Một số giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng Nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Lâm Thao, Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991 đến 2011 (Trang 62 - 76)

NÔNG THÔN MỚI Ở LÂM THAO - PHÚ THỌ HIỆN NAY

Từ tình hình thực tiễn và những thách thức đang đặt ra, để đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao - Phú Thọ cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công

59

nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh, giảm dần tỉ trọng cây lương thực, tăng giá trị hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông - lâm - thủy sản theo chiều sâu trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông

nghiệp, nông thôn, từng bước cơ khí hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng áp dụng mô hình công nghệ cao.Triển khai thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ổn định, từng bước tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường quản lý Nhà nước về mặt chất lượng nông sản.

Ba là, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế

nông thôn. Phát triển mạnh các loại hình tổ chức sản xuất dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất hàng hóa và kinh tế trang trại; phát triển các tổ chức nông dân như: Hợp tác xã, tổ hợp tác, các nông hội kiểu mới…; tiếp tục sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, các nông trường - lâm trường quốc doanh, phát triển mạnh doanh nghiệp nông thôn cả về số lượng và chất lượng.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.

Đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông nông thôn trong tỉnh, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa phân luồng người lao động sớm sau trung học cơ sở. Đối với học sinh qua trung học cơ sở mà không tiếp tục học lên thì được tiếp tục hướng nghiệp đào tạo nghề, nhất là nghề nông; tổ chức thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đây là một

60

biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao trình độ của nông dân trong điều kiện nước ta đang tiếp cận nền kinh tế tri thức. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn nông thôn trong tỉnh. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…nhằm nâng cao trí lực, thể lực của người dân.

Năm là, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ

nông nghiệp, nông thôn:

- Ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường. Áp dụng công nghệ tiên tiến để tưới tiêu tiết kiệm nước và áp dụng trong việc xây dựng quản lí các công trình thủy lợi.

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông tỉnh, phát triển hệ thống giao thông ở nông thôn, nâng cấp các tuyến đường đã có, thực hiện bê tông hóa các tuyến đường… phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân trong tỉnh.

- Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân ở nông thôn, đồng thời phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông và các điểm văn hóa xã. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp hiện đại, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, nông thôn.

- Tích cực thực hiện chương trình “Xây dựng nông thôn mới” nhằm khơi dậy tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo của cộng đồng nông thôn, đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy, để Lâm Thao - Phú Thọ thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng nông thôn mới cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như của huyện, sự điều hành tổ chức thực

61

hiện của Chính phủ và sự lãnh đạo của các cấp các ngành, đồng thời phát huy sức mạnh của nhân dân trong huyện. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mọi thành phần kinh tế và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiểu kết chương 2

Nước ta là nước nông nghiệp nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Trung ương Đảng đã đề ra những Chỉ thị, Nghị quyết nhằm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xem đây là mặt trận quan trọng. Kết quả đạt được là những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện và ổn định đời sống cho nhân dân, gia tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu, đem lại nhiều đổi mới cho bộ mặt nông thôn của cả nước.

Quán triệt chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú Thọ đã vận dụng một cách phù hợp và tập trung chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện vào địa phương mình. Cụ thể là huyện đã đưa ra được các Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp và đặc biệt là trong hợp tác xã, chú trọng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất là chính sách khuyến khích sản xuất trong nông nghiệp như miễn 100% thủy lợi phí vụ đông, giảm 50% thủy lợi phí vụ chiêm và vụ mùa…đưa nông dân vào tự do làm ăn trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú Thọ đã tổng kết quá trình hoạt động từ năm 1991 đến

62

năm 2011, nêu ra những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn sau:

Một là, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm toàn diện từ trong lãnh

đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các cấp, các ngành; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đến từng chương trình đề án, dự án cụ thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

Trong phát triển kinh tế phải đặc biệt coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm thu hút đầu tư trong nước, phải tạo môi trường cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát triển, cả đô thị và nông thôn đều phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đều được nâng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, phải biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể ở địa phương. Trong chỉ đạo kinh tế phải xác định hướng đi đúng, bước đi thích hợp, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn và các giải pháp đột phá để thực hiện.

Phải coi trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, các địa phương, về đời sống thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư.

Ba là, tập trung phát triển nguồn nhân lực coi đây là nhiệm vụ cấp bách

vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị

63

làm nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bốn là, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện cần đầu tư

vốn, cơ sở vật chất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao khoa học kĩ thuật, lai tạo giống cây, giống con cho phù hợp với điều kiện của huyện.

Năm là, thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư

tưởng và tổ chức. Phải xây dựng đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ, phát huy dân chủ trong xã hội, gắn với xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Như vậy, sau hơn 20 năm thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới

Đảng bộ và nhân dân Lâm Thao - Phú Thọ đã và đang tiếp tục hoàn thiện. Những thành tựu này vừa có ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa sách lược đối với nhân dân trong huyện, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Năng lực và uy tín của Đảng bộ huyện được nâng lên trong quần chúng nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

64

KẾT LUẬN

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Là tiền đề quan trọng để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâm Thao là một huyện có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi dày đặc với lưu lượng dòng chảy lớn vừa thuận lợi cho giao thông đường thủy vừa phát triển ngành chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Bên cạnh đó huyện có nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, nhân dân có truyền thống đoàn kết biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tập thể lãnh đạo biết khơi dậy và phát huy những thế mạnh của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn.

Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đặc biệt là dưới ánh sáng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lâm Thao lãnh đạo toàn thể nhân dân nỗ lực phấn đấu, ra sức xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả cao: Kinh tế có mức tăng trưởng cao bình quân 15,3%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó nông nghiệp tăng 21%, công nghiệp - xây dựng tăng 52,2%, dịch vụ tăng 26,6% năm 2005. Đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, năm 2005 thu nhập bình quân của tỉnh là 515 USD/ người, số hộ giàu ngày càng tăng lên, hộ nghèo giảm còn 5,6%. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Lâm Thao trở thành một trong 7 huyện dẫn đầu cả tỉnh về giáo dục, đào tạo.

Những thành tựu nêu trên là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu liên tục, gian khổ của Đảng bộ và nhân dân Lâm Thao: Đảng bộ Lâm Thao đã chủ

65

động, sáng tạo, sớm vận dụng những cơ chế, chính sách đúng đắn vào thực tiễn địa phương mình. Nhân dân Lâm Thao chăm chỉ, chịu khó, đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được những kết quả quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ. Trình độ dân trí còn thấp, các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả sản xuất chưa cao. Chính vì vậy, chúng ta cần tiến hành xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, bê tông hóa toàn bộ đường làng ngõ xóm.

Tổ chức khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động một cách hợp lý, tranh thủ sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự đầu tư của nước ngoài, liên doanh liên kết nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm: Chương trình an ninh lương thực, chương trình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc… đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông - lâm - thủy sản. Áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng của nông sản. Đồng thời tổ chức lại sản xuất trên địa bàn lãnh thổ, không ngừng đổi mới hệ thống quản lý và cơ chế khuyến khích hợp lý kích cầu sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Xây dựng nông thôn mới từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu là quá trình lâu dài, nhiều khó khăn thử thách. Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao cần kiên trì, tích cực tìm tòi học tập và rút ra kinh nghiệm để có những biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mình góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông đất nước.

66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao (2003), Lịch sử Đảng bộ Huyện

Lâm Thao (1940– 2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ (1968 – 2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt

Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Bộ Tỉnh Phú Thọ (2010), Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Phú

Thọ tập II (1968-1996).

7. Đảng Bộ Tỉnh Phú Thọ (2010), Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Phú

Thọ tập III (1997-2010).

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

67

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Lâm Thao, Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991 đến 2011 (Trang 62 - 76)