Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu hỗ trợ việc làm cho người có đất thu hồi lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của đề tài

2.4.3Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là chủ thể giúp việc cho UBND các cấp chịu trách nhiệm lập phương án chi tiết đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất; áp dụng điều luật để xác định và mức hỗ trợ khác cho từng đối tượng. Cơ bản một hội đồng bồi thường, hỗ trợ được tổ chức như sau85:

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường; - Đại diện cơ quan Tài chính;

- Đại diện cơ quan Kinh tế - Hạ tầng hoặc quản lý đô thị; - Đại diện cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;

- Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;

- Một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Căn cứ tình hình thực tế địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quyết định giao cơ quan làm thường trực Hội đồng.

Nhìn chung, vai trò của các cơ quan, tổ chức trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người có đất thu hồi theo Luật Đất đai năm 2013 được cụ thể hóa trách nhiệm hơn so với Luật Đất đai năm 2003 như: việc chi trả tiền hỗ trợ, xây dựng các phương án, tổ chức tạo việc làm… Khi thu hồi đất mà người sử dụng đất đủ điều kiện được hỗ trợ thì cơ quan chịu trách nhiệm tạo việc làm ở địa phương về “lâu dài” là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương có thể báo cáo chi tiết số liệu bao nhiêu lao động được đào tạo, nhưng rất ít địa phương có thể nắm rõ

84 Xem thêm Điều 15 Quyết định 21/2014/QĐ-UBND của Tỉnh Gia Lai

GVHD: Phan Trung Hiền 35 SVTH: Trịnh

Dương Tân

bao nhiêu lao động đã được đào tạo nay có việc làm ổn định. Việc quy định trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm là cần thiết, song cũng cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan Tài nguyên và Môi trường (chủ thể phê duyệt phương án hỗ trợ nghề), trung tâm phát triển quỹ đất (chủ thể thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng) và chủ đầu tư (đặt biệt là đối với các dự án cần sử dụng lao động khi đi vào hoạt động) để có những phương án thích hợp. Trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả của dự án phải có tieu chí báo cáo về số lượng người dân mất đất nông nghiệp được đào tạo và được giải quyết việc làm ổn định86

.

Qua tìm hiểu những chính sách, pháp luật cho thấy được những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 trong hỗ trợ việc làm cho người có đất thu hồi, giúp nắm vững các điều kiện được hỗ trợ tạo việc làm, quy trình chi trả tiền hỗ trợ cũng như vai trò chức năng của các chủ thể trong hỗ trợ tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất. Từ đó, người viết sẽ tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật trong hỗ trợ tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất và tìm ra những điểm hạn chế, bất cập nhằm hoàn thiện pháp luật (được trình bày ở Chương 3)

86 Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,

GVHD: Phan Trung Hiền 36 SVTH: Trịnh

Dương Tân

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ

Một phần của tài liệu hỗ trợ việc làm cho người có đất thu hồi lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)