Ngân hàng ANZ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của techcombank khi việt nam gia nhập WTO (Trang 26)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4.Ngân hàng ANZ

America n CN xếp hạng BB - năng lực cạnh tranh khá BB- năng lực cạnh tranh khá BB- năng lực cạnh tranh khá A- năng lực cạnh tranh tốt BB- năng lực cạnh tranh khá 30

Ngân hàng ANZ được thành lập từ những năm 1930 và có trụ sở ở Melbourne. ANZ hiện là ngân hàng lớn nhất của Australia và là một trong 50 ngân hàng hàng đầu thế giới hiện nay.

ANZ đã chú ý triển khai cung cấp một hệ thống các dịch vụ rất đa dạng cho khách hàng từ các cá nhân đến doanh nghiệp. Các loại hình dịch vụ chủ yếu mà ANZ cung cấp cho khách hàng là:

Dịch vụ cho các khách hàng cả nhân: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng phục vụ

khách hàng theo tòng địa phương, dịch vụ thế chấp trên lãnh thố Australia, tài chính tiêu dùng (thẻ tín dụng, cho vay cá nhân...), các sản phẩm ngân hàng (giao dịch, tiết kiệm...), đầu tư, bảo hiếm...

Dịch vụ cho các doanh nghiệp: Dịch vụ thương mại và giao dịch, các dịch vụ

mua bán ngoại hối, sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tài chính doanh nghiệp, tư vấn tài chính...

Đe hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng của mình, ANZ chú ý đầu tư hiện đại hoá các công nghệ, có chiến lược marketing phù hợp và linh hoạt thích ứng với điều kiện từng nước, từng địa phương nhằm khuyếch trương hoạt động, lôi kéo khách hàng thụ hưởng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Với các chiến lược trên, ngân hàng đã có những thành công đáng kể: Doanh thu năm 2004 là 17.508 triệu AUD (tăng 34,43% so với năm 2003) và năm 2005 là 20.979 triệu AUD (tăng 19,82% so với năm 2004). Tổng tài sản của Ngân hàng đến cuối năm 2005 là 293.185 triệu AƯD, tăng hơn 13% so với cuối năm 2004.

I. 3.5. Ngân hàng Bank of China (BOC)- Trung Quốc

Bank of China là một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc với hơn II. 000 văn phòng ở 27 quốc gia trên thế giới, BOC hoạt động chủ yếu trong các

lĩnh vực NHTM, đầu tu, bảo hiểm. Ngân hàng cung cấp cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, trong nước và quốc tế một mạng lưới dịch vụ vô cùng

31

Các dịch vụ cho khách hàng là cá nhân bao gồm: Tiền gửi với nhiều hình thức

khác nhau, cho vay cá nhân nhu mua nhà, mua xe, cho sinh viên vay, cho vay đi du lịch, nghỉ mát, cho vay cá nhân có bảo đảm của chứng chỉ tiền gửi...

Các dịch vụ cho khách hàng là doanh nghiệp bao gồm: Cho vay mua tài sản cố

định, cho vay ngoại tệ, cho vay dự án, cho vay mua bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu, tín dụng thu cho xuất nhập khẩu, dịch vụ thu nợ, bảo hành vận chuyển, thư bảo lãnh, mua bán tài sản, quản lý tài sản, nghiên cứu quản lý và đầu tu, ngân hàng đại lý, tu vấn tài chính, quản lý tiền mặt và rất nhiều loại hình dịch vụ khác.

BOC luôn luôn quan tâm đến áp dụng công nghệ hiện đại để phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới nhu dịch vụ giao dịch, thanh toán qua mạng, qua điện thoại và điện thoại di động. Ngoài ra, BOC đã chú ý đến việc xây dựng thương hiệu, mở rộng hoạt động kinh doanh, luôn cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của thị trường và vươn tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hùng mạnh. Đen cuối năm 2005, tổng tài sản của BOC là 592.851 triệu USD, tăng 11% so với cuối năm 2004 và lợi nhuận trước thuế đạt 6.892 triệu USD, tăng 59% so với năm 2004.

1.3.6. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của 5 NH trên.

Chi tiết về việc đánh giá năng lực cạnh tranh của 05 NHTM trên theo Phụ lục số 1 đính kèm. Căn cứ vào hệ thống đánh giá các NHTM trên, ta có bảng đánh giá về năng lực cạnh tranh của 5 NHTM trên như sau:

32

CHƯƠNG II: THỤC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2007

2.1 Tổng quan về Techcombank. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng thương mại cố phần kỹ thương Việt Nam (tên giao dịch là Techcombank) là một pháp nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính số 38/LTC-HĐNN8 ngày 24/05/1990 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP ngày 06/08/1993 với thời gian hoạt động là 20 năm. Thời hạn hoạt động của ngân hàng được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định số 330/QĐ-NH ngày 08/10/1997 của Ngân hàng nhà nước.

Khi mới bắt đầu thành lập, Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cố phần đầu tiên của Việt nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyến sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau 15 năm hoạt động, các chỉ tiêu tài chính Tecombank đạt được là hết sức ấn tượng. Ket thúc tháng 08 năm 2008, vốn điều lệ của Techcombank đạt trên 3.165 tỷ đồng; tổng tài sản của Techcombank đã đạt hơn 53.000 tỷ đồng. Với gần 160 điếm giao dịch tên toàn quốc và dự tính mở rộng tới 180 điểm vào cuối năm nay, Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới rộng nhất hiện nay. Tổng số cán bộ nhân viên lên tới 3.800 người, gần gấp đôi so với cùng thời điểm này năm 2007 đã cho thấy sự phát triển toàn diện về hệ thống dịch vụ, sản phẩm, tăng trưởng về doanh thu, tài sản cũng như sự mở rộng quy mô trong 9 tháng đầu năm 2008 của Techcombank.

Techcombank hiện đang phục vụ hơn 20,000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch

vụ phi tín dụng của ngân hàng[2l Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank hiện đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nuớc cũng nhu nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ chức quốc tế.

Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, hiện chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ phi tín dụng[3], Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Techcombank đang phục vụ hơn 200,000 khách hàng dân cư, chiếm 27% doanh số tín dụng của Techcombank[4]. Với khách hàng cá nhân, Techcombanh cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thế phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh tóan, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.

Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tố chức tài chính khác. Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.

34

Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tố chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và số tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu, hệ thống theo dồi thanh khoản và biến động lãi suất thị trường hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đi đàu về công nghệ của Việt nam với việc đã nối mạng trực tuyến tòan hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003. Hệ thống quản lý chất lượng 9001:2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản... đang được nghiên cúu và triển khai trên tòan hệ thống. Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triến của Techcombank như sau:

NĂM Sự KIỆN

1993 - Thành lập ngân hàng. - Vốn điều lệ 20 tỷ đồng

1995 - Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng

1997 - Thành lập các chi nhánh Thăng Long và một số phòng GD 1999 - Thành lập chi nhánh Đà Nằng và một số phòng GD

- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng 2001 - Ký kết hợp đồng mua phần mềm Temenos Holding NV

2003 2005

2007

31/08/2008

- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.

- Thành lập các chi nhánh Chương Dương và một số phòng GD - Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng

- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... và một số phòng GD

- Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng

- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank.

- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06. - Tống số thẻ phát hành đạt trên 200.000 các loại.

- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường

- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade

Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp

tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vục Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng

- Tăng vốn điều lệ lên 1,500 tỷ đồng

- Nhận giải thưởng “Sao vàng đất việt Top 10’. - Thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

- Khai trương chi nhánh Thái Nguyên, Chi nhánh Thanh Hoá và mở thêm các phòng giao dịch tại Hà Nội.

- Tăng vốn điều lệ lên 3.156 tỷ đồng.

2.1.2. Mô hình tổ chúc quản lý.

Techcombank là một ngân hàng cổ phần - công ty cổ phần. Mô hình quản lý của Techcombank cũng giống như các công ty cổ phần khác, được tổ chức theo chiều dọc, bao gồm 04 cấp: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và mạng lưới các chi nhánh/điểm giao dịch. Chi tiết theo Phụ lục số 2 đính kèm.

Tỷ đồng — N g u ồ n v ố n

36

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, Techcombank đã tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức vận hành theo các khối nghiệp vụ cùng với mô hình hạch toán theo kế toán tập trung.

2.1.3. Các hoạt động CO’ bản của Techcombank trong giai đoạn 2004 - 2007.

2.1.3.1. Hoạt động huy động nguồn vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc thù của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có của nó, mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế, tố chức tín dụng, các định chế tài chính khác... Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Techcombank cũng không nằm ngoài đặc điểm này. Do vậy, hoạt động huy động vốn được Techcombank đặc biệt quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập cho đến nay để đảm bảo vốn cho vay, an toàn cho thanh khoản, tăng nhanh tài sản... Tình hình huy động vốn của Techcombank trong 04 năm 2004-2007 chi tiết theo Phụ lục số 3 kèm theo.

Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của Techcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. số liệu cho thấy, tại thời điểm 31/12/2007, tổng nguồn vốn của Techcombank đạt hơn 39,542 tỷ đồng, tăng hơn 128% so với năm 2006, hơn 200% so với năm 2005 và hơn 400% so với năm 2004.

Biếu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn của Techcombank từ 2004- 2007.

60,000 39,542 "I 2004 2005 2006 2007 Năm

Nguồn huy động vốn của Techcombank rất đa dạng, bao gồm các nguồn từ chính phủ, huy động từ các tổ chức tín dụng khác, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vốn tự có... Tuy nhiên, hai nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là vốn huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế và vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác.

Trong ba năm gần đây, hoạt động huy động vốn từ dân cư và các tố chức kinh tế được Techcombank đặc biệt quan tâm; mức tăng trưởng đạt được ở cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh: trong năm 2007, huy động vốn từ dân cư và các tố chức kinh tế đạt hơn 24,477 tỷ đồng, tăng hơn 156% so với năm 2006, hơn 295% so với năm 2005 và hơn 432% so với năm 2004. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư có tỷ trọng lớn nhất, chiếm hơn 51% tổng nguồn vốn và chủ yếu là bằng các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Các nguồn vốn huy động trên thị trường sơ cấp (dân cư và các tổ chức kinh tế) có chi phí rẻ hơn các nguồn vốn huy động từ các tố chức tín dụng khác. Hơn nữa, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế có nguồn gửi đa dạng nên giảm được áp lực thanh khoản trong cùng thời điểm. Chính vì thế mà qua 3 năm qua, mặc dù nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác vẫn giữ vai trò là một trong các nguồn chính hình thành nên tống nguồn vốn kinh doanh và có sự tăng trưởng nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn kinh doanh có sự sụt giảm và được thay thế bằng các nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Cụ thể nếu trong năm 2004 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt hơn 2,360 tỷ đồng, chiếm hơn 31% tổng nguồn vốn thì đến cuối năm 2007 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt hơn 8,459 tỷ đồng (tăng hơn

6,0tỷ đồng so với năm 2004) nhưng chỉ còn chiếm gần 21% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của Techcombank cũng được nâng lên qua các năm, bằng hai nguồn chính là từ nguồn lợi nhuận bổ sung và phát hành thêm cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của Techcombank tính đến cuối năm 2007 là hơn 3,500 tỷ đồng, tăng

Tỷ đồng

—♦— Tài sản 38

hơn 103% so với năm 2006, hơn 254% so với năm 2005 và 594% so với năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Techcombank là chua cao, vẫn ở mức duới 10% qua các năm.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.

Nguồn vốn huy động được Techcombank sử dụng để kinh doanh, được thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của techcombank khi việt nam gia nhập WTO (Trang 26)