Phƣơng pháp thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng tại trung quốc : Phương pháp NATREX (Trang 37 - 39)

1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:

1.3.2Phƣơng pháp thực nghiệm:

Mô hình NATREX xét tới mối quan hệ cân bằng trong dài hạn của các biến số kinh tế, vì vậy sử dụng các kiểm định đồng tích hợp để phát hiện ra mối quan hệ cân bằng trong dài hạn là một điều cần thiết.

Trƣớc khi thực hiện các kiểm định đồng tích hợp, ta cần xem xét tính dừng của các biến. Ng và Perron (2001) phát triển 4 thống kê kiểm định nghiệm đơn vị (MZa, MZT, MSB và MPT) bằng cách sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất tổng quát (GLS) loại bỏ tính xu hƣớng của dữ liệu cho một biến. Bài nghiên cứu sử dụng các kiểm định này bởi vì nó đƣợc đánh giá tốt hơn các kiểm định ADF thông thƣờng xét cả về thuộc tính kích thƣớc lẫn hiệu quả.

Sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua sự phá vỡ cấu trúc nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng thêm các kiểm định nghiệm đơn vị của Lee và Strazicich (2003), trong đó giả thuyết không và giả thuyết đối có thể cho phép cả hai sự phá vỡ nội sinh, kiểm định của Lee và Strazicich nhằm kiểm định tính dừng của tất cả các biến, bên cạnh đó nó còn cho ta thấy đƣợc những thời kì phá vỡ của từng biến số kinh tế trong mô hình NATREX.

Sau khi đã kiểm tra tính dừng, You và Sarantis đã sử dụng kiểm định đồng tích hợp có thể cho phép sự phá vỡ cấu trúc nội sinh để kiểm tra mối quan hệ cân bằng dài hạn của các biến. Phƣơng pháp đồng tích hợp Gregory và Hansen (1996) lần đầu tiên đƣợc sử dụng, phƣơng pháp này có thể kiểm tra đƣợc một sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong mối quan hệ đồng tích hợp, kiểm định GH đƣợc thực hiện trên cả 3 mô hình : mô hình C (mô

hình tính dừng ở 1 mức độ), mô hình C/T (mô hình xu hƣớng) và mô hình C/S(mô hình độ dốc).

Gần đây, Hatemi-J (2008, 2009) (sau đây gọi là HJ) mở rộng phƣơng pháp GH để cho phép hai lần phá vỡ cấu trúc trong ba mô hình C, C/T, C/S đƣợc quy định :

Mô hình C: t = 1,..,n (29)

Trong đó yt là biến phụ thuộc, xt là các biến độc lập, et là tỷ lệ sai số và là I(0), α0là hệ số chặn, α1 và α2 lần lƣợt biểu thị sự thay đổi trong hệ số chặn ở sự phá vỡ đầu tiên và lần thứ hai, β biểu thị hệ số độ dốc, và n là số quan sát. D1t là một biến giả bằng 0 nếu t ≤ [n 1] và bằng 1 nếu t > [n 1], trong đó thông số chƣa biết 1∈ (0,1) đại diện cho thời gian của các điểm thay đổi đầu tiên và dấu [] biểu thị lấy phần nguyên. Tƣơng ứng, D2t là một biến giả bằng 0 nếu t ≤ [n 2] và bằng 1 nếu t > [n 2], thông số chƣa biết 2∈ (0,1) đại diện cho thời gian của điểm thay đổi thứ hai.

Mô hình C/T: t = 1,..,n

trong đó là hệ số xu hƣớng thời gian của biến t.

Mô hình C/S:

t = 1,..,n

Trong đó β1 biểu thị các hệ số độ dốc trƣớc sự phá vỡ, β2 và β3 tƣơng ứng là sự thay đổi độ dốc lần 1 và lần 2.

Phƣơng pháp HJ kiểm định giả thuyết không (H0 ): không có đồng tích hợp;giả thuyết đối (H1): có đồng tích hợp, có sự hiện diện của hai sự phá vỡ cấu trúc có thể xảy ra trong hai giả thuyết này.

Cả phƣơng pháp GH và phƣơng pháp HJ đều thực hiện ba kiểm định thống kê ADF, ZT và Zα, kiểm định này đƣợc thực hiện trên một chuỗi các phần dƣ tƣơng ứng cho tất cả sự phá vỡ có thể xem xét trên toàn bộ thời kì thử nghiệm.Các thời kì phá vỡ đƣợc xác định tƣơng ứng với những vị trí có giá trị thống kê cực tiểu.

Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp GH cho rằng Zt là tốt nhất xét về cả kích thƣớc và hiệu quả, do đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng những giá trị kiểm định thống kê ZT để xác định các thời kì phá vỡ.

Phƣơng pháp GH và HJ không tuân theo các tiêu chuẩn phân phối thông thƣờng vì thế chúng ta không thể áp dụng các giá trị tới hạn chuẩn dựa trên kiểm định đồng tích hợp thông thƣờng. Gregory và Hansen (1996) và Hatemi-J(2008, 2009) đã xây dựng các

giá trị tới hạn cho riêng mình. Một số nghiên cứu gần đây cũng sử dụng các phƣơng pháp GH và HJ bao gồm You và SARANTIS (2011, 2012b); Narayan vàNarayan (2010).

Một phần của tài liệu Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng tại trung quốc : Phương pháp NATREX (Trang 37 - 39)