Công tác giáo dục lý luận chính trị ở Bến Tre từ năm 1996 đến

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1996 đến 2006 (Trang 26 - 31)

2001

Năm 1996 là năm đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và 2020.

Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đại hội còn đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Thực hiện tốt vấn đề trên, đối với công tác lý luận, "trước hết hướng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng phát triển, góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" [12, tr.140]. Điều này đòi hỏi “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ chủ chốt, phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao

trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn” [12, tr.140- 141]. Đồng thời, Đảng cũng quy định:

Việc học tập của cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải thực hiện nghiêm ngặt. Mọi cán bộ phải thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện, trao dồi phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, ý chí kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu trong đạo đức và lối sống, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, khi lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích chung thì phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết [12, tr.146].

Như vậy, Đảng ta hết sức coi trọng việc học tập của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là học tập lý luận chính trị, quy định việc học tập phải trở thành “chế độ”, “phải thực hiện nghiêm ngặt”.

Đặc biệt, ngày 12/5/1999, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 54-QĐ/TW “về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” xác định cụ thể từng loại cán bộ giữ những chức vụ gì thì phải học chương trình lý luận chính trị nào, ở đâu. Quy định 54 xác định rõ:

- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn.

- Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi hoạt động xã hội.

- Kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức đảng trong sạch vững mạnh

- Thực hiện đúng quy định về phân công, phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị trong hệ thống trường lớp của Đảng,

Nhà nước, các đoàn thể chính trị-xã hội và hệ thống giáo dục quốc dân, tránh sự chồng chéo, lãng phí [14, tr.1].

Quy định còn nêu rõ “Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chương trình trung cấp chính trị tại trường chính trị tỉnh, thành phố” [14, tr.2].

Tỉnh ủy Bến Tre ngay từ đầu đã thực hiện nghiêm những quy định, quyết định của Đảng, thể hiện bằng việc cụ thể hóa, ban hành nhiều quyết định có liên quan đến việc học tập, trong đó có học tập lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tỉnh nhà.

Theo Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 05/9/1994, Trường Chính trị tỉnh, thành phố có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng huyện, quận; trưởng, phó phòng của các ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về quản lý hành chính nhà nước và về công tác vận động quần chúng. Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương.

Mặt khác, căn cứ vào Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư thì các TTBDCT ở cấp huyện có nhiệm vụ:

Tổ chức bồi dưỡng về lý luận chính trị, nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố) không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường tỉnh, trước hết là bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng bản, các đối tượng phát triển đảng viên, đảng viên mới…Tổ chức thông tin khoa học, thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở để qua đó thông tin cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Thực

hiện một số nhiệm vụ bồi dưỡng khác xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương.

Như vậy, so với Quyết định số 15-QĐ/TW ngày 2/1/1983, “Về công tác các trường Đảng” thì Quyết định số 88 và Quyết định số 100 của Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị và TTBDCT các huyện cụ thể hơn. Đồng thời trung tâm cũng có những quyền hạn nhất định (con dấu, kinh phí hoạt động…) so với Trường Chính trị. Điều này tạo điều kiện cho các trung tâm hoạt động độc lập hơn (nhưng vẫn phải phối hợp với Trường Chính trị mở các lớp trung học chính trị tại huyện), có hiệu quả hơn, tránh tình trạng “lấn sân” giữa Trường và trung tâm.

Nếu như trước đây cả Trường Chính trị và trung tâm đều triển khai nghị quyết của Đảng sau mỗi kỳ Đại hội, mở lớp đối tượng Đảng thì nhiệm vụ này bây giờ chỉ giao cho các TTBDCT huyện, thị xã…

Có thể nói Quyết định số 88 và Quyết định số 100 của Ban Bí thư đã tạo một bước ngoặt trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở, phân công, phân nhiệm rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho mỗi đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn.

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quyết định của Trung ương Đảng, việc đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị đối với Trường Chính trị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Cần khẳng định rằng hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị là hệ đào tạo dành cho đối tượng được xác định là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, các phòng ban chuyên môn như đã nêu trên. Do đó, mục tiêu giáo dục lý luận ở Trường Chính trị không phải chỉ phổ cập lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà thông qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, củng cố, nâng cao tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược và phương pháp biện chứng để xem xét và giải quyết các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, mục tiêu đào tạo ở Trường Chính trị theo chương trình trung cấp lý luận còn nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm

chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, vững nghiệp vụ và khả năng đảm nhận các công việc về quản lý nhà nước ở ngạch cán sự, chuyên viên.

Qua các lớp trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Bến Tre đã trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận, thực tiễn nghiệp vụ và kinh nghiệm về xây dựng Đảng, chính quyền, về công tác dân vận; giúp cho học viên nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản, kiên định và trung thành với Đảng, với sự nghiệp đổi mới; hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phương, đơn vị.

Công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Bến Tre cũng đã thể hiện được yêu cầu toàn diện vừa nâng cao tri thức lý luận, rèn luyện năng lực tư duy, xây dựng bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, khả năng vận dụng vào thực tiễn; vừa nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức, tập hợp, giáo dục, thuyết phục, lôi cuốn quần chúng, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong thời gian qua ở Trường Chính trị tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả như sau:

Thời gian này Trường Chính trị tỉnh Bến Tre thực hiện theo Chương trình trung học chính trị được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành ngày 01/7/1996 (gọi tắt là Chương trình 1996), gồm 11 môn học, 150 bài; ngoài ra còn có phần báo cáo về tình hình, nhiệm vụ của địa phương; nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận cuối khóa. Thời gian mỗi khóa học là 14 tháng (đối với lớp học tập trung) và 20 tháng (đối với lớp học tại chức), trong đó có 2 tháng nghỉ hè, lễ, tết và dự trữ; số tiết thực học toàn khoá là 2.538 tiết.

Thực hiện chương trình này, trong thời gian từ năm 1996 – 2001, Trường Chính trị Bến Tre đã đào tạo được 2.196 học viên, trong đó hệ tập trung: 794 học viên, hệ tại chức: 581 học viên, hệ hoàn chỉnh: 821 học viên.

Đối với TTBDCT các huyện, thị theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 100 của Ban Bí thư từ tháng 1/1996 đến 12/2001 đã tổ chức triển khai, học tập nghị quyết Đảng được 527 lớp, có 60.808 cán bộ, đảng viên tham gia, từ đó nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở, giúp họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ trương, chính sách của nhà nước. Đồng thời cũng thông qua đó họ tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1996 đến 2006 (Trang 26 - 31)