Một số định hướng trong việc giải quyết nợ xấu tại các ngân

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng cổ phần ngoại thương việt nam (vietcombank) (Trang 81 - 82)

hàng thương mại ở Việt Nam

Tại Việt Nam nợ xấu tuy trong tầm kiểm soát, nhưng có chiều hướng gia tăng và cần được xử lý theo các thức phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp bước đầu của Chính phủ đã được định hướng đúng đắn, tuy nhiên các giải pháp vẫn còn hạn chế, do chưa xác định được lộ trình cụ thể, thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc xử lý nợ xấu. Để xử lý nợ xấu một cách triệt để, Chính phủ cần thực hiện các định hướng sau:

Ngăn chặn nguy cơ nợ xấu trong tương lai: Chính phủ cần hoàn thiện thể chế đối với hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng. Đồng thời thực hiện tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra cũng như thực hiện việc minh bạch hóa, công khai thông tin để ngăn chặn các khoản nợ xấu phát triển.

Xử lý nợ xấu một cách tổng thể, duy trì kỷ luật thị trường và công bằng xã hội: Chính phủ đã rất nỗ lực trong xử lý nợ xấu trên cơ sở không phá vỡ kỷ cương, trật tự thị trường. Việc bơm tiền, nới tín dụng ngay lập tức lạm phát sẽ gia tăng, cứu bất động sản thoát ra khỏi khó khăn, nhưng cái giá phải trả là lạm phát và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là đại đa số người dân. Việc dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ các nhà đầu cơ bất động sản một cách dễ dàng sẽ khó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng vì bong bóng bất động sản và chứng khoán lại gia tăng và là nguy cơ của lạm phát, nợ xấu...

Xử lý nợ xấu không gây áp lực tăng nợ cho Chính phủ, nói cách khác xử lý nợ xấu không sử dụng ngân sách nhà nước. Khi sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại và gây bất bình cho xã hội về công bằng và giảm kỷ luật. Mặt khác, nếu Chính phủ sử dụng trái phiếu để giải quyết nợ xấu thì sẽ làm tăng nợ Chính phủ vào thời kỳ tiếp theo.

Xử lý nợ xấu không phá vỡ chính sách tiền tệ: Việc tái cấp vốn, thông thường giúp cho ngân hàng thương mại thêm thanh khoản nhưng có thể phá vỡ chính sách tiền tệ độc lập của ngân hàng trung ương. Ngân hàng Nhà nước với chính sách tiền tệ có kiểm soát và không nới lỏng các điều kiện tín dụng đối với các doanh nghiệp yếu kém sẽ đảm bảo cho chính sách tiền tệ không bị phá vỡ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng cổ phần ngoại thương việt nam (vietcombank) (Trang 81 - 82)