Khuyết người ứng cử
Bên cạnh việc tổ chức chu đáo công tác hiệp thương, phân bố cơ cấu, lựa chọn người ứng cử phù hợp thì cần thống nhất về hướng xử lý khi khuyết người ứng cử trong trường hợp vì lý do bất khả kháng. Theo đó, khi chọn lựa người ứng cử, công tác chuẩn bị nhân sự cho bầu cử ĐBQH, HĐND trong điều kiện đổi mới theo quy định của pháp luật còn phải chuẩn bị có số dư cần thiết theo quy định của pháp luật về bầu cử, vừa tạo
được tính cạnh tranh giữa những người ứng cử với nhau, còn tạo điều kiện cho những trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng, trong trường hợp khuyết người
ứng cử ĐBQH hoặc ĐBHDND thì có thể luân chuyển người ứng cử, nếu như tại cùng
đơn vị bầu cử do sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến khuyết đi người ứng cử vào vị trí đại biểu HĐND, trong trường hợp đó nếu số dư người ứng cử ĐBQH đáp ứng được tiêu chuẩn ĐBHĐND thì có thể được luân chuyển vào vị trí người ứng cử ĐBHĐND, hoặc ngược lại, như thể sẽ tránh đi sự cập rập trong những trường hợp này, cuộc bầu cử sẽ diễn ra liên tục và thành công hơn.
Số dư cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn đại biểu và đảm bảo mỗi ứng cử viên phải là người thành tâm mong muốn vào cuộc đảm đương sứ mệnh vẻ vang, là gánh vác việc dân, việc nước.
GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương Trang 46 SVTH: Vũ Thị Thơm
Giới thiệu ứng cử viên ở trung ương vềđịa phương ứng cử
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua, cần nghiên cứu về các tiêu chí phân bổ ứng cử viên ở trung ương vềđịa phương ứng cử và quy định trong Luật bầu cử. Có nguyên tắc để phân bổ các ứng cử viên là cán bộ cấp cao và tiêu chí để phân bổ các ứng cử viên tái cử, ứng cử viên thuộc lực lượng vũ trang..v.v.. Đề nghị cần có quy
định cụ thể cấm người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND sử dụng vật chất (tiền, quà tặng bằng hiện vật…) trong quá trình tiếp xúc với cử tri.