Nguyên nhân khó khăn:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chìa khóa thành công Nhật Ngữ (Trang 35 - 43)

C, KĨ NĂNG ĐỌC:

d)Nguyên nhân khó khăn:

Khách quan:

Các bài đọc,văn bản bằng tiếng Nhật hầu hết đều được viết bằng ba loại chữ Hiragana, Katakana, Kanji đồng thời chứa đựng một lượng thông tin nhất định. Văn bản càng dài, lượng thông tin càng lớn. Vì vậy, khi phải đọc liên tục trong một khoảng thời gian dài dễ gây mất hứng thú cũng như làm phân tán sự tập trung. Kéo theo đó, hiệu quả của việc đọc cũng sẽ bị giảm sút.

Không những thế, trong một ngôn ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng, cùng một từ nhưng khi đặt trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng có cách dùng từ khác nhau. Chính vì thế mà nhiều bạn gặp phải tình trạng hiểu được nghĩa của tất cả các từ nhưng vẫn không thể hiểu được nghĩa của cả câu.

Không chỉ từ vựng mà ngữ pháp cũng gây rất nhiều khó khăn trog việc đọc. Mỗi mỗi một ngôn ngữ sẽ có những đặc trưng riêng trong ngữ pháp.Trong khi tiếng Việt của chúng ta thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập thì tiếng Nhật lại thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. Chính vì thế mà sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này càng lớn hơn. Một vài ví dụ về sự khác nhau giữa ngữ pháp tiếng Nhật và tiếng Việt

 Đặc trưng tiêu biểu của tiếng Nhật là trong một câu thường xuất hiện rất nhiều trợ từ.Trong câu :

ひ ひ ひひひ ひ , 6 ひ ひひひ ひ ひ ひひ ひ ひ ひひ" ひ ひ ひ ひ ひ ひ ひ ひ ひ có tới 4 trợ từ trong khi cùng một nội dung đó được diễn đạt bằng tiếng Việt chỉ có 2 trợ từ:

“ 6h30 sáng hôm qua, tôi đi đến trường cùng bạn.”

 Các câu trong tiếng Nhật thường lược bỏ chủ ngữ khi cả người nói và người nghe đều hiểu đối tượng được nhắc đến, trong khi một câu tiếng Việt thường đầy đủ cả chủ-vị:

ひひひひひひひひひひひ

“ Tôi ăn cơm.”

 Trong tiếng Nhật, động từ chính thường nằm ở cuối câu. Còn trong tiếng Việt, động từ thường đi ngay sau chủ ngữ:

ひひひひひひひひひ ひひひひひひ

“Tôi đi đến công viên.”

Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu. Do tiếng Nhật và tiếng Việt khác nhau rất nhiều nên nếu không hiểu biết và nắm vững ngữ pháp, bạn sẽ khó có thể cải thiện trình độ đọc của mình.

động như tâm lí áp lực, khi không nghĩ ra cách làm mà các bạn khác đã hoàn thành, không quen với địa điểm thi mới,…gây phân tán tư tưởng và làm mất tập trung.

Chủ quan:

Khó khăn trong việc đọc mà ai cũng gặp phải là vốn từ vựng còn hạn chế. Trong khi đọc chúng ta có thể gặp rất nhiều mới.Đặc biệt là khi những từ ấy lại là keyword, việc nắm bắt ý chính của bài sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Một khi không nắm được ý chính thì sẽ không thể hiểu được bài nói về nội dung gì, phản ánh vấn đề nào, đối tượng nào. Việc làm bài tập liên quan cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không tốt.

Bên cạnh đó, nhiều bạn vẫn thường có thói quen dịch từng từ mới có thể hiểu được ý nghĩa cả câu. Khi gặp từ mới, theo phản xạ, chúng ta thường tra từ điển để biết được nghĩa của từ. Điều này sẽ khiến những thông tin đã đọc trước đó bị quên đi ngay sau khi tìm xong nghĩa của từ vừa tra, đồng nghĩa với việc chúng ta phải đọc lại từ đầu.Như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian để đọc hoàn chỉnh được một bài. Hơn nữa, khi các bạn đã quan với việc tra nghĩa khi gặp từ mới mà trong phòng thi không được phép sư dụng tài liệu liên quan cũng như từ điển, việc tìm hiểu nghĩa của các từ là không thể sẽ gây lúng túng, làm bài kém hiệu quả.

Trong quá trình tự luyện đọc và làm bài tập đọc hiểu, không phải ai cũng lựa chọn cho mình được những nguồn tài liệu phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu làm bài tập dễ hơn so với khả năng thưc sự thì kiến thức nâng cao mà bạn đã trau dồi được trước đó rất dễ bị mai một dần. Chúng ta đều biết rằng, mỗi lần suy nghĩ là mỗi lần bộ não được “luyện tập”. Càng suy nghĩ nhiều khả năng tư duy của não càng được thúc đẩy. Việc lựa chọn những bài tập dễ để làm sẽ khiến não không được hoạt động nhiều, không phát huy được hết được năng lực vốn có. Không những thế, khi làm bài tập đơn giản các bạn sẽ đễ dàng đạt được điểm cao. Điều này sẽ tạo tâm lý tự mãn, lầm tưởng về khả năng thực sự của mình. Làm bài tập với độ khó không phù hợp cũng sẽ phản tác dụng, gây căng thẳng, chán nản, khó tạo hứng thú cho việc học.

Tuy rằng khi đã tạm thời vượt qua khó khăn về từ vụng và ngữ pháp nhưng khả năng đọc của nhiều bạn vẫn chưa có tiến bộ hoặc tiến bộ không rõ rệt. Nguyên nhân là do trong lúc đọc, các bạn không biết cách tóm lược ý chính của đoạn văn, đọc không kết hợp với tư duy để có thể nắm bắt những thông tin quan trọng mà bài đọc muốn truyền tải. Từ đó mà việc trả lời câu hỏi và làm bài tập liên quan không đạt được kết quat cao.

Do những ảnh hưởng tiêu cực của những khó khăn kể trên, nhiều bạn sẽ hình thành “nỗi sợ đọc”, “ngại đọc”. Khi đã “sợ đọc”, chắc chắn các bạn sẽ ít làm bài tập đọc cũng như luyện tập kĩ năng đọc. Kĩ năng này cũng kéo théo đó mà ngày một kém hơn. Tình trạng này kéo dài, các bạn đã tự dán cho mình những cái “nhãn” mang tên

như “ mình không giỏi phần đọc”, “khả năng đọc của mình sẽ không bao giờ tiến bộ cả”. Tư tưởng an phận, thiếu tự tin ấy sẽ khiến kĩ năng đọc của bạn khó có thể cải thiện.

e) Cách giải quyết khó khăn và phương pháp cải thiện kĩ năng đọc:

 Luyện đọc thật nhiều và nên đọc những văn bản, tài liệu có nội dung mà mình thích. Nếu trong lúc đọc các bạn cảm thấy chán nản hoặc buồn ngủ, hãy nhớ lại mục đính của mình để quyết tâm hơn.

 Thường xuyên trau dồi vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp. Học theo từng chủ đề, học qua việc tìm hiểu văn hóa, đất nước và con người Nhật bản.

 Khi gặp từ mới thì không được lúng túng, “bao vây, khoanh vùng để phỏng đoán”, nghĩa là dựa vào những từ trước và sau từ mới ấy, đặt từ ấy vào trong văn cảnh của câu cũng như nội dung chính của bài để đoán nghĩa. Khi mới luyện tập có thể các bạn chưa đoán được chính xác nghĩa, chỉ cần hiểu đại ý của từ đó là được. Sau một thời gian luyên tập thường xuyên, các bạn sẽ tự rút ra cho mình những dấu hiệu và mẹo riêng để đoán nghĩa của từ để có thể làm bài tập tốt hơn.

 Một vài mẹo nhỏ để làm bài tập đọc hiểu

• Đọc một đến hai câu mở đầu của bài trong vòng vài giây để xác định được đối tượng chính mà bài đề cập đến. Lướt một lượt toàn bộ bài đọc trong khoảng 10 đến 15 giây( tùy vào dung lượng của từng bài). Từ hiện nhiều lần nhất sẽ là đối tượng cần tìm. • Đọc phần yêu cầu (hoặc câu hỏi ) trước, gạch ra keyword của câu hỏi rồi đi tìm

keyword hoặc những từ có liên quan về mặt nghĩa với keyword, không nên đọc toàn bài rồi mới trả lời câu hỏi.

• Đối với câu hỏi về nghĩa của từ hoặc phần nội dung được gạch chân, bạn hãy đọc thật kĩ câu trước và sau, kết hợp tư duy và phán đoán để có thể tìm ra câu trả lời.

• Khi gặp loại câu hỏi lựa chọn đáp án, nên sử dụng phương pháp loại trừ, gạch bỏ những phương án sai trước khi đưa ra câu trả lời cuối cùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kiểu câu hỏi về nội dung toàn bài thường sẽ là câu đầu tiên trong phần bài tập nhưng các bạn nên để làm cuối cùng. Bởi sau khi đã trả lời tất cả những câu trong bài các bạn sẽ nắm được nội dung của bài tốt hơn.

• Làm đến đâu gạch chân thông tin có chứa câu trả lời đến đó để tiện cho việc kiểm tra lại sau khi làm bài

• Tự tạo cho mình những niềm tin tích cực, gạt bỏ hoàn toàn niềm tin tiêu cực về năng lực ban thân. Niềm tin ảnh hưởng đến hành động của bạn rất nhiều. Hãy nghĩ rằng “ mình có thể làm được”, “ việc học rất thú vị”. Với những niềm tin tích cực như vậy bạn sẽ học bằng tất cả đam mê, nỗ lực hết mình và tận dụng thời gian hiệu quả.kết quả là bạn sẽ đạt thánh tích cao. Thành tích ấy càng củng cố niềm tin mà bạn đã tạo ra trước đó. Như vậy là bạn đã tự tạo ra những gì bạn tin tưởng. Đây chính là Vòng Lặp Thành công. Đó chính là lí do vì sao những học sinh giỏi càng học giỏi hơn. Những người

f) Tiểu kết:

Để hình thành kĩ năng tốt phải trải qua một quá trình dài kiên trì, bền bỉ luyện tập. không thể một sớm một chiều có thể cải thiện ngay.Trong quá trình ấy chắc hẳn các bạn sẽ không ít lần cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Những lúc ấy hãy nghĩ đến thành quả mà bạn sẽ đạt được để có thêm động lực. Tình yêu, lòng đam mê cùng sự chăm chỉ, tích cực rèn luyện, cộng với mộtphương pháp học đúng đắn, phù hợp với bản thân sẽ giúp các bạn sớm chinh phục được kĩ năng này.

D, Kỹ năng viết :

a) Khái niệm và tầm quan trọng của kĩ năng viết tiếng Nhật.

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia - viết là một phương tiện để lưu giữ, truyền và trao đổi thông tin thông qua các mã hiệu và ký tự tùy vào hệ thống ngôn ngữ được sử dụng.

Thật vậy, kỹ năng viết là một phần quan trọng của giao tiếp và cho dù bạn là ai và bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, sẽ có nhiều khi bạn phải sử dụng đến kỹ năng viết của mình. Bạn có thể phải viết một bản báo cáo, kế hoạch hay chiến lược tại nơi làm việc, hoặc thú vị hơn là viết blog chia sẻ trực tuyến… Cho đến khi bạn học một thứ ngôn ngữ khác, kỹ năng viết cũng luôn luôn song hành với bạn trong suốt quá trình nghiên cứu và tích lũy kiến thức. Trong bản báo cáo này tôi muốn tập trung nói về kỹ năng viết tiếng Nhật- một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới.

Kỹ năng viết tiếng Nhật – một kỹ năng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian học và lưu trữ thông tin thành trí nhớ dài hạn, đồng thời giúp bạn phát triển kỹ năng nói. Bạn có tin không?

Kỹ năng viết được coi là một trong 4 kỹ năng khó “nhằn” nhất đối với người học tiếng Nhật. Hầu hết các bạn học tiếng Nhật chỉ tập trung vào kỹ năng nghe nói mà bỏ quên kỹ năng đọc và viết. Nếu như bạn chưa bao giờ tập trung vào kỹ năng viết, bạn sẽ tiếc nuối và sẽ nghĩ rằng bạn đã bỏ qua một trong những kỹ năng quan trọng nhất – kỹ năng có thể giúp bạn nắm bắt ngôn ngữ, một kỹ năng sẽ giúp bạn học được rất nhiều từ các lĩnh vực khác nhau.

Viết hiệu quả là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy chính mình. Viết tốt cũng là cách để mọi người nhanh chóng tin tưởng bạn. Cách bạn viết cho biết rất nhiều bạn là ai. Khi bạn viết một điều gì đó xuống, nó sẽ thực tế hơn so với những gì bạn chỉ

để trong đầu. Cách bạn viết nói cho người khác biết về sự hiểu biết và thông thạo của bạn. Viết hiệu quả có thể thuyết phục và lôi kéo các hành động. Cách bạn viết có thể giúp người khác hiểu hơn và có khả năng hình thành những câu hỏi của họ.

b) Thực trạng của kỹ năng viết tiếng Nhật.

Mặc dù được đào tạo trong một ngôi trường đại học có những giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy tốt cũng như cơ sở vật chất hiện đại nhưng trên thực tế không phải sinh viên nào cũng có kỹ năng viết tiếng Nhật tốt, hoặc thậm chí họ cũng không biết phải viết như thế nào. Thực tế, trong giao tiếp không chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mà còn cả tiếng nước ngoài, đặc biệt thứ ngôn ngữ đang “hot” trong những năm gần đây là tiếng Nhật. Tuy nhiên, kỹ năng viết bằng tiếng Nhật đang là một rào cản lớn của sinh viên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như trong việc tiếp cận tìm việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài.

Biểu đồ khảo sát

“Lý do tại sao sinh viên có kỹ năng viết chưa tốt”

(Khảo sát trên gần 100 sinh viên từ các khóa K12 đến K15 khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội) Nhận xét:

Từ biểu đồ trên ta thấy rằng có trên 50% sinh viên của tất cả các khóa có kỹ năng viết chưa tốt là do thiếu vốn từ. Số ít còn lại là do không nắm vững cấu trúc ngữ pháp và thường quen áp dụng lối văn nói vào văn viết.

Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này. c) Nguyên nhân gây ra khó khăn:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những khó khăn trở ngại cho sinh viên khi viết bằng tiếng Nhật bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.

Bàn về nguyên nhân chủ quan, chúng ta có thể quy về hai phía như sau:

• Về phía giáo viên:

- Có quá nhiều học sinh trong một lớp vì thế giáo viên rất khó quản lý những học sinh nào làm được và những học sinh nào không làm được.

- Không có sự đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong mộtlớp học, giữa lớp này với lớp khác.

- Giáo viên thường không thể kiểm soát và sửa hết được tất cả các lỗi của học sinh hoặc không giúp đỡ được hết học sinh trong quá trình viết.

- Việc sửa lỗi và cho điểm tốn rất nhiều thời gian • Về phía sinh viên :

- Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó cả về mặt chữ lẫn cấu trúc ngữ pháp đa dạng, riêng bảng chữ cái cũng đã có ba kiểu chữ là hiragana, katakana và chữ kanji. Vậy nên sinh viên thường hay lúng túng trong việc viết sao cho đúng nét chữ cũng như đúng trường âm .

- Mặt khác, sinh viên (đặc biệt là đối tượng sinh viên năm nhất) thường không có đủ từ vựng hoặc cấu trúc câu để diễn đạt ý và có khuynh hướng sử dụng Tiếng Nhật nói khi viết.

- Sự hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế. Ngoài ra sinh viên còn hay sử dụng sai các mục đích, yêu cầu của bài viết khác nhau. Và diễn đạt các ý kiến, thông tin trong cùng một câu hoặc trong cùng một đoạn văn dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hơn thế nữa, tâm lý chung ngại hỏi ngại đổi mới khiến các bạn sinh viên có xu hướng thu mình lại và hay đi theo vết xe đổ của chính mình, là những lỗi sai lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bàn về nguyên nhân khách quan, có một số lý do nổi bật sau:

• Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính, khác với tiếng Việt là ngôn ngữ độc lập. • Trong câu phối hợp sử dụng các bảng Hiragana, Katakana, Kanji, Romanji. • Về ngữ pháp, trật từ từ cơ bản khác với tiếng Việt: chủ ngữ – bổ ngữ – vị ngữ.

• Các sinh viên có thể vẫn chưa được tác động nhiều từ phía bên ngoài như gia đình, thầy cô, bạn bè hay xã hội.

d) Cách khắc phục:

Để kỹ năng viết của sinh viên trở lên tốt và hoàn thiện hơn chúng ta phải đưa ra những giải pháp từ hai phía:

Về phía giáo viên, khi giảng dạy về ngôn ngữ nên sử dụng tranh ảnh. Bởi vì hình ảnh thể hiện cái nhìn trực quan về một đối tượng, một cảnh hoặc một người vì thế người học có thể sử dụng chúng để viết văn miêu tả một cách dễ dàng. Khảo sát ở nhiều trường đại học của các sinh viên khoa tiếng cũng cho thấy phần lớn sinh viên có

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chìa khóa thành công Nhật Ngữ (Trang 35 - 43)