3. MỘT SỐ TỒ ỦP ÁP UT VỀ QUYỀ ỀU
3.3.1. Tồn tại của quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Theo Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) quy định đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì khi Trưởng đồn biên phòng xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định này thì, trưởng đồn biên phòng không có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Quy định này hoàn toàn trái với quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Theo tinh thần chung nên hiểu là Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) quy định như sau: đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng
với Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, có nghĩa là khi phát hiện người có hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp có một trong những căn cứ bắt người khẩn cấp thì Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và Tỉnh phải giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan có thẩm quyền. Còn cấp đồn biên phòng thì tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn. Quy định như vậy, làm cho công tác điều tra hình sự cấp Bộ tư lệnh và Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, làm chậm trễ quá trình điều tra vụ án.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) đều quy định quyền hạn điều tra ở cả ba cấp của Bộ đội biên phòng là Bộ tư lệnh, Tỉnh, Đồn biên phòng, nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định cho Bộ đội biên phòng cấp đồn biên phòng có quyền áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giữ,30
không quy định cho Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và cấp tỉnh có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ra quyết định tạm giữ người và gia hạn tạm giữ.
3.3.2. ề xuất hòa thiện quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Trên đây là những vướng mắc, bắt cập của Bộ đội biên phòng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Do vậy, người viết xin đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của Bộ đội biên phòng.
Thứ nhất, do sự không thống nhất giữa điểm b Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự và điểm b Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, mà Bộ đội biên phòng mỗi nơi sẽ thực hiện theo hướng khác nhau, không thống nhất. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cần sửa đổi quy định tại điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 19 theo hướng, xóa bỏ quy định “khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan Công an có thẩm quyền” tại điểm b Khoản 2 Điều 19; sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 2 Điều 19 như sau: “Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu
hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan Công an có thẩm quyền”.
Thứ hai, Luật quy định cho Trưởng đồn biên phòng có quyền bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, tạm giữ và gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cũng cần quy định cho Cục Trưởng, Phó Cục Trưởng Cục trinh sát Bộ đội biên phòng, Cục Trưởng, Phó Cục Trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cụ thể, bổ sung “Cục Trưởng Cục trinh sát Bộ đội biên phòng, Cục Trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” vào khoản 2 Điều 81. Vì Bộ đội biên phòng Cấp Bộ tư lệnh và Tỉnh đều là lực lượng trực tiếp chiến đấu chống tội phạm.
3.4. Một số quy định của pháp luật về quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng chưa được quy định cụ thể và thống nhất; đề xuất hoàn thiện phòng chưa được quy định cụ thể và thống nhất; đề xuất hoàn thiện
Hiện nay, khá nhiều vấn đề về quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng chưa được quy định cụ thể và thống nhất. Hầu hết các hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Quy định của hai văn bản này còn chung chung, chưa cụ thể và một số quy định chưa thống nhất. Chính điều này đã gây ra những khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi quy định của pháp luật.
Thứ nhất, chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục điều tra vụ án. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện bất kỳ một hành vi tố tụng nào cũng đều tuân thủ theo trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, và Bộ đội biên phòng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội Biên phòng... phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật này, tức là Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó, Bộ đội biên phòng căn cứ vào những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để tiến hành hoạt động điều tra. Cũng tại Điều 111 này quy định Ủy ban thường vụ quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Bộ đội biên phòng trong hoạt động điều tra, cụ thể là Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Theo đó, các hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng vẫn phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Nhưng các hoạt động điều tra, biện pháp điều tra quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự thì chỉ có Điều tra viên mới được tiến hành như hoạt động lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, kết thúc điều tra, đề nghị truy tố. Trong khi đó, các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung, Bộ đội biên phòng nói
riêng lại không có và không được biên chế điều tra viên. Làm cho các đơn vị điều tra các cấp của Bộ đội biên phòng rất lúng túng khi tiến hành một số hoạt động điều tra hoàn chỉnh vụ án.
Mặc khác, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự hiện hành, chỉ có Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Trưởng đồn biên phòng và một cấp phó của những người nêu trên khi được phân công hoặc ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng, mới có quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Cấp trưởng hoặc một cấp phó Bộ đội biên phòng vừa phải tổ chức, chỉ đạo quản lý Bộ đội biên phòng; vừa phải tổ chức, chỉ đạo công tác nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Quy định này cho thấy vai trò của cấp trưởng hoặc cấp phó Bộ đội biên phòng rất lớn nhưng cũng vô cùng nặng nề, và không thể cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò, gây hạn chế cho hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng.
Việc chưa có văn bản quy định cụ thể về trình tự thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng làm cho các hoạt động điều tra được tiến hành không thống nhất, dễ xảy ra sai sót hoặc có thể bỏ lọt tội phạm hoặc có thể gây oan sai. Do đó, cần bổ sung, sửa đổi vấn đề này theo hướng: Bổ sung thẩm quyền điều tra của “Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra” vào các điều luật có liên quan như: Xác định sự thật của vụ án, Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng,.. và ngoài Điều tra viên được quyền tiến hành các hoạt động điều tra, thì cán bộ Bộ đội biên phòng hoặc trợ lý điều tra của Bộ đội biên phòng cũng có quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Và ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra, tiêu chuẩn cảu Cán bộ Bộ đội biên phòng hoặc Trợ lý điều tra làm công tác điêu tra trong Bộ đội biên phòng, nhưng không được làm giảm đi vai trò chủ đạo của cấp trưởng hoặc cấp phó được phân công đảm nhiệm. Như vậy, sẽ đảm bảo Bộ đội biên phòng có căn cứ để tiến hành hoạt động điều tra đúng theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự với một số văn bản luật, dưới luật chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến một số cơ quan thi hành pháp luật còn có những nhận thức khác nhau và chưa thống nhất về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng. Một số Viện kiểm sát địa phương cho rằng, các đồn biên phòng tuyến biển không có thẩm quyền bắt khẩn cấp, tạm giữ người vì không phải là đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới (theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự). Trong khi đó, Khoản 2 Điều 6 Luật biên giới quốc gia; Khoản 2
Nghị định 161 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển quy định: Các xã, phường, thị trấn giáp biển và hải đảo là khu vực biên giới và Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn biên phòng quy định đồn biên phòng được áp dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ người là đồn biên phòng ở khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo thuộc Bộ đội biên phòng. Với căn cứ trên, thì các đồn biên phòng tuyến biển được coi là đồn biên phòng ở biên giới. Đề nghị bổ sung quyền hạn điều tra cho Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng biên phòng tuyến biển. Việc cần làm ngay bây giờ đối với vấn đề này là các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn quán triệt để thống nhất nhận thức và thực hiện giữa các cơ quan, ngành chức năng, đặc biệt là giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Bộ đội biên phòng.
Thứ hai, thời hạn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội. Thời hạn điều tra vụ án hình sự khác nhau dựa trên cơ sở phân loại tội phạm theo Điều 8 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng 31.
Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự quy định đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, Bộ đội biên phòng khởi tố vụ án, điều tra toàn bộ vụ án, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong hai mươi ngày. Có nghĩa là thời hạn điều tra tội phạm ít nghiêm trọng của Bộ đội biên phòng là trong hai mươi ngày.
Như vậy, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự hoàn toàn trái với Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) quy định Cục trưởng Cục trinh sát Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chỉ huy trưởng đồn biên phòng có quyền tiến hành khám xét. Theo quy định trên thì Cục trưởng Cục trinh sát Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền ra lệnh khám xét. Quy định này hoàn toàn trái với quy định tại Khoản 2 Điều 141 Bộ luật Tố tụng hình sự:
Điều 141. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
1. …
2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét.32
Những quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, nếu quy định thiếu chính xác, việc chủ thể tiến hành áp dụng chậm trễ hay nhanh chóng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến tốc độ và hiệu quả phá án. Do đó, cần có một quy định cụ thể hướng dẫn về thời hạn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng.
Ngoài ra, một số hoạt động như bảo vệ người làm chứng, bắt, khám xét, chuyển giao hồ sơ vụ án, đối tượng,… như thế nào khi phá án; công tác chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ điều tra hình sự của cơ quan cấp trên đối với Bộ đội biên phòng ra sao; về quy định và hướng dẫn sử dụng thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong điều tra án, công tác đào tạo cán bộ và một số chế độ, chính sách đãi ngộ trong hoạt động điều tra … vẫn chưa được quy định cụ thể. Trước những tồn tại nêu trên đã làm cho không ít khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể những vấn đề trên.
Pháp luật là khuôn mẫu để các chủ thể dựa vào đó mà điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, tuy nhiên nếu vấn đề về quy định của pháp luật chưa được thống