Công tác giáo dục lý luận chính trị ở Bến Tre từ năm 2001 đến

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1996 đến 2006 (Trang 31 - 40)

2006

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng một lần nữa khẳng định “nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn” trong công tác xây dựng Đảng

Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của

Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn hoạt động của Đảng. Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tư tưởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp [19, tr.49].

Quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Quyết định của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh nhà, ngày 12 tháng 7 năm 2002, Tỉnh uỷ Bến Tre đã xây dựng chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

(khóa IX) “về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”. Chương trình hành động Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nêu rõ:

Một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về nhận thức tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhất là nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn hạn chế; trình độ lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên tuy đã được nâng lên. Song, vẫn còn tình trạng một số cán bộ, đảng viên còn ngán ngại học tập chính trị và nghiên cứu nghị quyết, chủ trương của Đảng [48, tr.1].

Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) “Về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Tiếp theo ngày 28 tháng 10 năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2002 -2005.

Để chương trình kế hoạch trên thực hiện đạt hiệu quả Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Bến Tre phối hợp, lãnh, chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh và TTBDCT các huyện, thị có chính sách khuyến khích và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Nhận thức sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với việc vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về việc “đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt” và “dành kinh phí thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở” [11, tr.148] vào tình hình cụ thể ở địa phương.

ý thức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vấn đề trên, ngày 4/9/2001 UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 4051/2001/QĐ-UB “Về việc ban hành Quy định về chính sách trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút cán bộ, công chức có trình độ, năng lực tốt”, trong đó có cán bộ cơ sở nhằm khuyến khích, động viên, thu hút cán bộ đi học để nâng cao trình độ nói chung, trình độ lý luận chính trị nói riêng. Qua số liệu điều tra của Sở Nội vụ

Bến Tre thì cán bộ cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ trung cấp lý luận chính trị không cao so với Quy định 54 của Bộ Chính trị, mới đạt 80,7%/ tổng số cán bộ cơ sở.

Nhìn chung, số cán bộ cơ sở đã học xong chương trình trung cấp lý luận chính trị thì khả năng nhận thức, am hiểu khá toàn diện về mọi vấn đề, tiếp thu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước một cách chính xác, khoa học và vận dụng vào tổ chức, triển khai có tính sáng tạo phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân và được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Điều này đã chứng minh được vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ cơ sở. Bởi vì, cấp cơ sở là cấp tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, tham gia giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội của quần chúng nhân dân. Cho nên, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên trở thành hiện thực, có giá trị thực tiễn thì phải thông qua cấp cơ sở. Trình độ lý luận chính trị giúp cho người cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn thấm nhuần, hiểu sâu hơn vai trò của quần chúng nhân dân; qua đó, họ có thêm kinh nghiệm về cách thức tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của cấp trên đến tận nhân dân, thông qua đó tiếp thu những ý kiến xác đáng của nhân dân báo cáo lên cấp trên, báo cáo cho Đảng - Nhà nước, làm cơ sở cho Đảng - Nhà nước bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của mình.

Những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở đã được nâng cao trình độ lý luận chính trị thì họ phát huy được khả năng, năng lực tổ chức, thực hiện triển khai phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, sức khoẻ, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Qua đó, họ đã trưởng thành rõ rệt về lập trường tư tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lề lối tác phong làm việc khoa học hơn, gần gũi dân chúng hơn và được nhân dân tín nhiệm cao hơn.

Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay cũng như Quy định số 54 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn của cán bộ, thì cán bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt

cấp cơ sở ở Bến Tre còn 18,83% ở trình độ sơ cấp. Số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã đã qua đào tạo cao cấp lý luận chính trị mới đạt 12,47%, trung cấp quản lý hành chính là 9,97%. Trong giai đoạn hiện nay, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, song song với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm cho đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Do đó, để lãnh đạo được nhân dân thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh thì đội ngũ cán bộ cơ sở phải có trình độ được đào tạo cơ bản, toàn diện về mọi mặt, nhất là trình độ lý luận chính trị. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre xây dựng kế hoạch công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo tiêu chuẩn “cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn nghiệp vụ”.

Như vậy, quán triệt sâu sắc Quy định 54 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre tiếp tục đào tạo những cán bộ đang giữ chức vụ chủ chốt cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định và xem việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là một chiến lược thường xuyên, liên tục và lâu dài. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bến Tre hiện nay thì có một số cán bộ tuy đã được đào tạo xong nhưng đã quá lâu, có một số kiến thức đã lạc hậu không còn phù hợp với thực tiễn sinh động. Nhất là các đồng chí lớn tuổi, nghỉ hưu về tham gia công tác ở cơ sở thường có suy nghĩ là đã có kinh nghiệm thì quản lý xã hội được, vả lại họ đã lớn tuổi, tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý là cầm chừng, cho vui chứ không phải làm để cơ cấu lên cao, nên không cần đi học. Vì lẽ đó, trong hoạt động lãnh đạo điều hành của một số cán bộ này thiếu tính năng động sáng tạo, chậm đổi mới dẫn đến hiệu quả công việc rất kém. Nếu như những cán bộ này có bề dày kinh nghiệm và được trang bị thêm những kiến thức mới nhất về lý luận chính trị, phù hợp với sự vận động của thực tiễn thì giúp họ có cách nhìn đúng

hơn, khoa học hơn, đưa ra những quyết định chính xác, chắc chắn hơn, hiệu quả công việc lại cao hơn.

Người cán bộ cơ sở có trình độ lý luận chính trị sẽ làm cho họ hiểu được thực chất của chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo sự tự tin trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, có khả năng khái quát, tổng kết thực tiễn và dự đoán được sự phát triển trong tương lai. Trình độ lý luận chính trị giúp cho họ có tư duy biện chứng trong việc hoạch định, chiến lược, sách lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ngược lại, nếu hạn chế về trình độ lý luận chính trị thì họ sẽ rơi vào máy móc, giáo điều, bệnh kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí trong nhận thức cũng như trong hành động. Vì thế họ có tư tưởng “bằng lòng” với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học tập lý luận chính trị cũng như việc nghiên cứu nghị quyết, chủ trương của Đảng.

Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về nhận thức tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn hạn chế; trình độ lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên tuy đã được nâng lên, song còn tình trạng một số đảng viên ngại học tập chính trị và nghiên cứu nghị quyết, chủ trương của Đảng [3, tr.1]. Một thực trạng nữa là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nói riêng, cán bộ cơ sở nói chung luôn có sự biến đổi thường xuyên qua các đợt bầu cử, sự điều động của cấp trên, lại không ổn định suốt một nhiệm kỳ, qua lần Đại hội giữa nhiệm kỳ thì có sự thay đổi khoảng 35%-50% số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Mặt khác, có nhiều cán bộ đã được đào tạo xong chương trình trung cấp lý luận chính trị nhưng không trúng cử và cán bộ tái cử sau mỗi nhiệm kỳ thường lại được bố trí ở chức danh khác. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh Bến Tre.

Để người cán bộ cơ sở ở tỉnh Bến Tre có được lập trường, quan điểm chính trị vững vàng trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường thì vấn đề trước tiên và cũng là cơ bản nhất là họ phải được nâng cao trình độ lý luận chính trị. Bởi

vì, để có hành động đúng thì phải hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, các thế lực thù địch len lỏi vào nông thôn qua các tín đồ tôn giáo, các dân tộc thiểu số nhằm kích động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước, chia rẽ nội bộ trong Đảng, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đối với Bến Tre, theo báo cáo của Tỉnh ủy, vấn đề truyền đạo trái phép, kích động tôn giáo không phải là vấn đề nổi cộm như ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng vấn đề khiếu kiện đất đai, khiếu kiện vượt cấp, gây mất ổn định xã hội lại là vấn đề nan giải hiện nay. Vì vậy người cán bộ cơ sở ở Bến Tre cần phải đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn đề này.

Hơn nữa, cán bộ cơ sở là người đại diện Đảng, Nhà nước quản lý điều hành mọi hoạt động ở địa phương, người trực tiếp tổ chức, triển khai và vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và của cấp trên. Do vậy, trình độ lý luận chính trị thấp thì ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách thụ động, kém hiệu quả, thậm chí dẫn đến nhiều sai phạm. Thực tế cho thấy vừa qua, số cán bộ cơ sở vi phạm và bị xử lý kỷ luật có chiều hướng tăng. Tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản là những cán bộ đó bị hạn chế bởi trình độ lý luận chính trị từ đó dẫn đến suy thoái về đạo đức, phai nhạt lý tưởng, hách dịch xa rời quần chúng làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng với chế độ.

Việc vận dụng những kiến thức lý luận nói chung, lý luận chính trị nói riêng còn phụ thuộc vào năng lực cụ thể của từng người. Thực tế cho thấy, không phải cán bộ nào khi đã được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị thì cũng lãnh đạo, quản lý tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị. Nhưng phải khẳng định một điều nhìn chung số cán bộ cơ sở đã qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị thì khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn, tốt hơn và ít vi phạm hơn so với số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị.

Từ thực trạng trên cho thấy về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh Bến Tre còn nhiều hạn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đúng như Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII nhận định:

Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, pháp luật… Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp. Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá [13, tr.68-69].

Ngày 11/12/2002, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ký quyết định ban hành “Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị)” áp dụng từ ngày 01/01/2003 (gọi tắt là Chương trình 2003) gồm 12 môn học, 171 bài với số 1.800 tiết thực học (tương đương 10 tháng thực học) thay cho Chương trình 1996, cụ thể:

1. Triết học Mác – Lênin (60 tiết, 08 bài, 01 báo cáo chuyên đề).

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (144 tiết, 03 phần, 19 bài, 02 báo cáo thực tế, 01 bài tập).

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học và chính trị học (72 tiết, 02 phần, 12 bài, 01 báo cáo thực tế, 01 bài tập tình huống).

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh (32 tiết, 08 bài).

5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (44 tiết, 08 bài).

6. Văn hoá, xã hội (52 tiết, 02 phần, 11 bài, 02 báo cáo thực tế).

7. Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý (28 tiết, 06 bài, 01 báo cáo thực tế).

8. Một số vấn đề quốc phòng, an ninh và đối ngoại (64 tiết, 02 phần, 13 bài, 02 báo cáo chuyên đề).

9. Nhà nước và pháp luật, Quản lý hành chính (216 tiết, 05 phần, 33 bài, 03 báo cáo thực tế, 03 bài tập thực hành).

10. Xây dựng Đảng (92 tiết, 03 phần, 18 bài, 01 bài tập tình huống). 11. Công tác Dân vận (56 tiết, 12 bài, 01 báo cáo thực tế). 12. Tình hình nhiệm vụ địa phương (32 tiết, 04 bài).

So với Chương trình 1996, thì Chương trình 2003 được triển khai thực hiện ở Trường Chính trị tỉnh Bến Tre có tính thiết thực và khoa học hơn, trang bị được một cách có hệ thống những tư tưởng, quan điểm, những nguyên lý lý luận

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1996 đến 2006 (Trang 31 - 40)