7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7. Thí nghiệm độ mài mòn
* Phương pháp thí nghiệm:
Phương pháp xác định độ mài mòn được thực hiện theo TCVN 3114:1993 [18] và tham khảo tiêu chuẩn ASTM C944 [42]. Mẫu thí nghiệm có dạng hình lập phương kích thước cạnh 70,7 cm. Sau thời gian bảo dưỡng 28 ngày, mẫu được đem thí nghiệm với áp lực gia tải không đổi 0,6 daN/cm2. Tiến hành thí nghiệm với 4 chu kỳ đĩa quay với tổng chiều dài 600 m thì dừng lại. Độ mài mòn của từng viên mẫu Mm được tính bằng g/cm2 theo công thức:
F m m Mm = 0 − 4
(g/cm2) (3.5)
trong đó: m0, m4 – khối lượng mẫu trước khi thử và sau 4 chu kỳ mài (g); F – diện tích mặt mẫu (cm2).
Với mỗi loại bê tông, tiến hành thí nghiệm một tổ gồm 6 mẫu thử, độ mài mòn của bê tông được xác định là giá trị đặc trưng các mẫu thử.
* Kết quả thí nghiệm:
Kết quả thí nghiệm độ mài mòn của 4 loại BTXM tro bay (FC15; FC20; FC25 và FC30) và so sánh với mẫu bê tông đối chứng (PC) được trình bày như sau:
Bảng 3.16 – Kết quả thí nghiệm độ mài mòn
TT Loại bê tông BTXM tro bay BT đối
chứng PC FC15 FC20 FC25 FC30 1 Kết quả thí nghiệm, g/cm2 0,266 0,230 0,224 0,257 0,239 0,267 0,243 0,231 0,257 0,250 0,237 0,210 0,238 0,281 0,256 0,251 0,236 0,247 0,264 0,261 0,232 0,227 0,253 0,263 0,245 0,233 0,247 0,231 0,284 0,251 2 Giá trị trung bình, g/cm2 0,248 0,232 0,237 0,268 0,250 3 Độ lệch chuẩn σ, g/cm2 0,014 0,015 0,012 0,011 0,009 4 Giá trị đặc trưng Mn, g/cm2 0,224 0,207 0,217 0,250 0,236
Hình 3.19. Kết quả thí nghiệm độ mài mòn BTXM tro bay * Phân tích kết quả thí nghiệm:
+ Độ mài mòn có giá trị thấp nhất (0,207 g/cm2) ứng với các mẫu bê tông có tỷ lệ f = 20 % và cao nhất (0,25 g/cm2) ứng với các mẫu bê tông có tỷ lệ f = 30 %.
+ Với tỷ lệ f = 15 ÷ 25 %, độ mài mòn của bê tông FC thấp hơn so với bê tông PC. Điều này có thể được giải thích do sự chênh lệch về cường độ nén không nhiều, trong khi đó ảnh hưởng của tro bay có kích thước hạt mịn nên làm hỗn hợp
đặc chắc hơn. Ở tỷ lệ f = 30 %, cường độ giảm nhiều đã ảnh hưởng đến khả năng
chịu mài mòn của BTXM tro bay.