KĨ NĂNG NÓI:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chìa khóa thành công Nhật Ngữ (Trang 27 - 35)

a) Giới thiệu khái quát về kĩ năng nói:

Trong quá trình học ngoại ngữ và ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhắc tới khái niệm nói nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về nó. Vậy thực chất , khả năng “nói” được đề cập trong quá trình học ngoại ngữ là gì?

Theo cuốn “ Hanasu koto wo oshieru” của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản “ thì để thực hiện hành vi nói cần trải qua những quá trình sau:

1) Suy nghĩ về nội dung mình muốn nói

2) Suy nghĩ xem sẽ nói nội dung đõ như thế nào 3) Thực hiện hành vi nói

Trên thực tế, khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ sẽ có một khoảng cách tương đối giữa nội dung mình muốn nói và nội dung mình có thể nói được bằng ngôn ngữ đó do hạn chế về vốn từ vựng và ngữ pháp. Trong nội dung bài tiểu luận này, tôi mong muốn đưa ra một số phương pháp giúp giảm thiểu khoảng cách giữa quá trình 1 với quá trình 2 và 3 của sinh viên khi thực hiện hành vi nói.

b) Tầm quan trọng của kĩ năng nói trong hoạt động giao tiếp

Có thể thấy kĩ năng nói là rất quan trọng bởi nói là công cụ để giao tiếp.Khả năng nói được coi là thước đo đánh giá độ thành thục trong việc sử dụng ngoại ngữ và ngôn ngữ của mỗi người. Mặt khác, hành vi nói sẽ gây ấn tượng rất sâu đậm với người nghe. Nếu nói một cách trôi chảy, thích hợp với hoàn cảnh thì sẽ tạo ấn tượng tốt với người nghe, thậm chí giúp ích rất nhiều cho quá trình cộng tác, làm việc sau này. Ngược lại, nếu có những lời nói không thích hợp hoặc nói không trôi chảy sẽ gây ấn tượng xấu hoặc hiểu lầm với đối phương, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người.

Trong quá trình học ngoại ngữ, kỹ năng nói giúp người học thực hành những kiến thức về từ vựng và mẫu câu,… học được ở những kĩ năng khác để tiến tới mục đích cao nhất là có thể giao tiếp được với những người cùng học ngoại ngữ đó hoặc với người bản xứ trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Tiến hành điều tra sinh viên năm thứ nhất của trường có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, sau khi tham khảo bảng điểm các môn tiếng Nhật tổng hợp có thể thấy điểm kỹ năng Nói luôn thấp hơn so với các kỹ năng khác. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì trong quá trình học ngoại ngữ thì khả năng Nói và Viết vào nhóm kiến thức đầu ra (output), và sự tiến triển của kỹ năng này luôn đi sau các kỹ năng đầu vào như Đọc và Nghe.

Thứ hai, trong quá trình học ngoại ngữ, sự tiến bộ trong kỹ năng Nói và Viết sẽ chậm hơn hai kỹ năng Đọc và Nghe. Chính vì vậy, sinh viên tiếng Nhật cảm thấy không tự tin khi nói tiếng Nhật, đặc biệt các sinh viên năm thứ nhất lại càng không tự tin khi phải nói tiếng Nhật.

Thứ ba, trong những giờ thực hành nói, số sinh viên chủ động trong việc học và thực hành nói chỉ chiếm khoảng 43%. Trong đó số sinh viên có khả năng hoạt động theo cặp với những ý tưởng sáng tạo chiếm rất ít (chỉ khoảng 10 – 15%). Số còn lại thì thực hành theo khuôn mẫu tức là dựa hoàn toàn vào những bài khoá sẵncó để đọc lại.

Bởi những nguyên nhân trên, nhiều sinh viên dù học ở trường đại học đào tạo chuyên ngành về tiếng Nhật nhưng sau khi ra trường vẫn không thể sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp, lại phải tiếp tục học ở những trung tâm tiếng Nhật giao tiếp mà vẫn không thật sự hiệu quả.

d) Nguyên nhân gây ra khó khăn:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chưa thực sự tốt của người học tiếng Nhật. Ở đây tôi xin chia các nguyên nhân này thành nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên nhân khách quan:

Về phía nguyên nhân khách quan, nguyên nhân đầu tiên là sự khác biệt giữa cách nói trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Tiếng Nhật lại thuộc một loại hình ngôn ngữ khác với tiếng Việt, do đó nó có những đặc điểm khác với tiếng Việt.

Đầu tiên, về thứ tự các thành phần trong câu, trật tự từ trong tiếng Nhật thường ngược so với tiếng Việt. Nếu 1 câu trong tiếng Việt thường có thứ tự lần lượt là chủ ngữ, động từ, tân ngữ thì trật tự trong tiếng Nhật thường là chủ ngữ, tân ngữ và động từ ở cuối câu. Điều này khiến sinh viên cảm thấy bối rối khi sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh để nói. Thêm vào đó do ảnh hưởng của tiếng mẹ để nên nhiều sinh viên hay nhầm lẫn khi sử dụng các từ gốc Hán. Mặt khác, do sự khác nhau về văn hóa nên một số cách diễn đạt trong tiếng Nhật không giống cách diễn đạt đó trong tiếng Việt… Những nguyên nhân này đã khiến sinh viên không tự tin khi nói tiếng Nhật, dẫn đến

Ngoài ra, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, khi phát âm, âm tiết tiếng việt được tách, ngắt rõ ràng, không có hiện tượng nối âm hay ngắt âm.Trong khi đó, tiếng Nhật lại thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, trong phát âm có hiện tượng trường âm, âm đục, âm ghép và ngắt âm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các từ tiếng Nhật còn có hiện tuonwgj biến âm.

Trường âm: nói một cách nôm na là âm dài, âm đôi, tức là đọc dài hai lần so với âm đơn. Nếu bạn đọc âm ひ là một thì trường âm ひひ được xem là hai. Trong nhiều trường hợp nếu nói một từ mà không để ý tới trường âm, không kéo dài hơi khi nói thì nghĩa của từ sẽ biến đổi hoàn toàn. Nếu không phát âm đúng trường âm sẽ rất dễ khiến người đối diện hiểu sai ý mà bạn muốn nói.

Một số ví dụ:

ひひひひ-obasanひcô, dìひひひひひひ-obaasanひ bà ひ-eひpicture,bức tranh ひひ-eeひvâng

 Lưu ý về trường âm như sau:

 Trường âm của cột ひ (tương ứng cột A trong bảng chữ cái như, ひひひひひひひ): Thêm kí tự ひ đằng sau

 Trường âm với cột ひ : Thêm kí tự ひ

 Trường âm với cột ひ : Thêm kí tự ひ

 Trường âm với cột ひ : Thêm kí tự ひ (ngoại trừ: ひひ:vângひひひひひひ: chị gái)

 Trường âm với cột ひ : Thêm kí tự ひ (ngoại trừ : ひひひひ:to, lớn; ひひひ: nhiều ,

ひひひひxa…)

Còn đối với trường âm của Katakana ? Ta chỉ cần thêm ‘―’ • Âm ghép: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngắt âm :là hiện tượng chữ ひ tsu bị viết nhỏ ひchứ không viết lớn như bình thường. Điều này có nghĩa là phụ âm tiếp theo sẽ được đọc nhân đôi lên.

Ví dụ:

Được đọc là sekken ( xà phòng) Được đọc là kekkon ( kết hôn) Được đọc là kitte (con tem )

Nhấn trọng âm: Vì có rất nhiều từ đồng âm nên tiếng Nhật cũng có cách nhấn giọng khá là đa dạng. cách nhấn giọng khác nhau cũng tạo nên các từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Từ ひひひ (hashi) khi đọc lên giọng ở âm đầu thì có nghĩa là đôi đũa, còn khi đọc lên giọng vào âm thứ 2 thì lại có nghĩa là cây cầu.

Tương tự, từ (ame) khi đọc lên giọng ở âm đầu thì có nghĩa là mưa, còn khi đọc lên giọng ở âm thứ 2 lại có nghĩa là kẹo.

Một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

(1) Từ ghép hay từ lặp: Hàng “ha” (ha hi fu he ho) thành hàng “ba” (ba bi bu be bo) vốn là âm đục của hàng “ha”.

ひひひひひひひひひひ→ひひひひひひひひひひ

Các bạn có thể thấy là âm đục có cách viết y nguyên chỉ thêm vào dấu nháy ký hiệu.

Ví dụ: koi + hito = koibito, ひ hi + ひ hi = ひひ hibi (ngày ngày) (2) Hàng “ka” thì thành hàng “ga”

ひひひひひひひひひひ→ひひひひひひひひひひ Ví dụ: ひひ chika + koro = chikagoro (3) Hàng “sa” thành hàng “za”

ひひひひひひひひひひ→ひひひひひひひひひひ

Ví dụ ひひ ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi, ひひ naka + shima = nakajima (tên người)

(4) Hàng “ka” mà được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” tiếp thì biến thành âm lặp (tsu nhỏ)

Ví dụ: ひひ (quốc kỳ) koku + ki = kokki ひひひ chứ không thành kokuki

(5) Hàng “ha” mà đi theo sau chữ “tsu” ひ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp (tsu nhỏ) còn hàng “ha” sẽ thành hàng “pa”

ひひひひひひひひひひ→ひひひひひひひひひひ

Ví dụ: ひひひひひひひひひひひひひひ, katsu + hatsu = kappatsu

Hàng “ha” mà đi sau âm lặp (chữ “tsu” nhỏ = “ひ”) thì thành hàng “pa” Ví dụ: ひひひひひひ

(6) Hàng “ka” mà đi sau “n” (ひ) thì thành hàng “ga” Ví dụ: ひひひひひひひ

(7) Hàng “ha” đi sau “n” (ひ) thì thường thành hàng “pa” (phần lớn) hoặc hàng “ba” (ít hơn)

Ví dụ: ひひひひひひひ, kon + hon = kompon (căn bản)

(8) Âm “n” (ひ) ở ngay trước hàng “pa” hay hàng “ba” hay hàng “ma” thì phải đọc là “m” thay vì “n”

Ví dụ: ひひひひひひひ kompon, ひひひひひひひひひ nihombashi, ひひひひ ammari

Những điểm khác biệt này giữa việc phát âm tiếng Nhật và tiếng Việt đã gây không ít bối rối cho người học.

Ngoài ra, còn một lí do khách quan dẫn đến kĩ năng nói tiếng Nhật của sinh viên chưa thực sự tốt đó là Điều kiện vật chất của lớp học chưa được tốt lắm: nhiều phòng học phải chịu nắng nóng vào mùa hè; chịu tiếng ồn vào mùa mưa…Thêm vào đó,trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Lớp học cũng thường có đông sinh viên, không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ, khiến sinh viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói.

Lý do chủ quan:

Bản thân tôi cho rằng tất cả những lý do khách quan trên không phải là không thể khắc phục được, điều đáng phải lo lắng hơn chính là những lí cho chủ quan xuất phát từ phía người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý do đầu tiên mà ta có thể dễ dàng nhận thấy ở người học tiếng Nhật, đặc biệt là người mới bắt đầu học hay sinh viên năm nhất đó là người học không có một động cơ học tập mạnh mẽ và rõ ràng. Rất nhiều người chọn tiếng Nhật bởi hiện nay nó đang là một ngoại ngữ “hot “ mà không thực sự xác định được cho mình rằng mình học để làm gì. Chính vì không có động cơ học tập nên khi bắt tay vào học tiếng Nhật, một ngoại ngữ khó, người đó sẽ dễ dàng buông xuôi, bỏ cuộc, không chịu cố gắng. Trong các giờ luyện nói trên lớp, nhiều học sinh chỉ thực hành một cách đối phó, hời hợt, phụ thuộc vào sách mà không chịu đầu tư, cố gắng để tạo nên một buổi luyện nói sôi nổi và có hiệu quả

Thứ hai, do ảnh hưởng của cách học thụ động trong suốt những năm học phổ thông, phần đông học sinh Việt Nam đều có tâm lí nhút nhát, ngại nói trước đám đông. Trong một lớp học, chỉ có một vài học sinh sôi nổi giơ tay để nói trước lớp, phần còn lại trong lớp học nếu không bị giáo viên chỉ định sẽ không chủ động giơ tay phát biểu.

Ngoài ra, đối với những bạn thực sự có động cơ học tập thì phương pháp học tập cũng chưa thật sự đúng đắn. Thực tế quan sát cho thấy phương pháp học của các bạn có một số nhược điểm sau:

• Soạn bài: sinh viên chủ yếu soạn nghĩa từ vựng, bỏ qua phần phát âm, cấu trúc và chưa có thói quen chuẩn bị các ý tưởng cho các tình huống cũng như các chủ đề nói, do đó ở

lớp sinh viên không thể đáp ứng được ngay các yêu cầu của giáo viên, hiệu quả thực hành không cao.

• Học từ vựng: sinh viên thường có thói quen học từ vựng theo viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói quen đọc từ và ghi nhớ cách phát âm của từ, đặc biệt là trường âm và âm ngắt. Do đó, khi thực hành nói, sinh viên dễ bị quên cách đọc từ hoặc phát âm sai từ.

• Hoạt động giao tiếp tại lớp: Các hoạt động giao tiếp tại lớp thường được sinh viên tiến hành như sau:

- Nhận đề tài / tình huống

- Đưa ra ý tưởng bằng tiếng Việt - Dịch ý tưởng sang tiếng Nhật - Viết các ý tưởng / câu thoại ra giấy

- Nhìn vào bài đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.

Với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, sinh viên phải mất rất nhiều thời gian tại lớp, làm ảnh hưởng chung đến thời lượng quy định cho bài học. Ngoài ra, điều này sẽ làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của sinh viên, làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy bằng tiếng Nhật của sinh viên.

e) Một số phương pháp cải thiện kĩ năng nói:

Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc nói tiếng Nhật của sinh viên chưa thực sự tốt, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

 Thứ nhất, đối với việc tự học ở nhà: Khi tự học từ mới, ta không nên chỉ viết từ đó mà còn nên đọc to thành tiếng để nhớ cách phát âm của từ, chú ý tới trường âm và phát âm. Bạn cũng có thể tìm trên mạng các file nghe từ mới của bài, nghe rồi cố gắng lặp lại, bắt chước cho giống. Một cách học cũng thường được những người học tiếng Nhật áp dụng đó là bạn nên tập nói một mình trước gương. Hãy chú ý tới khẩu hình miệng của mình khi nói sao cho giống với người bản xứ nhất. Song song với việc đó, hãy lồng những kiến thức ngữ pháp của bài học đó vào việc học từ mới để tạo thành câu hoàn chỉnh rồi tự nói thành tiếng để quen với các cấu trúc câu cơ bản. Sau đó, hãy lập một đoạn hội thoại với những từ mới có trong bài. Điều này không chỉ giúp bạn nhớ kĩ từ mới mà còn giúp bạn biết cách vận dụng một cách linh hoạt trong giao tiếp. Bởi vậy, sau đó nếu gặp những tình huống giao tiếp tương tự, bạn có thể tự tin nói một cách lưu loát, trôi chảy mà không bị lúng túng hay mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ.

 Thứ hai, đối với thời gian học trên lớp, tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp, hạn chế các hoạt động viết (chỉ viết những gì thực sự cần thiết). Đừng ngại nói, hãy nói với giáo viên và cả các bạn cung lớp bởi đó là những người có thể sửa cho chúng ta lỗi phát âm. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói tiếng Nhật, nên hỏi lại ngay người nói nếu mình chưa hiểu. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy giáo chữa. Ngoài ra, hầu hết chúng ta đều có

thói quen nghe tiếng Nhật sau đó dịch lại câu nói đó sang tiếng Việt để hiểu rồi nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt sau đó lại dịch sang tiếng Nhật rồi mới nói ra được. Điều này khiến cho việc phản ứng trong giao tiếp tiếng Nhật trở nên chậm chạp. Việc giao tiếp thường xuyên bằng tiếng Nhật với bạn bè sẽ tạo cho bạn phản ứng nhanh nhạy bằng tiếng Nhật, tạo thói quen tư duy bằng tiếng Nhật, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.

 Thứ ba, ngoài những giờ học trên lớp hay tự học thì học theo nhóm hay theo cặp cũng là một phương pháp rất hiệu quả. Bạn có thể rủ những người bạn cùng lớp hoặc những người bạn có cùng đam mê tiếng Nhật lập thành một nhóm gặp nhau vào mỗi buổi cuối tuần. Trong mỗi buổi, cả nhóm có thể giả định các tình huống rồi phân vai các thành viên để hội thoại với nhau. Đây là dạng luyện tập mà mỗi bên tham gia đều được phân một vai khác nhau và phải tự tìm cách diễn đạt cho phù hợp với vai của mình. Thậm chí có thể đưa luyện tập phân vai lồng vào một số dạng luyện tập giao tiếp khác như phỏng vấn, hùng biện, thảo luận. Ưu điểm của phương pháp này là có thể luyện tập tất cả các năng lực cần thiết trong giao tiếp, ngoài ra người học còn biết xây dựng cấu trúc hội thoại hợp lí, linh hoạt cách diễn đạt của mình tùy theo phản ứng của đối phương. Nếu trong một lớp học đông người, không phải ai cũng được phát biểu ý kiến hoặc có bạn không tự tin phát biểu thì trong một nhóm nhỏ, mọi thành viên đều có cơ hội rèn lyện kĩ năng nói. Hơn nữa, các thành viên trong nhóm sẽ dễ dàng hiểu những khó khăn trong việc học nên dễ dàng giúp đỡ nhau hơn. Bởi vậy, cách học theo nhóm còn giúp

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chìa khóa thành công Nhật Ngữ (Trang 27 - 35)