những kế hoạch đã đề ra trong thời gian tới như sau:
Mục tiêu đến năm 2015: Nguồn vốn tăng trưởng 70% năm, đầu tư tín
dụng tăng trưởng 50% năm, dịch vụ tăng trưởng 70% năm, nợ xấu nhóm 2-5 bằng không, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 1 tỷ đồng, phát hành 8.000 thẻ ATM, lợi nhuận tăng trưởng 50% năm, phấn đấu đạt Công đoàn sắc, chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chiến lược thực hiện:
− Ưu tiên tập trung, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là các nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trẻ tuổi và thành đạt, có yêu cầu và dễ thích ứng với các dịch vụ ngân hàng, tài chính.
− Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói, phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển.
− Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch tiền tệ trên thị trường nội địa và khu vực, thực hiện tốt vai trò như một trong các nhà tạo dựng thị trường chuyên nghiệp chủ yếu.
1.2 Định hướng hoạt động Marketing của Vietinbank Sầm Sơn
Chiến lược Marketing ngân hàng được thực hiện bởi toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Để đảm bảo việc thực thi thành công chiến lược Marketing, nhà quản trị cần phải thận trọng trong việc phát triển nguồn lực con người. Vì vậy công tác đào tạo, tuyển chọn nhân sự phải được nâng cao. Và đặc biệt đối với chi nhánh Sầm Sơn cần phải chú trọng cải tiến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
Hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngân hàng. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin thanh toán điện tử, hệ thống giao dịch điện tử trên cơ sở ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin, các ngân hàng lớn thành công trên thế giới hiện nay đều có hệ thống công nghệ thông tin cực kỳ hiện đại. Bên cạnh đó cần chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích nhằm khai thác có hiệu quả các công nghệ hiện đại, đồng thời tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao theo nhu cầu của nền kinh tế.Việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ làm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chú trọng công tác Marketing, xây dựng chiến lược khách hàng, mở rộng mạng lưới, tranh thủ quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng. Cải tiến các quy trình giao dịch.