Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và tổng hợp các tài liệu

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; các văn bản pháp quy về quản lý CTNH; các tài liệu; kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam có liên quan đến CTNH. Nguồn sưu tầm từ các tài liệu đã công bố, từ các kinh nghiệm được đào tạo hay qua các chuyến tham quan, học hỏi, từ internet.

2.4.2.2. Phương pháp khảo sát hiện trạng

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quan về các cơ sở có phát sinh CTNH trong KCN, nắm bắt được thực trạng và những tồn tại của công tác quản lý CTNH trong KCN. Dưới sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, học viên có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp, trao đổi và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát, ghi nhận thực tế tại các doanh nghiệp KCN Sông Công về hiện trạng quản lý CTNH làm cơ sở tư liệu cho đề tài.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn với những nội dung sau: + Thông tin về doanh nghiệp

+ Phân loại chất thải + Đóng gói chất thải + Thiết bị lưu chứa

+ Khu vực lưu giữ tạm thời + Xử lý chất thải

+ Đăng ký sổ chủ nguồn thải + Cán bộ phụ trách

+ Ý kiến của người được phỏng vấn - Tiến hành phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: Các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Sông Công

+ Phạm vi phỏng vấn: Trên địa bàn KCN Sông Công hiện có 71 doanh nghiệp, do số lượng doanh nghiệp ít như vậy nên học viên tiến hành phỏng vấn toàn bộ 71 doanh nghiệp trên.

+ Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Tiến hành phỏng vấn điều tra 71 doanh nghiệp đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là cán bộ phụ trách về môi trường, an toàn vệ sinh lao động của công ty.

+ Đối tượng được phỏng vấn: Cán bộ, công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp trong KCN Sông Công, những cán bộ chuyên môn ham hiểu về lĩnh vực môi trường.

2.4.2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia là chuyên viên của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Chi cục Bảo

vệ Môi trường Thái Nguyên, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường và thầy cô về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.

2.4.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Với phương pháp này, từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các nguồn phát thải, lượng CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Sông Công. Trên cơ sở đó, xác định hệ số phát thải CTNH.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)