Tồn tại ủa quy định về phạm vi điều tra ủa Bộ đội biên phòng

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về quyền hạn điều tra của bộ đội biên phòng trong điều tra vụ án hình sự (Trang 61)

3. MỘT SỐ TỒ ỦP ÁP UT VỀ QUYỀ ỀU

3.1.1. Tồn tại ủa quy định về phạm vi điều tra ủa Bộ đội biên phòng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi phát hiện tội phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra trong khu vực biên giới liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình, Bộ đội biên phòng có quyền tiến hành điều tra. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) cụ thể Bộ đội biên phòng chỉ có quyền tiến hành các

hoạt động điều tra các tội thuộc chương XI và các tội ở 21 điều thuộc các chương khác nhau của Bộ luật Hình sự là chưa phù hợp với thực tiễn.

Ranh giới giữa nước ta với các nước láng giềng rất mong manh, có thể chỉ bị ngăn cách bởi con sông rộng vài mét, hay một con đường mòn sau núi, nếu không được ngăn chặn kịp thời, người có hành vi phạm tội sẽ dễ dàng vượt ra nước ngoài, làm cho công tác đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn và hậu quả để lại cho xã hội là rất lớn.

Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới của Bộ đội biên phòng những năm qua cho thấy, ngoài các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, còn rất nhiều tội phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ đội biên phòng, như: tội cướp, trộm cắp tài sản; tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm; tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; … nhất là các nhóm tội phạm gây rối trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Nhóm tội phạm này pháp luật không giao cho Bộ đội biên phòng có quyền điều tra.

3.1.2. ề xuất mở rộng phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng

Tuy nhiệm vụ chính của Bộ đội biên phòng là quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, không phải là điều tra vụ án hình sự nhưng Bộ đội biên phòng là lực lượng thường xuyên bám dân, bám địa bàn, trực tiếp đối diện với tội phạm. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự giới hạn phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng là chưa phù hợp với tình hình tội phạm xảy ra và khả năng phát hiện tội phạm của lực lượng Bộ đội biên phòng.

Bất cập về phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về biên giới, ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đồng thời, không đáp ứng yêu cầu kịp thời ngăn chặn, trấn áp tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Vì vậy, ngoài các tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, cần sớm mở rộng thêm phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) theo hướng mở rộng phạm vi điều tra cho Bộ đội biên phòng, cho phép Bộ đội biên phòng tiến hành điều tra đối với tội phạm xảy ra trong địa bàn hoạt động của Bộ đội biên phòng. Đó là những tội mà các hành vi phạm tội liên quan đến chức năng quản lí nhà nước về biên phòng, biên giới và có yếu tố vận chuyển trái phép qua biên giới do Bộ

đội biên phòng quản lý như: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157);Tội hủy hoại rừng (Điều 189); Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231); Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238); Tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy (Điều 253).

Đầu năm 2005, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Bộ đội biên phòng là Cục Phòng, chống tội phạm ma túy được thành lập. Trên thực tế, Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng đã tổ chức đấu tranh, bắt giữ có hiệu quả nhiều vụ án hình sự với tất cả các tội danh về ma túy quy định tại chương XVIII Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) lại giới hạn chỉ được tiến hành điều tra đối với các tội tại các điều 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, việc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng tiến hành hoạt động bắt giữ, tịch thu tang vật trong các vụ án ma túy tại các điều từ 197 đến điều 201 là vi phạm Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Nếu như khi làm nhiệm vụ, Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng nhận được tin báo, tố giác tội phạm hoặc tự mình phát hiện có dấu hiệu tội phạm về các tội từ điều 197 đến 201 của Bộ luật hình sự thì phải chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. Quy định này làm giảm chức năng phòng, chống tội phạm của Cục, phòng chống ma túy Bộ đội biên phòng và mất đi tính cấp thiết, tăng mức độ nguy hiểm của những tội phạm này. Quy định tại Pháp lệnh, Bộ đội biên phòng không được quyền điều tra các tội từ điều 197 đến 201 là chưa hợp lý, nếu các tội phạm này xảy ra ở khu vực biên giới mà khi Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ phát hiện không tiến hành ngăn chặn ngay sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội này ở nước ta nói chung, khu vực biên giới nói riêng. Cần sớm ban hành quy định bổ sung phạm vi điều tra về tội phạm ma túy tại Điều 197 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 198 (Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 200 (Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 201 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác); Sửa đổi, bổ sung quyền hạn điều tra của Cục Phòng, chống tội phạm ma túy và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Đồn biên phòng, cụ thể là Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy

trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Trưởng đồn, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền điều tra tất cả các tội danh về ma túy quy định tại chương XVIII Bộ luật hình sự.

3.2. Tồn tại của quy định về quyền hỏi cung bị can và đề xuất được quyền tiến hành hỏi cung bị can tiến hành hỏi cung bị can

3.2.1. Tồn tại của quy định về quyền hỏi cung bị can

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Bộ đội biên phòng được quyền điều tra toàn bộ đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng. Như vậy, trong trường hợp trên Bộ đội biên phòng phải tiến hành điều tra vụ án độc lập như Cơ quan điều tra chuyên trách, phải tiến hành tổng hợp các biện pháp điều tra để làm rõ hồ sơ vụ án, kết thúc điều tra, làm bản kết luận điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ vụ án chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để truy tố bị can. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra, pháp luật không quy định cho Bộ đội biên phòng có quyền tiến hành hỏi cung bị can.

Tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định “ Việc hỏi cung bị can … tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. Đồng nghĩa với việc là Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ký quyết định khởi tố bị can thì việc hỏi cung bị can có thể tiến hành ngay khi có thể. Nhưng khi tiến hành điều tra tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì Bộ đội biên phòng ra quyết định khởi tố bị can nhưng không được quyền hỏi cung bị can là một tồn tại rất lớn về quyền tiến hành các hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng.

Hỏi cung bị can là một trong những hoạt động điều tra thiết yếu trong điều tra vụ án hình sự. Quá trình hỏi cung bị can cũng là quá trình thu thập, kiểm tra, cũng cố chứng cứ để làm rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can. Mục đích của hỏi cung bị can là để thu thập được lời khai đúng và đầy đủ về sự thật vụ án và những thông tin cần thiết khác, góp phần giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành con người tốt có ích cho xã hội. Bị can ngay từ khi có quyết định khởi tố bị can đã trở thành tâm điểm của mọi hoạt động điều tra bởi vì họ là nguồn thông tin, sở hữu một lượng lớn thông tin về vụ án, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra là lấy được toàn bộ thông tin phản ánh đúng sự thật khách quan thông qua hoạt động lấy lời khai, thu thập tài liệu, vật chứng. Nhưng để tiến hành các hoạt động trên đôi khi lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình hỏi cung bị can, bị can có thể khai báo ra địa điểm cắt dấu công cụ phạm tội, đồng bọn thì Cơ quan điều tra mới có thể tiến hành khám xét, truy bắt kẻ phạm tội,

thu giữ vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án. Hỏi cung có một vai trò rất quan trọng trong điều tra vụ án hình sự.

3.2.2. ề xuất quyền tiến hành hỏi cung bị can

Qua công tác hỏi cung bị can, đối với những thông tin trước đó, Bộ đội biên phòng thu thập được, nhưng chưa có cơ sở để đánh giá tính liên quan, chính xác của nó, có thể thông qua hoạt động hỏi cung để kiểm tra, đánh giá lại đồng thời kịp thời thu giữ lấy những thông tin có giá trị cho việc giải quyết vụ án. Pháp luật không quy định cho Bộ đội biên phòng được hỏi cung bị can làm giảm đi tính chính xác của thông tin vụ án, khi chuyển qua Viện kiểm sát khởi tố có thể gây ra oan sai. Vì vậy, cần quy định thêm quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng được quyền hỏi cung bị can. Cụ thể là: “đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định trưng cầu giám định, khởi tố bị can, hỏi cung bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

3.3. Tồn tại của quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đề xuất hoàn thiện hoàn thiện

3.3.1. Tồn tại của quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Theo Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) quy định đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì khi Trưởng đồn biên phòng xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định này thì, trưởng đồn biên phòng không có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Quy định này hoàn toàn trái với quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Theo tinh thần chung nên hiểu là Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) quy định như sau: đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng

với Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, có nghĩa là khi phát hiện người có hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp có một trong những căn cứ bắt người khẩn cấp thì Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và Tỉnh phải giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan có thẩm quyền. Còn cấp đồn biên phòng thì tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn. Quy định như vậy, làm cho công tác điều tra hình sự cấp Bộ tư lệnh và Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, làm chậm trễ quá trình điều tra vụ án.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) đều quy định quyền hạn điều tra ở cả ba cấp của Bộ đội biên phòng là Bộ tư lệnh, Tỉnh, Đồn biên phòng, nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định cho Bộ đội biên phòng cấp đồn biên phòng có quyền áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giữ,30

không quy định cho Bộ đội biên phòng cấp Bộ tư lệnh và cấp tỉnh có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ra quyết định tạm giữ người và gia hạn tạm giữ.

3.3.2. ề xuất hòa thiện quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Trên đây là những vướng mắc, bắt cập của Bộ đội biên phòng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Do vậy, người viết xin đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của Bộ đội biên phòng.

Thứ nhất, do sự không thống nhất giữa điểm b Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự và điểm b Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, mà Bộ đội biên phòng mỗi nơi sẽ thực hiện theo hướng khác nhau, không thống nhất. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cần sửa đổi quy định tại điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 19 theo hướng, xóa bỏ quy định “khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan Công an có thẩm quyền” tại điểm b Khoản 2 Điều 19; sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 2 Điều 19 như sau: “Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về quyền hạn điều tra của bộ đội biên phòng trong điều tra vụ án hình sự (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)