Trước tình hình nợ xấu của khu vực ngân hàng liên tục gia tăng 46% trên tổng dư nợ tín dụng, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện xử lý nợ xấu bằng ba giải pháp cơ bản sau: bơm vốn trực tiếp, AMC và trung gian tái cơ cấu nợ (CDRC), trong đó AMC làm một trong những giải pháp mà Thái Lan đã áp dụng khá hiệu quả từ thời kỳ khủng hoảng cho đến nay.
Quá trình xử lý nợ xấu của Thái Lan dựa trên các AMC chia thành 2 thời kỳ phân tán và tập trung, trong đó mô hình phân tán có sự tham gia của cả AMC sở hữu nhà nước và các AMC sở hữu bởi ngân hàng tư nhân được áp dụng lần lượt năm 1998 và 1999; mô hình AMC tập trung dựa trên sự thành lập của Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC) vào năm 2001. Các cơ chế AMC có nhiều điểm khác nhau ở nguồn gốc tổ chức, điều khoản và điều kiện
Giai đoạn 1998-2001, 12 AMC tư nhân được thành lập. Mười trong số đó là những công ty con được dùng để mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng tư nhân mẹ. Hai công ty còn lại được dùng để mua lại các khoản nợ từ ngân hàng khác. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng mẹ này đã không chuyển giao nợ xấu với số lượng nợ đến AMCs. Điều này là do nợ xấu được chuyển giao vẫn còn được phản ánh trong các báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ. Cho dù nợ xấu không còn trong báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ thì trái phiếu được dùng để mua lại các khoản nợ xấu cũng có rủi ro liên quan đến sự thành công hay thất bại của các công ty con trong việc xử lý các khoản nợ xấu này. Vì vậy mà các ngân hàng tư nhân ít có động lực để chuyển giao nợ xấu. Giải quyết nợ xấu thông quá AMC tư nhân không thành công khi nợ xấu ở các AMC của ngân hàng tư nhân không xử lý được, thậm chí mức an toàn vốn mà các ngân hàng phải duy trì đã tăng lên gấp đôi. Còn ở các ngân hàng nhà nước, mục tiêu chủ yếu của chuyển hóa tài sản là cơ cấu lại nguồn vốn ngân hàng chứ không trọng tâm vào tối đa hóa giá trị hoàn lại của các khoản nợ xấu.
Giai đoạn từ năm 1998-2002, ở Thái Lan đã thành lập 4 AMCs để xử lý nợ xấu của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. Mục tiêu duy nhất của việc chuyển giao tài sản là tái cấp vốn cho các ngân hàng này hơn là tối đa hóa việc phục hồi lại giá trị của nợ xấu. Việc chuyển giao nợ xấu đến AMCs đã không tạo ra các động lực cho các ngân hàng để xem xét và điều chỉnh hành vi cho vay của mình, bởi lẽ không có hình phạt nào được áp dụng cho việc chuyển giao này. Ngoài ra, do AMCs nhà nước không bị đòi hỏi phải công bố thông tin nên không có khả năng phân tích tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.
TAMC thanh toán các khoản nợ xấu bằng trái phiếu do TAMC phát hành có kỳ hạn 10 năm và được FIDF bảo lãnh thanh toán. Nhưng vào thời điểm đó, giá chuyển nhượng được xác định dựa trên giá trị tài sản thế chấp hơn là nhu cầu tái cấp vốn của ngân hàng. Các động lực rủi ro đạo đức từ
TAMC dường như không có ý nghĩa, do các bên liên quan chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nhau. Giải pháp xử lý của TAMC: các ngân hàng chuyển nợ xấu sang cho TAMC quản lý xuất phát hầu hết từ các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất. Đối với khoản vay có thể chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời - lỗ. Đối với khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC đã chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện cho các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Thái Lan giảm rõ rệt xuống 12,9% năm 203, 10% năm 2004 và tiếp tục giảm dần ở mức ổn định đến nay [5]. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua các công ty quản lý tài sản AMC ở Thái Lan thực sự là một bài học hữu ích cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu đang leo thang.