Nhận xét đánh giá công tác thực hiện quản lý chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

3.3.1. Nhận xét đánh giá công tác thực hiện quản lý chất thải nguy hại

3.3.1.1. Kết quảđạt được qua thời gian thực hiện quy định về quản lý chất

thải nguy hại tại khu công nghiệp Sông Công

Qua thời gian triển khai thực hiện quy chế quản lý CTNH theo những quy định cụ thể tại các văn bản pháp quy hiện hành, về cơ bản, công tác quản lý nhà nước về CTNH tại KCN Sông Công cũng đã đạt được một số kết quả sau:

- Đã tiến hành đánh giá được một cách cụ thể mặt định tính nói chung và tương đối về mặt định lượng nói riêng các loại CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN Sông Công.

- Đã tiến hành thẩm định và cấp sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH cho 18 doanh nghiệp; chưa có đơn vị nào được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn.

- Thông qua các chương trình bảo vệ môi trường, các cơ quan thông tin đại chúng, đã phổ biến rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động phát sinh CTCN trong sản xuất, qua đó tự kiểm soát và giám sát CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy hoàn toàn nhằm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Từng bước kiểm soát được sự luân chuyển chất thải theo chu kỳ được hoạch định: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH từ chủ nguồn thải đến các đơn vị xử lý, tiêu hủy.

- CTNH có khả năng tái sinh phục vụ cho các loại hình sản xuất khác như: dung môi hữu cơ, dầu khoáng, bao bì thùng chứa CTNH,…đã được tận dụng một cách triệt để, thông qua các đơn vị có chức năng tái sử dụng CTNH.

3.3.1.2. Các vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý CTNH trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, trong đó quan trọng nhất là “chưa xây dựng được quy trình quản lý CTNH đồng bộ”, đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết vì nó kéo theo một loạt những tồn tại có thể nêu một cách khái quát như sau:

* V nhân s

Hầu hết các doanh nghiệp chưa hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng, công tác quản lý

môi trường hầu hết vẫn còn là công tác kiêm nhiệm, chưa có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt, quá ít doanh nghiệp có nhân sự có chuyên môn về CTNH để có thể nhận định chính xác chất thải như thế nào là nguy hại, những đặc tính nguy hại của chất thải hay thao tác trên CTNH như thế nào, kế hoạch khắc phục sự cố ngộ độc, hỏa hoạn, cháy nổ,…do CTNH gây ra. Vấn đề này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lúc kê khai CTNH và khó khăn cho cơ quan quản lý trong lúc thẩm định tờ khai CTNH của doanh nghiệp (bảng kê khai không đúng, phải tốn nhiều thời gian hướng dẫn, khảo sát).

* Công tác qun lý CTNH

Tỷ lệ đăng ký quản lý chất thải của chủ nguồn thải còn thấp: 25,4% (18/71 doanh nghiệp), nên việc đánh giá về tình hình phát sinh CTNH còn chưa đạt độ chính xác cao.

Mất nhiều thời gian cho việc đăng ký, khảo sát tất cả các nguồn thải phát sinh.

Công tác thu gom, phân loại chất thải tại nguồn chưa thực hiện triệt để tại các doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình kiểm soát CTNH tại doanh nghiệp ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được tiêu hủy hoàn toàn là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, vẫn còn tình trạng mua bán, trao đổi CTNH dưới dạng hàng hóa thương mại (phế liệu công nghiệp) diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp. Có hiện tượng CTNH (bóng đèn, giẻ lau nhiễm dầu,…) được thải bỏ chung với CTR sinh hoạt.

Thiếu kinh phí để xác định tính nguy hại của chất thải.

Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét đánh giá các giải pháp xử lý CTNH theo các quy định về Quản lý CTNH, cụ thể như: tiêu chí để xác định chất thải được tiếp nhận vào bãi chôn lấp an toàn sau khi đã qua công đoạn xử lý

hóa lý, tiêu chí để xác định nguyên tắc đốt tiêu hủy (thẩm định công nghệ đốt,…), tiêu chí để tận thu, tái sử dụng kim loại nặng,…

Công tác quản lý hiện nay được thực hiện bằng sổ sách, chưa có biện pháp khoa học. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải kê khai các nguồn phát sinh chất thải (chủ yếu dựa vào nhận thức của doanh nghiệp), việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

Chưa ban hành hướng dẫn xây dựng phương án chi phí xử lý liên quan đến CTNH, tạo cơ sở pháp lý để quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát CTNH.

* Cơ s h tng x lý CTNH

Cơ sở hạ tầng để xử lý CTNH còn thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải. Hiện nay, xử lý CTNH chủ yếu là thu hồi, tái sử dụng và lưu giữ chờ chôn lấp, chưa thực hiện được các phương pháp xử lý khác một cách phổ biến.

Trang thiết bị phương tiện vận chuyển chưa thực sự đảm bảo an toàn về phương diện kỹ thuật: các công ty chuyên trách trong việc thu gom, vận chuyển CTNH chưa có xe chuyên dụng phục vụ để đảm bảo an toàn; người điều khiển phương tiện chưa được trang bị những kiến thức cơ bản để khắc phục sự cố môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, cháy nổ,…

* Công tác kim tra, giám sát

Chế độ kiểm tra, giám sát, cưỡng chế thi hành luật lệ chưa đủ mạnh, thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan.

* Công tác tuyên truyn, nâng cao nhn thc cho doanh nghip

Thiếu đầu tư kinh phí cho các hoạt động nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong KCN.

Có rất ít các đơn vị khoa học (Viện nghiên cứu, trường đại học) tham gia vào công tác quản lý CTNH để từ đó có những đề tài, công trình nghiên cứu chuyên sâu về CTNH.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 64)