Theo bảng 4.1, nhìn chung sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn từ 2012 đến đầu năm 2015. Về sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 5000 tấn (2012: 12.113,15 tấn, 2014: 7.662,71 tấn), trong giai đoạn 2012-2014, riêng 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.467,38 giảm gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2014. Về giá trị cũng có mức giảm tương tự, từ 30.725,01 ngàn USD năm 2012 giảm còn 19.474,73 ngàn USD năm 2014 tức khoảng 1,5 lần, theo sau đó là sự sút giảm gần 4 lần của giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.2697,276 ngàn USD, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2908.12 ngàn USD).
Tuy nhiên trong giai đoạn 2012 đến 2013 việc xuất khẩu lại có chiều hướng đi lên rõ nét. Cụ thể, sản lượng năm 2013 tăng khoảng 7.000 tấn từ con số 12.113,15 tấn năm 2012, giá trị cũng tăng khoảng 50.000 ngàn USD. Nguyên nhân của sự tăng đột biến về sản lượng và kim ngạch này là do, năm 2013 công ty có thêm một lượng lớn đơn hàng từ xuất khẩu ủy thác, cụ thể là đơn hàng sang Mỹ với giá trị 29.423,57 ngàn USD cùng sản lượng là 9.383,86 tấn. Trong khi năm 2014, chứng kiến sự giảm mạnh của sản lượng và kim ngạch, cũng do đơn hàng ủy thác sang Mỹ giảm khoảng 8000 tấn.
Xét về các thị trường thì ta thấy, lượng hàng sang Châu Mỹ và Châu Âu giảm nhiều trong giai đoạn này, trong khi Châu Mỹ tăng mạnh gắp hai lần từ 2012 đến 2013 (9.005,52 tấn lên 17.585,77 tấn) và giám 3 lần vào năm 2014 (4.613,54 tấn) thì Châu Ấu có xu hướng ngược lại, giảm mạnh vào năm 2013 (từ 1.704,94 tấn xuống 483,02 tấn) tăng trở lại vào năm 2014 (997,77). Nhưng nhìn chung lý do giảm sút và chong chênh của các đơn hàng sang hai châu lục này là vì mặc dù nhu cầu về sản phẩm của họ vẫn cao, tuy nhiên doanh nghiệp vấp phải nhiều rào cảng về chất lượng (tuân thủ VSATTP), thuế chống bán phá giá cao, các chứng chỉ về chế biến cũng như nguồn gốc xuất xứ, thủ tục xuất nhập rườm rà,…Dẫu có
khó khăn như CASEAMEX vẫn có cho mình một vài khách hàng với nhu cầu tương đối ổn định trong giai đoạn dài như: Mỹ, Canada, Brasil, Hà Lan, Áo,…
Đi ngược lại với hai châu lục trên, các đơn hàng sang Châu Á có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn kể trên từ 1.265,07 tấn đến 1.878,65 tấn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty trong thời gian tới.
ĐVT: Tấn
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX
Hình 4.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX vào các thị trường giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015
Bảng 4.1 Giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX
2012 2013 2014 6th 2014 6th 2015 sản lượng giá trị sản lượng giá trị sản lượng giá trị sản lượng giá trị sản lượng giá trị Châu Âu 1704,94 5028,24 483,02 5028,24 992,77 2555,27 186,57 398,966 361,03 751,88 Châu Mỹ 9005,52 22866,68 17585,77 73557,52 4613,54 13476,67 3670,81 10747,6 284,72 640,69 Châu Á 1265,07 2562,13 1384,05 2500,12 1878,65 3153,58 865,06 1450,84 807,63 1482,89 Khác 137,62 267,96 54,49 109,94 177,75 289,21 39,79 99,87 14 32,66 Tổng 12113.15 30725.01 19507.33 81195.82 7662.71 19474.73 4762.23 12697.276 1467.38 2908.12
4.1.2 Kết quả xuất khẩu tại thị trường Châu Á
4.1.2.1 Kết quả xúât khẩu phân theo thị trường
Bảng 4.2 Sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Á của công ty
Các quốc gia và
khu vực 2012 2013 2014 6 tháng đầu năm 2014
6 tháng đầu năm 2015 Trung Quốc - 209,33 398,15 173,06 141,05 Pakistan 399,75 525 675 200 511.5 Các nước khu vực ASEAN 489,21 475,82 364,5 342 - Các nước khác 376,11 173,9 441 150 155,08 Tổng 1265.07 1384.05 1878.65 865.06 807.63
Nguồn Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX
Nhìn chung sản lượng xuất khẩu tăng từ 2012 đến 2014 có chiều hướng tăng, trong 3 năm sản lượng xuất khẩu tăng tương ứng 6000 tấn, chủ yếu do tăng sản lượng của các nước trong khu vực Trung Đông như Pakistan, Lebanon,… và Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2015 có biểu hện sút giảm so với cùng kỳ năm 2014, giảm khoảng 60 tấn. Trong khi Trung Quốc và tăng từ 0 lên 398,15 tấn và Pakistan tăng gần gắp đôi (2012: 399,75 tấn, 2014: 675 tấn) thì Các nước
ASEAN có xu hướng giảm nhẹ từ 489,21 tấn xuống còn 364,5 tấn tương ứng khoảng 20 tấn. Trong khu vực ASEAN chỉ có 3 nước nhập khẩu sản phẩm của công ty là Thái Lan, Philipine và Malaysia trong giai đoạn gần đây, những biến động về tình hình kinh tế thế giới và chính trị trong nước gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế cũng như tiêu dùng của họ.
3.1.2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo sản phẩm
Đối với các nước châu Á, công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng về cá 3.1.2.3 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo hình thức xuất khẩu Hình thức xuất khẩu duy nhất là xuất khẩu trực tiếp
4.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TIÊU BIỂU Ở KHU VỰC CHÂU Á 4.2.1 Thị trường Trung quốc
4.2.1.1 Sơ lược thị trường nhập khẩu thủy sản Trung Quốc
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc của VASEP
Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung quốc giai đoạn 2012- 2015 (dự báo)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu nằm 2015, đang có biểu hiển giảm khoảng 0,8%, và theo dự báo của VASEP đạt khoảng 580 triệu USD vào cuối năm, tương ứng với mức giảm 16% so với năm 2014.
Trung Quốc với diện tích đứng thư` 4 và dân số đứng đầu thế giới, lần lược khoảng 9,6 triệu km2 và 1,3 tỉ người (thống kê năm 2011). Cùng với yếu tố dân số đông là sự đa dạng về tâng lớp và thị hiếu tiêu dùng, bên cạnh đó điều kiện khí hậu và địa lý đa dạng cũng dẫn đến tập quán tiêu dùng khác nhau, Trung Quốc được nhận định là một thị trường tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu.
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc của VASEP Hình 4.3 Dự báo nhu cầu thủy sản của Trung Quốc giai đoạn 2015-2018
Theo dự báo của VASEP, nhu cầu về sản phẩm thủy sản của người dân Trung Quốc tăng liên tục từ năm 2015 đến 2018. Mỗi năm nhu cầu tăng lên trung bình khoảng 2 triệu tấn, một thị phần lý tưởng mà các doanh nghiệp cần tận dụng khai thác.
Hiện nay Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu số một thế giới, tuy nhiên họ lại đang có nhu cầu nhập khẩu về thủy sản khá cao. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản đầu người là 33,1kg/năm theo thống kê năm 2010 (VASEP) và dự báo tăng lên 35,9kg/năm vào 2020. Thói quen sử dụng các sản phẩm từ cá và thủy sản nói chung của người dân đang tăng lên, mặt dù Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhưng dường như không đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng trong nước, mức tiêu thụ là ¼ toàn cầu.
Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đặc biệt, kể từ khi Trung Quốc trở thành một trong 3 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2007. Thêm vào đó, việc hiện thực hóa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đầu tháng 8 năm nay, động thái giảm giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị các lô hàng xuất sang đây. Đồng thời việc tăng giá của các đồng tiền khác trong khu vực như Malaysia và Thái Lan, cũng
khiến cho sự cạnh tranh tương đối về giá của thủy sản Việt Nam cũng thua thiệt hơn.
4.2.1.2 Thuận lợi và khó khăn của CASEAMEX khi xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc
Thuận lợi
-Trung Quốc vừa tiếp giáp đất liền vừa tiếp giáp biên giới biển với ta, nên hết sức thuận lợi cho công tác phân phối hàng.
-Mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa công ty và bên phía thị trường này giúp ta hiểu sâu rõ một số yêu cầu, tập quán nhập hàng cũng như có mối quan hệ tốt với các trung gian xuất khẩu tại đây.
-Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn với nhu cầu ngày một tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục xuất khẩu sang đây.
-Các yêu cầu về chất lượng cũng như về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tương đối thông thoáng hơn các thị trường khác.
-Hiệp định ACFTA (2002), Hiệp định Việt Nam- Trung Hoa về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới (1998) góp một phần lớn trong sự giao dịch thuận lợi về thuế quan giữa hai quốc gia.
Khó Khăn
-Thói quen mặc cả của người Trung Quốc là một khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung khi phài làm ăn với họ. Điều này đòi hỏi các chuyên gia đàm phán cần có những chiến lược ứng phó phù hợp.
-Kể từ năm 2002 thị phần thủy sản Việt Nam tại Trung Quốc đã không ngửng giảm, tạo nên áp lực lớn khi phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế như Thái Lan và cả các đối thủ trong nước- là các doanh nghiệp thủy sản khác.
-Việc chưa có một đội ngủ nghiên cứu riêng dành cho thị trường này cũng là một bật lợi lớn.
4.2.2 Thị trường Pakistan
4.2.2.1 Sơ lược thị trường Pakistan
Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pakistan tăng 185 triệu USD từ năm 2010 đến 2014 (2014 đạt 427 triệu USD), với tốc độ tăng bình quân 25%/năm. 6 tháng đầu năm 2015,
kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 274,2 triệu USD, dự kiến cuối năm vượt trên con số 500 triệu USD. Cho thấy chiều hướng tốt đẹp trong quan hệ giao thương giữa hai nước
Theo Vụ thị trường Tây Phi Nam Á thuộc bộ Công thương thì Pakistan là một trong những nước tiêu thụ thủy sản thấp nhất thế giới, chỉ 2kg/người/năm, tuy nhiên trong những năm gần đây, con số này đã có chiều hướng đi lên khi người dân bắt đầu sử dụng cá nhiều hơn. Cá xuất hiện nhiều hơn ở các của hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, các bữa tiệc,…
Từ ngày 10-15 tháng 8/2015, đoàn doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các đối tác và ban lãnh đạo Pakistan nhằm bàn bạc chiến lược xúc tiến thương mại giữa hai nước.
Các hiệp định đã ký với Pakistan
- Hiệp định Thương mại (5/2001);
- MOU về thành lập Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam-Pakistan (4/2002); - Tuyên bố chung Việt Nam-Pakistan (3/2004);
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/2004);
- Hiệp định khung về Hợp tác về Khoa học, Công nghệ (3/2004); - MOU về hợp tác và tham khảo hai Bộ Ngoại giao (3/2004)
- MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pakistan (3/2004).
- Hiệp định hợp tác phát triển nghề cá và môi trường thuỷ sản (6/2006) - Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (1/2007)
4.2.2.2 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
-Họ không có những chính sách quản lý đặt biệt cho mặt hàng cá đông lạnh nhập khẩu
-Chưa có những thứ thuế về chống bán phá giá hay các hàng rào kỹ thuật gắt gao
-Thương mại giữa Việt Nam và Pakistan đang được xúc tiến trong nhiều lĩnh vực.
Khó Khăn
4.2.3 Thị trường ASEAN
4.2.3.1 Sơ lược thị trường thủy sản ASEAN
Đối với thị trường này CASEAMEX chỉ mới xuất khẩu sang 3 nước là Thái Lan, Malaysia và Philippines, lượng xuất khẩu tương đối ổn định, tuy nhiên cũng đang có xu hướng giảm. Trên thực tế cho thấy, ASEAN là một thị trường mang tính đồng nhất. Thứ nhất là có cùng đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình, bên cạnh Việt Nam các quốc gia khác như Thái Lan hay Malaysia đều có khả năng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, họ vừa là khách hàng vừa là đối thủ của các doanh nghiệp Việt trong quá trình hội nhập quốc tế trong ngành hàng thủy sản. Thứ nhì là công ASEAN đang trong lộ trình trở thành nền kinh tế chung AEC, đồng nghĩa với việc không còn những khoảng cách về kinh tế, cụ thể hơn là việc tháo dở các hàng rào thuế quan hay nới lỏng các hàng rào phi thuế quan, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành.
ASEAN gồm 13 nước, những nước có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn như Liên đoàn thủy sản ASEAN- ASF được thành lập vào năm 2009, với 6 thành viên sáng lập là Hiệp hội thủy sản đông lạnh và tươi sống Philippine, Hiệp hội chế biến thực phẩm đông lạnh Malaysia, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Myanmar, Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan, Hiệp hội chế biến và marketing thủy sản Indonesia, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
4.2.3.2 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
-Ưu đãi thuế quan
-Nguồn thông tin minh bạch trong ASF, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn khách quan chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu tốt.
-Nằm trong cùng một công đồng, tương trợ lẫn nhau -Thuận lợi trong phân phối
-Sản lượng xuất ít vì nhu cầu không cao so với các thị trường khác
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CASEAMEX
5.1 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY 5.1.1 Nguồn nhân lực
Hầu hết các thành viên trong ban lãnh đạo hiện nay đều có bằng đại học và kinh nghiệm cao. Với phòng kinh doanh, nhân sự đều có trình độ đại học trở lên. Các phòng ban khác, các trưởng phòng và phó phòng đếu đạt trình độ đại học. Đây hoàn toàn là một lợi thế của công ty khi có cho mình một đội ngũ có trình độ cao và kinh nghiệm thích hợp.
Công ty luôn đảm bảo thực hiện các qui định của nhà nước về sử dụng lao động cũng như những phúc lợi dành cho họ. Trước hết là thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng và thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, giải quyết trường hợp đau ốm, thai sản,… theo qui định. Bên cạnh đó, công ty cũng thành lập phòng ý tế cho từng xí nghiệp sản xuất đảm bảo cho nhân viên co nơi thăm khám bệnh kịp thời và miễn phí. Ngoài ra theo định kỳ toàn thể cán bộ công nhân viên được khám sức khỏe, từ đó đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cũng như tạo sự an tâm trong nhân viên. Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghĩ mát, các trò chơi vận động,… nhằm gắn kết mọi người.
Về chính sách tuyển dụng và đào tạo:
-Yêu cầu tuyển dụng: ưu tiên tuyển dụng các lao động đã có kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của từng công việc cụ thể. Tuyện các lạo động trẻ có năng lực hoặc tay nghề cao.
-Đào tạo: Công ty hết sức chú trong đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề lao động. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên tại nhà máy sản xuất.
+Đào tạo nhân viên mới: đối với nhân sự vừa được tuyển dụng, công ty tổ chưc đào tạo để nắm rõ nội quy lao động, trách nhiệm, quyền hạn, phương pháp, kỹ năng và những yêu cầu cần thết của công việc, đồng thời bố trí người hướng dẫn từ các phòng ban mà nhân viên mới được bố trí. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ mà họ được phân công công việc thích hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ
+Đào tạo nâng cao trình độ: công ty khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng phù hợp, để tiếp tục phục vụ công ty với năng suất và hiệu quả tăng cao hơn.
5.1.2 Tài chính và vốn
Bảng 5.1 Khả năng sinh lợi của công ty CASEAMEX từ năm 2012-6 tháng