Năm 1901, lần đầu tiên trong y học, G. Kelling đã sử dụng ống soi bàng quang để
soi vào ổ bụng trên chó. Năm 1911, H.C. Jacobaeus thông báo trường hợp soi ổ
bụng đầu tiên trên người và thuật ngữ "laparoscopy" xuất hiện, đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành mới trong ngoại khoa. Thời gian này nội soi chỉ có tính chất thử
nghiệm và chưa được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng. Đến giai đoạn 1950-1960, công nghệ sản xuất ống kính với các thấu kính hình que( rod lens optique) và kỹ
thuật truyền áng sáng lạnh qua cáp sợi thủy tinh ra đời đã giúp nội soi ổ bụng được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.Tuy nhiên trường nhìn chỉ giới hạn ở thị kính của
ống soi nên các thành viên của kíp làm việc không thể phối hợp với nhau, điều này
đã hạn chế sự tiến xa của nội soi.
Năm 1987, camera CCD( charged coupled deviced) siêu nhỏ với công nghệ xử lý hình ảnh kỹ thuật số trên microchip ra đời đã hoàn thiện chuỗi các tiến bộ góp
phần vào sự phát triển của ngành phẫu thuật nội soi. Tháng 3 năm 1987, Philipe Mouret ở Lyon thực hiện ca cắt túi mật qua nội soi đầu tiên trên thế giới. Tháng 11 năm đó, tại hội nghị ngoại khoa Pháp lần thứ 87, F.Dubois báo cáo về phẫu thuật nội soi đã gây một phản ứng mà có người ví von là như bom nguyên tử nổở Hiroshima và Nagashaki. Đa số các phẫu thuật viên tham dự phản đối phương pháp phẫu thuật này và coi đó là một sự phiêu lưu mạo hiểm với tính mạng con người. Do đó phẫu thuật nội soi đã không thể phát triển ở Pháp. Nhưng người Mỹđã chớp lấy cơ hội và phẫu thuật nội soi đã phát triển ở Mỹ. Đầu thập niên 1990, phẫu thuật nội soi được phát triển trở lại ở Pháp. Lúc đầu nó được xem là phẫu thuật quý tộc và chỉ dành cho các nước giàu thì chẳng bao lâu nó đã được ứng dụng có hiệu quả ở các nước phát triển.