3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực thực
hiện đề tài
* Khu công nghiệp Sông Công
KCN Sông Công thuộc thành phố Sông Công, Thành phố Sông Công là một đơn vị hành chính được thành lập theo Quyết định số 113/QĐ-HĐBT ngày 11/4/1985 của Chính phủ (mới thành lập là thị xã). Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách hồ Núi Cốc 17km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội 60km về phía Bắc, nằm trong vùng ảnh hưởng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội. Thành phố Sông Công nằm ở vùng trung du Bắc bộ, tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng Bắc bộ, có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua. Sau 25 năm xây dựng và phát triển, tháng 10/2010 thị xã Sông Công được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 925/2010/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Sông Công
Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với phát triển kinh tế, thành phố đã triển khai có hiệu quả các quy hoạch ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Định hướng đến năm 2015 thành phố trở thành thành phố thuộc tỉnh, đến năm 2020 thành phố là đô thị được xác định để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ nằm trong trục phát triển công nghiệp và đô thị phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, thành phố Sông Công nằm trong danh mục đô thị được nâng cấp lên đô thị loại II. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, định hướng phát triển đến năm 2020 đã khẳng định hệ thống đô thị Thái Nguyên phát triển theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng và hệ thống đô thị hiện tại làm hạt nhân, trong đó Sông Công là 01 trong 04 đô thị trung tâm cấp tỉnh.
KCN Sông Công thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. KCN Sông Công là một trong những công trình trọng điểm. Dự án khả thi xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, KCN Sông Công được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt số: 181 ngày 01/9/1999. Diện tích theo quy hoạch tổng thể: 320 ha; diện tích giai đoạn I: 70 ha.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố Sông Công đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư về đô thị như: Khu đô thị Kosy 40ha, khu dân cư đường Thống Nhất 20ha, khu đô thị 2 đầu cầu cứng Sông Công,...sẽ góp phần tăng tỉ lệ đô thị hóa trên địa bàn thành phố, đưa thành phố sớm đạt được như kế hoạch đã đề ra.
Hình 3.2. Hình ảnh khu công nghiệp Sông Công
Bảng 3.1. Phân ngành - Tỷ trọng vốn đầu tư trong khu công nghiệp Sông Công
TT NGÀNH KINH TẾ SỐ DỰ ÁN VỐN ĐĂNG KÝ (tỷđồng) Ngành luyện kim
1 Luyện, cán kim loại 19 3.014,60
2 Đúc kim loại 2 128,87
Ngành điện, điện tử
3 Điện, điện tử 1 90,76
Ngành cơ khí
4 Cơ khí và Gia công cơ khí 27 1.712,48
Ngành nhựa
5 Gia công nhựa 3 121,53
Ngành may mặc
6 May mặc, da giầy, dệt sợi 2 369,50
Ngành chế biến gỗ 7 Gỗ 1 61,67 Ngành sản xuất giấy 8 Giấy 1 80,50 Ngành thương mại dịch vụ 9 Thương mại, dịch vụ 7 85,21 Ngành vật liệu xây dựng
10 Sản xuất gạch, vật liệu xây dựng 6 322,64
Ngành sản xuất pin
11 Sản xuất pin 1 15,00
Ngành xử lý chất thải
12 Xử lý nước thải 1 62,70