Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của techcombank khi việt nam gia nhập WTO (Trang 67)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4.Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.4.1. Tuyên dụng.

Tiếp tục duy trì chính sách tuyển dụng coi trọng năng lực thực sự, kết hợp cả với tiêu chuẩn về ngoại hình vi nhân viên chính là bộ mặt của ngân hàng. Mục tiêu là tuyển được những nhân viên có chất lượng, cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của Techcombank.

3.2.4.2. Các chương trình đào tạo.

Khuyến khích cán bộ, nhân viên trong ngân hàng tự học đế nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện những người có năng lực giỏi cử đi đào tạo ở các nước phát triển để học hỏi những phương thức làm việc hiện đại, cách tổ chức, quản lý... nhằm đưa Techcombank phát triển ngang tầm với các ngân hàng hiện đại.

3.2.4.3. Chế độ đãi ngộ.

Đây là động lực thúc đẩy cán bộ, nhân viên đóng góp cho Techcombank, Ban lãnh đạo phải quan tâm thưởng phạt công bằng, chính xác, có những hỗ trợ kịp thời. Đồng thời phải duy trì môi trường làm việc lành mạnh, có cơ hội thăng tiến, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân cũng là góp phần đem tới sự thành công của toàn ngân hàng.

3.2.5. Tăng cường họp tác vói các ngân hàng nước ngoài:

Việc hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì rất có ích cho Techcombank trong giai đoạn hiện nay. Hợp tác với ngân hàng nước ngoài, Techcombank sẽ tranh thủ được công nghệ hiện đại, cách thức điều hành, quản lý trong ngân hàng.

80

Trong quá trình hợp tác, Techcombank sẽ phải nỗ lực rất nhiều nhưng chính quá trình này sẽ giúp ngân hàng có bước phát triển theo kịp những ngân hàng hiện đại trong khu vực và thế giới.

3.2.6. Tăng khả năng tiếp cận vói khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng chính là người đóng vai trò quyết định tồn tại hay không của một ngân hàng... Khách hàng là người lựa chọn sản phẩm dịch vụ trên thị trường phù hợp với nhu cầu của mình. Neu như, ngân hàng không tiếp cận thường xuyên với khách hàng thì sẽ không hiểu và nắm bắt được nhu cầu và đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng của mình. Do đó, Techcombank cũng phải tăng cường tiếp cận với khách hàng thường xuyên.

Đe làm được điều này trước hết Techcombank phải xây dựng một chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng, cần thiết phải đánh giá cao khách hàng truyền thống và có uy tín. Đối với khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức lưu tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đâu tư kịp thời các dự án có hiệu quả. Cần xây dựng cho nhóm khách hàng này một hình ảnh ngân hàng hết sức gần gũi, đồng thời phải có chính sách giá hợp lý...

Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng là một giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng hơn. Do vậy, song song với các công tác khác, Techcombank phải nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là khu VỊTC phía nam và văn phòng đại diện tại nước ngoài.

3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing.

Thị trường vừa là đối tượng phục vụ vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ tác động hữu cơ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Do vậy, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt

hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng hiệu quả cao. Điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua càu nối Marketing bởi Marketing giúp chủ ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng. Mặc khác, Marketing là một công cụ dẫn dắt hướng chảy của tiền, khai thác khả năng huy động vốn, phân chia vốn theo nhu càu của thị trường một cách hợp lý.

Một ngân hàng dù tốt nhưng để khách hàng biết đến một cách tường tận và rộng rãi thì phải tiến hành công tác marketing. Ngoài ra, công tác marketing giúp ngân hàng nâng cao uy tín, vị thế trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công tác marketing cũng có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

3.2.8. Tăng cưòng tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ ngân hàng.

Tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tố chức ngân hàng theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Phát triển nền văn hóa doanh nghiệp hiện đại với một tinh thần đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng để đảm bảo hài hòa lợi ích Cộng đồng - Khách hàng - Ngân hàng. Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả

3.3. Một số kiến nghị:

3.3.1. Kiến nghị đối vói Ngân hàng Nhà nước:

NHNN cần ban hành các quy chế và chỉ đạo các NHTMCP hoàn thiện mô hình tố chức và hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục chỉ đạo các NHTMCP cơ cấu lại những khoản nợ ngắn hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh mới, nâng cao chất lượng và bảo đảm các chỉ tiêu an toàn

82

Tạo điều kiện cho các NHTMCP tăng quy mô vốn điều lệ và việc tăng vốn pháp định cũng cần có sự quản lý từ phía Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triến và xây dựng nền tài chính tiền tệ quốc gia; tránh tình trạng tăng vốn hỗn loạn vì lợi ích cục bộ, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. Trong quá trình tăng VĐL, NHNN có trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động tăng vốn (trừ trường hợp bổ sung VĐL bằng nguồn lợi nhuận để lại) nhằm hạn chế và loại trừ các trường hợp có thể phát sinh như các hiện tượng tăng vốn nóng bằng cách các cố đông đi vay vốn tại ngân hàng mình có cố phần hoặc các ngân hàng khác để bố sung vốn. Việc tăng vốn phải nhằm góp phần giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong quản lý và đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống.

Cần tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với hoạt động của các ngân hàng nhằm cảnh báo và đề ra những biện pháp khắc phục vi phạm. Thanh tra tại chỗ cần tiến hành ngay khi phát hiện những vấn đề trầm trọng trong quá trình giám sát từ xa. Cụ thể, trong thời gian tới, NHNN cần:

- Xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách để tạo điều kiện bình đẳng cho hoạt động các ngân hàng và phù họp thông lệ quốc tế.

- Tăng cường chất lượng công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn chặn kịp thời những sai phạm, những rủi ro phát sinh mới.

- Tạo điều kiện cho các NHTMCP có đủ điều kiện và có nhu cầu (có đủ vốn pháp định, hoạt động lành mạnh và nợ quá hạn dưới 5%, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban điều hành có đủ năng lực) được tăng vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thêm các dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triến đủ sức cạnh tranh và hội nhập trong giai đoạn mới.

3.3.2. Kiến nghị đối vói Chính phủ và các Co’ quan quản lý có liên quan:

Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý tới việc đồng bộ hóa các văn bản hướng dẫn luật, nhất là đối với các luật liên quan tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động Ngân hàng ( như Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung; Luật đất đai, Luật các Doanh nghiệp Nhà nước, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật dân s ự . . M ặ t khác, cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp, nhằm xây dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, an toàn và bền vững.

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đế có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng.

Cần chú ý tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trường nhất là việc phát triển thông tin và sớm ban hành được chế độ kế toán theo chuẩn mực quốc tế.

Có quy định đế đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong công bố các số liệu tài chính, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nhằm tạo cơ sở tin cậy cho các ngân hàng cho vay, đầu tư được thuận lợi hơn.

3.3.3. Kiến nghị vói khách hàng.

Khách hàng của ngân hàng thương mại là các cá nhân, tổ chức và ngay cả những ngân hàng khác. Khi những khách hàng này gửi tiền, lập tài khoản giao dịch... thì họ đóng vai trò là người bán, họ mong “bán” được với giá cao, tức là được hưởng mức lãi suất cao - đây chính là chi phí của ngân hàng. Ngược lại khi khách hàng muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh, hoặc sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng thì họ muốn trả một mức phí thấp, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận của ngân hàng bị giảm xuống. Như vậy, ngân hàng phải chịu sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có thể thu hút nguồn vốn rẻ nhất đế sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể đưa ra chính sách khách hàng hợp lý, để có thể đáp ứng được các mong muốn của khách hàng và giữ chân các khách

84

hàng ở lại với ngân hàng vì ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên cũng phải đảm bảo lợi nhuận cho mình.

KÉT LUẬN

Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang hoạt động trong điều kiện cạnh tranh tương đối gay gắt, với cả các ngân hàng thương mại nhà nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài sẽ đến lúc phải dỡ bỏ hết, các ngân hàng nước ngoài sè thực sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các NHTMCP muốn tồn tại và phát triển, không cách nào khác là phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Techcombank là một NHTMCP nên việc có các căn bệnh của một ngân hàng chưa bài bản, hiện đại là không thế tránh khỏi, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cần thiết đế tham gia hội nhập vào kinh tế quốc tế. Đe đảm bảo sự thành công của Techcombank trong tương lai còn cần có sự ủng hộ của NHNN và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày 27.9.2008, Techcombank tròn 15 tuổi. Techcombank hiện tại giống như một thiếu niên đang có sức vươn lên mạnh mẽ, nhưng gặp lúc thị trường đang diễn biến rất phức tạp. Thế nhưng, “thiếu niên” Techcombank thay vì co cụm để phòng thủ vẫn tiếp tục kiên định với định hướng đàu tư chiến lược của mình như việc triến khai mạnh mẽ việc chuyển đổi hệ thống quản lý tò quản lý theo mục tiêu sang quản lý theo quy trình; triển khai mạnh mẽ chương trình phê duyệt tín dụng tự động và tập trung trên cơ sở chấm điểm để có thể thực sự giải quyết những vấn đề hiện tại tưởng như nan giản trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình...

Sự kiên định của đại gia đình Techcombank trong định hướng đầu tư chiến lược trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay sè là nhân tố phân biệt Techcombank với các ngân hàng khác và tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của Techcombank trong những năm sắp tới. Neu như vài năm trước, không có nhiều người tin rằng

86

Techcombank sẽ trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu thì giờ đây đó là điều đuợc mọi người thừa nhận. Chúng ta đang sống trong một thế giới đối không ngừng, vậy thì tại sao chúng ta lại không thế tin rằng trong những năm tới Techcombank không thế lọt vào Top các ngân hàng lớn nhất Việt Nam? Tại sao lại không nhỉ?.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm on Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức, các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính đã hướng dẫn để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Phần tiếng Anh.

1. Banking Instituations in Developing Markets.

2. George T.Friedlob and Lidia L.F.Schleifer, Essentials of Financial Analysis, 2003, John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.

3. Erich A.Helfert, D.B.A, Financial Analysis - Tool & Techniques- A guide for managers, McGraw Hill.

4. Frank J.Fabozzi and Pamela P.Peterson, Financial Management & Analysis- 2e,2003, John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.

5. K. Selvavinayagam, Financial analysis of banking instituations, FAO Investment Centre Occasional Paper series no.l, June 1995.

6. Xavier Freixas and Jean-Charles, Microeconomics of Banking- 4e, 1999, Massachusetts Institute of Technology.

II. Phần tiếng Việt.

1. Ngân hàng thương mại PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, khoa Ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - 2006.

2. Quản trị Ngân hàng thương mại, GS.TS. Lê Văn Tư, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội - 2005.

3. Quản trị Ngân hàng thương mại (commercial bank management) Peter S.Rose, ĐH Kinh tế quốc dân.

4. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, GS.TS.Lê Văn Tư, NXB Tài chính. 6. Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Hiệp hội Ngân hàng (các số năm 2007). 8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng kỹ thương Việt Nam các năm 2004, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2005, 2006, 2007.

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT DANH MỤC CÁC BẢNG SÓ LIỆU TÓM TẮT LUẬN VẢN PHẦN MỞ ĐẦU... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài... 1

2. Mục đích nghiên cửu... 1

3. Phạm vi và đối tượng của luận văn... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 2

5... Kết cấu luận văn... 2

CHƯƠNG 1: NHŨNG VẤN ĐỀ cơ BẢN VỀ NẢNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... 3

1.1. Khái quát về cạnh tranh của NHTM... 3

1.1.1. NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM... 3

ỉ. 1.1. ỉ. Khải niệm về NHTM... 3

1.1.1.2. Các hoạt động của NHTM... 3

1.1.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM... 6

ỉ. 1.2. ỉ. Nội dung cạnh tranh giữa các NHTM... 6

1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của NHTM... 8

ỉ. 1.2.3. Lợi ích của cạnh tranh... 9

1.2. Năng lực cạnh tranh ciía NHTM... 9

1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM... 9

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM... 10

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính... 10

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng... 14

1.2.2.3. Hệ thong các chỉ tiêu đảnh giả năng lực cạnh tranh của NHTM... 17

1.2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM... 18

1.2.3.1. Các yếu to thuộc bản thân NHTM... 19

1.2.3.2. Các yếu tố khách quan... 20

1.3. Năng lực cạnh tranh ciía một số NHTM trên thế giói... 25

1.3.2. Ngân hàng Bank of American... 25

1.3.3. Ngân hàng HSBC... 26

1.3.4. Ngân hàng ANZ... 28

1.3.5. Ngân hàng Bank of China... 29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.6. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của 05 NH trên... 30

CHƯƠNG 2: NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK... 31

2.1... Tổng quan về Techcombank... 32

2.1.1... Quá trình hình thành và phát triển... 32

2.1.2. Mô hình tố chức quản lý... 32

2.1.3. Các hoạt động cơ bản của Techcombank trong giai đoạn 2004 - 35 2007...7...7... 2.1.3.1. Huy động vốn... 35 2.1.3.2... Hoạt động sử dụng vốn... 35 2.1.3.3. Các hoạt động cung cấp dịch vụ... 38 2.1.3.4... Ket quả hoạt động kinh doanh... 40

2.1.3.5. Đảnh giả kết quả đạt được... 44

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank... 46

2.2.1. Quan điểm của Techcombank về năng lực cạnh tranh... 47

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của techcombank khi việt nam gia nhập WTO (Trang 67)