TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (1991-2000) 2.1.1 Đường lối của Đảng về xây dựng Nông thôn mới (1991-2000)
2.1.1.1 Khái niệm
Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống Việt Nam1.
Nông thôn mới là những nơi mà dân cư trung thành từng khối thường được gọi là xã, làng, xóm, đội, tổ.v.v... mọi người đều cùng làm những việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp: trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm.v.v... Cuộc sống của họ thanh bình không ồn ã tấp nập, không có nhiều nhà máy, công trường xí nghiệp, nhà cao tầng, những thứ xa hoa lộng lẫy... Nông thôn mới là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn mới còn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức và quản lí sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời đây còn là quá trình phát triển cả về kinh tế và xã hội con người.
Nông thôn mới có nhiều điểm phát triển hơn nông thôn trước kia. Nông thôn cũ còn lạc hậu, chưa có tiến bộ trong mọi lĩnh vực.
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ như kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Trong những năm vừa qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước nông nghiệp, nông thôn
1
Phỏng theo tựa đề cuốn sách "Phát triển nông thôn Việt Nam: Từ làng xã truyền thống đến văn minh thời
24
nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt nông thôn đã có những biến đổi sâu sắc. Trong quá trình đó, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương tiến hành xây dựng thí điểm một số mô hình nông thôn mới ở quy mô xã, thôn, ấp, bản.
2.1.1.2. Đường lối của Đảng về xây dựng Nông thôn mới (1991 - 2000) * Đường lối của Đảng qua các kỳ Đại hội VII, VIII
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kết thúc giành thắng lợi. Đây là một trong những chiến thắng lịch sử oanh liệt nhất, lừng lẫy nhất của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đánh bại đế quốc Mỹ - một đế quốc có thế lực về kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Mở ra kỉ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam đó là kỉ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ hết sức khó khăn lại phải tiến hành trong những điều kiện đất nước vừa qua những năm tháng chiến tranh liên miên nên ngày càng nặng nề và gian nan hơn.
Những năm cuối của thập kỉ 80 thế kỉ XX do cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp kéo dài đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, dẫn tới khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện.
Trong đó chỉ rõ: “Phải bố trí lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nông nghiệp
nước ta tiến lên một bước theo hướng sản xuất hàng hóa lớn” [1; tr.254].
Đại hội VII
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và sau đó là những quan điểm của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (khóa VII) tháng 3 năm 1989 về phương hướng lớn trong đổi mới quản lí nông nghiệp đã góp phần phát triển mạnh mẽ
25
lực lượng sản xuất khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết 10 chủ trương sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa và kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi, gắn nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải, đặc biệt là công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, gắn phát triển sản xuất và mở rộng và lưu thông giữa các vùng trong nước với thị trường quốc tế. Đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật vào sản xuất, chế biến, tăng năng xuất, khối lượng và giá trị hàng hóa trong nông nghiệp.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) của Đảng đã đề ra những định hướng lớn trong đó có quan điểm: Phải đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu; phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đảng coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Triển khai những định hướng đó, tháng 6 năm 1993 tại Hội nghị Trung
ương lần thứ 5 (khóa VII) Đảng đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới và phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Hội nghị nhấn mạnh quan điểm phải đặt sự
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.
Đồng thời đề ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đó:
26
"Đảng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở thực hiện chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh vững chắc, có hiệu quả công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn. Tăng tỉ trọng những ngành này trong cơ cấu nông nghiêp - công nghiệp - dịch vụ" [22; tr.4].
Trong bài nói của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 3-6-1993 đã nói Phải
“Xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy
dân chủ bảo đảm công bằng xã hội; tăng cường ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh” [23; tr.11].
Xây dựng nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp là của nông dân. Vì vậy, phải động viên toàn xã hội cùng nông dân cả nước xây dựng nông thôn mới, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm để tăng đầu tư phát triển bằng nguồn trong nước là chính. Đồng thời tận dụng các nguồn viện trợ, vốn vay xây dựng nông thôn, nông nghiệp đúng mục đích, đúng đối tượng.
Như vậy, Đại hội VII bước đầu đã đề cập tới vấn đề cần xây dựng nông thôn mới đặc biệt là qua bài nói của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/6/1993 về vấn đề tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn. Qua Đại hội Đảng ta có có quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển nông thôn ngày càng văn minh hiện đại theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Đại hội VIII
Thời gian qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 về khoa học và công nghệ, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.
27
“Các Bộ, ngành ở Trung ương, các Tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần chủ động phối hợp để tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng toàn dân quán triệt. Chỉ thị này và biến thành hành động để đến năm 2005 tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [10; tr.1182].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng - Đại hội mở đầu cho thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã
chỉ rõ: “Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy sản; đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [10; tr.170].
Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng để tạo ra năng xuất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn tiến gần tới thành thị…Trong đó, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức và quản lí sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ như kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đời sống, văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung.
28
Trước tình hình thực tiễn của đất nước, sau Đại hội VIII của Đảng (năm 1996), Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa VIII) một lần nữa khẳng định:
"Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Trong những năm trước mắt cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phù hợp với sự phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngựời nông dân. Trong đó phải tập trung giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản" [10; tr.1250].
Tháng 11 năm 1998 Bộ Chính trị ra Nghị quyết về “Một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn” khẳng định quan điểm, mục tiêu nhất quán
của Đảng ta là: Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng trong cả trước mắt và lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa nhất là nông - lâm - thủy sản qua chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết phải giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước.
* Nghị quyết của Tỉnh ủy Phú Thọ về vấn đề xây dựng Nông thôn mới (1991 - 2000)
Thực hiện chủ trương của Trung ương, các cấp Đảng bộ lần lượt tổ chức Đại hội và tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ) đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng
29
bộ tỉnh lần thứ VI từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 10 năm 1986 tại thành phố Việt Trì. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 tạo đà cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trên lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế Tỉnh ủy có Nghị quyết 02- NQ/TU về phát triển công nghiệp năm 1997, ngày 14/02/1997 với chủ trương:
"Tập trung cải tạo và xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng trước mắt là đầu tư và nâng cấp đối với các công trình giao thông thiết yếu nhất là ở nông thôn. Huy động mọi nguồn lực và có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển giao thông, điện thoại, điện sáng ở nông thôn. Quản lý vốn đầu tư, thực hiện nghiêm ngặt chính sách tiết kiệm, tập trung đúng mức cho các công trình mục tiêu
trọng điểm đã được xác định" [7; tr.12].
"Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành xây dựng các đề án thực hiện một số chương trình mũi nhọn có thể tiến hành làm được ngay trên một số lĩnh vực như: chương trình phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng, chương trình phát triển lưới điện nông thôn; giao thông nông thôn và chương trình thủy lợi nội đồng" [7; tr.16].
Ngày 31-10-1998, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra nghị quyết chuyên đề “về
tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đến năm 2000” đã xác định:
Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại còn rất lớn. Toàn tỉnh hiện còn 150.000 hécta đất chưa sử dụng, trong đó đất đồi núi còn 120.000 hécta, đất mặn nước còn trên 2.700 hécta. Phấn đấu đến năm 2000 có từ 2.500 đến 3.000 trang trại, trong đó 60% số hộ trở lên làm kinh tế giỏi; phấn đấu thu nhập bình quân của người làm kinh tế trang trại đạt 5 triệu đồng/người/năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Ngày 27-3-1999, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy ra nghị quyết 15-NQ/TU “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác
30
chung là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở. Công tác khuyến nông phải được tiến hành sâu rộng đến từng hộ nông dân, tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nông dân sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Xã hội hóa công tác khuyến nông, lấy tổ chức khuyến nông nhà nước làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân, tổ chức khuyến nông chuyên ngành và đa dạng hóa nội dung và hình thức khuyến nông. Ngày 15-10-1999, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có nghị quyết
số 17-NQ/TU “về chương trình phát triển kinh tế-xã hội 31 xã đặc biệt khó
khăn, giai đoạn 1999-2005”. Tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy nêu trong Nghị
quyết là phát triển kinh tế xã hội trước hết phải phát huy nội lực của từng hộ gia đình, của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên và các điều kiện kinh tế, xã hội, tạo ra bước chuyển mới về sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc. Nhà nước tạo môi trường pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên bố trí vốn đầu tư, lồng ghép từ các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn ủng hộ giúp đỡ của các doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn tranh thủ các nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Chương trình 125 (phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn) phải được thể hiện trong kế hoạch hàng năm, 5 năm của tỉnh, của các ngành, của huyện, của xã và phải có các giải pháp toàn diện. Trước hết tập trung ưu