Cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong

Một phần của tài liệu kiến nghị sửa đổi luật bầu cử đại biểu quốc hội và luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân (Trang 63 - 74)

chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử và động viên nhân dân hăng hái tham gia tích cực vào công tác bầu cử

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do vậy, mọi hoạt

động tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, đại biểu của cơ quyền lực nhà nước của nhân dân ở địa phương, chịu sự giám sát toàn diện của nhân dân. Nhân dân giám sát quá trình tổ chức thực hiện các cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đảm bảo các thủ tục, trình tự tiến hành bầu cử thực sự dân chủ và đúng luật bằng cách tự mình giám sát và bằng cách thông qua

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các đoàn thể chính trị - xã hội của mình. Theo Hiến pháp và Luật bầu cử Quốc hội, Luật bầu cử HĐND, cử tri có các quyền giám sát như sau: Giám sát việc lập danh sách cử tri xem mình có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không - nếu là công dân, có quyền bầu cử, có quyền nêu ý kiến tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với người được giới thiệu ứng cử ĐBQH và HĐND của cơ

quan, tổ chức, đơn vị bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị cử tri quyết định.74 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - chủ thể tổ chức các Hội nghị hiệp thương - cơ sở

chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại

đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Do đó, việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Luật Bầu cửĐBQH giao trọng trách là chủ thể tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử ĐBQH, tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bầu cử ĐBQH và HĐND, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử, tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử, tham gia giám sát việc bầu cử ĐBQH là thể hiện sự dân chủ đặc sắc của quá trình nhân dân bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của mình ở nước ta. Từ cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2011-2016 thì bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND

74

Nguyễn Thanh Bình, MTTQVN thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bầu cửđại biểu Quốc hội và Hội

đồng nhân dân các cấp, http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=554&distid=2622 ,[truy cập 23-10-2014].

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương Trang 55 SVTH: Vũ Thị Thơm

diễn ra trong cùng một ngày, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Vì vậy, trách nhiệm tổ chức thực hiện của MTTQVN trong bầu cử rất lớn và phức tạp, nhất là đối với địa phương, cơ sở, do vậy, công tác giám sát bầu cử là hết sức quan trọng.75

Kế thừa những quy định cũ về chức năng nhiệm vụ của UBMTTQVN,khi ban hành luật mới cần quy định cụ thể thêm vấn đề tham gia giám sát của MTTQ Việt Nam, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong thực hiện các bước công tác và các vòng hiệp thương xác định ứng cử viên, tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử và động viên nhân dân hăng hái tham gia tích cực vào công tác bầu cử. Ngoài ra, về vai trò của MTTQVN cần nói thêm về sự tham gia giám sát một cách toàn diện từ

khâu chuẩn bị tổ chức tới khi kết thúc cuộc bầu cử, quy trình xử lý kiến nghị của MTTQVN và phối hợp với Hội đồng bầu cử quốc gia trong quá trình chỉđạo, cùng nhau tham gia giám sát công tác bầu cử, nêu cao trách nhiệm của MTTQVN trong cuộc bầu cử, cụ thể là trách nhiệm trong tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú, tổ chức tiếp xúc cử tri và tổ chức vận động cử tri đi bầu cử.

Với cơ chế giám sát toàn diện đối với mọi hoạt động tiến hành bầu cử của nhân dân và của MTTQVN như vậy, quá trình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ sẽ đảm bảo được các thủ tục, trình tự tiến hành bầu cử thực sự

dân chủ và đúng luật để bầu ra những ĐBQH và HĐND xứng đáng, đúng tiêu chuẩn, đủ

cơ cấu, thành phần, số lượng, đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân, gánh vác trọng trách nặng nề của một Quốc hội và của các cấp HĐND trên toàn quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Uỷ ban trung ương MTTQVN cần cử nhiều đoàn công tác đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước để vừa hướng dẫn, kiểm tra vừa theo dõi, giám sát các giai đoạn bầu cử; đồng thời, cửđại diện tham gia các đoàn đi giám sát bầu cử của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử. Ở các địa phương, Ban thường trực Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các kế hoạch hoặc văn bản hướng dẫn Uỷ

ban MTTQ cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác giám sát của MTTQ trong cuộc bầu cử; nhiều nơi đã tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt công tác này cho cán bộ Mặt trận cơ sở

và Ban Thanh tra nhân dân cấp xã nhằm phát huy vai trò của các tổ chức này để giám sát chặt chẽ các giai đoạn trong cuộc bầu cử. Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành cần phối hợp

75

Báo điện tửĐảng Cộng Sản Việt Nam, Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử , http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340666&cn_id=459237 , [truy cập 10-11- 2014].

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương Trang 56 SVTH: Vũ Thị Thơm

chặt chẽ với Uỷ ban bầu cử và các tổ chức thành viên để thành lập các đoàn đi giám sát tất cả các khâu trong cuộc bầu cử từ cấp huyện tới tận cơ sở; hoặc tự mình đi kiểm tra, chỉ đạo và giám sát Uỷ ban MTTQ cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ của MTTQ trong bầu cử. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát cuộc bầu cử, MTTQ ở nhiều nơi cần kịp thời phát hiện được những sai sót ở một số công đoạn trong quá trình bầu cử, như: Hồ

sơứng cử chưa đúng luật, phiếu bầu, danh sách cử tri không đóng dấu của UBND xã, cử

tri đi bầu hộ,.v.v.. và đã nhanh chóng đề xuất với các tổ chức phụ trách bầu cử để xử lý kịp thời; góp phần để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và đúng luật.76

Về hình thức giám sát, trên cơ sở quy định của pháp luật, MTTQVN các cấp có thể

phối hợp với các tổ chức phụ trách bầu cửđể cùng giám sát hoặc chủđộng trong các hoạt

động của mình để thực hiện nhiệm vụ giám sát. Có thể thông qua các hình thức giám sát trực tiếp hay qua các hình thức gián tiếp như: Tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại của công dân, phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, và các hình thức phù hợp khác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong tuyên truyền và vận động bầu cử hết sức quan trọng. Với tư cách là chủ thể tổ chức vận động bầu cử, MTTQ Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị cử tri để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thực hiện quyền vận động bầu cử, cư tri có cơ hội được tiếp xúc, nói chuyện đóng góp ý kiến của mình với người ứng cử, là cơ hội để cử tri và người ứng cử gần nhau hơn, người ứng cử tiếp thu đầy đủ ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nhân dân từ việc nghe những lời hứa hay kế hoạch người ứng cử đề ra mà quyết định lựa chọn người xứng

đáng, tạo nên góp phần vào thắng lợi to lớn của cuộc bầu cử, bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, ngày bầu cử thực sự là ngày hội lớn của toàn dân. Trong vận động bầu cử, cơ

quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội( MTTQVN), tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho người ứng cử tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình và bảo đảm cho việc tổ chức vận động bầu cử được tiến hành công khai, dân chủ, bình

đẳng.77

76

Nguyễn Thanh Bình, Trung tâm bồi dưỡng địa biểu dân cử, MTTQVN thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bầu cửđại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp,

http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=554&distid=2622 , [truy cập 13-11-2014]. 77

Báo điện tửĐảng Cộng Sản Việt Nam, Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340666&cn_id=459237 , [truy

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương Trang 57 SVTH: Vũ Thị Thơm

Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ở trung ương và các cấp cần tập trung làm tốt các vai trò của mình trong cuộc bầu cử, đặc biệt là công tác giám sát bầu cử, phối hợp chỉ đạo bầu cử cùng Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện tốt công tác vận động bầu cử, phát huy hơn nữa tính dân chủ, tạo nền tảng vững chắc để tổ chức những cuộc bầu cử sau này

đậm tính dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và thắng lợi.

3.2.2 Cụ thể hóa quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong luật bầu cử

Lần đầu tiên Hội đồng bầu cử quốc gia được hiến định trong Hiến pháp là một thiết chếđộc lập. Điều này góp phần hạn chế những bất cập trong cơ chế tổ chức, quản lý bầu cử hiện nay, đồng thời nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận và phát triển quyền bầu cử với tư cách là quyền chính trị cơ bản của công dân. Đặc biệt là Hiến pháp

đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia - cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ

chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo, hướng dẫn việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các luật về bầu cử hiện hành để cụ thể

hóa quy định mới này.

Điều 117, Hiến pháp hiện hành quy định, Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do QH thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cửĐBQH; chỉđạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số

lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định. Như vậy, chức năng chủ yếu của Hội đồng bầu cử quốc gia là tổ chức bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp, bảo đảm các cuộc bầu cử được tiến hành theo đúng nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ

phiếu kín…78

Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia là phù hợp với xu hướng chung đang diễn ra trên thế giới, tạo tiền đề khắc phục những hạn chế của hệ thống quản lý bầu cửở nước ta hiện nay. Điều này cũng phù hợp với định hướng tăng cường các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc hiến định Hội đồng bầu cử quốc gia là một thiết chế độc lập trong Hiến pháp mới, điều này có ý nghĩa vừa trước mắt, vừa lâu dài nhằm phát huy hơn nữa bản chất dân chủ của chế độ xã hội, quyền làm chủ của người dân. Mặt khác, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế tổ chức, quản lý bầu cử hiện nay.

78

Kiểm Toán Nhà Nước, Hội đồng bầu cử quốc gia – thiết chếđộc lập nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân, http://www.sav.gov.vn/3254-1-ndt/hoi-dong-bau-cu-quoc-gia-%E2%80%93-thiet-che-doc-lap-nham-phat-huy- quyen-lam-chu-cua-nguoi-dan.sav , [truy cập ngày 9-9-2014].

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương Trang 58 SVTH: Vũ Thị Thơm

Nhằm cụ thể hóa quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013 vào Luật bầu cử ĐBQH và Luật bầu cử ĐBHĐND, thì trong quá trình soạn thảo luật bầu cử

mới cần có những quy định cụ thể về Hội đồng bầu cử quốc gia:79

- Trước tiên là quy định về cơ cấu, tổ chức bao nhiêu người, thành lập các ban phụ

trách lĩnh vực chuyê môn, nguyên tắc hoạt đông theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

- Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBCQG đối với bầu cửđại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng bầu cử quốc gia kế thừa toàn bộ

nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH trong việc chỉđạo, tổ chức cuộc bầu cửĐBQH, đại biểu HĐND các cấp với những nhiệm vụ cụ thể như: Tổ chức bầu cửđại biểu Quốc hội; Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chuẩn bị danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, tổng kết kết quả bầu cử công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử và vận động bầu cử; công bố kết quả bầu cử, kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyền bầu cử; trình QH, HĐND các cấp báo cáo về việc thẩm tra tư cách ĐBQH, đại biểu HĐND căn cứ vào kết quả bầu cử; về việc miễn nhiệm ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp bên cạnh đó là kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu cử, quy định mẫu thẻ cử

tri và mẫu phiếu bầu cử…80 Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cán bộ trong HĐBCQG phải

được quy định một cách cụ thể và phải quán triệt nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa sốđể Hội đồng bầu cử quốc gia phát huy được vai trò của các ủy viên, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng của các ủy viên trong Hội đồng.

- Tuy Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan độc lập, do QH thành lập, các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia không được kiêm nhiệm với các vị trí trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội nhưng trong công tác bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia cũng cần phải phối hợp với các tổ chức khắc nhằm đảm bảo việc tổ chức bầu cửđạt kết quả cao. Luật bầu cử cần nêu rõ HĐBCQG ngoài việc chỉđạo, hướng dẫn các tổ chức phụ trách bầu cử trong cả nước về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì còn phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; Phối hợp với

79 Dự thảo luật Bầu cử, http://duthaoonline.quochoi.vn/Duthao/lits/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=969&TabIndex=2&T

Một phần của tài liệu kiến nghị sửa đổi luật bầu cử đại biểu quốc hội và luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)