Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình xây

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Lâm Thao, Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991 đến 2011 (Trang 49 - 62)

Nông thôn mới (2001-2011)

2.2.2.1. Nghị quyết của Huyện ủy về vấn đề xây dựng nông thôn mới (2001-2011)

Nghị quyết 07/2006/NQ-HĐND về việc phê chuẩn kế hoạch đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng Huyện Lâm Thao giai đoạn 2006 – 2010 "về đầu tư

hạ tầng giao thông với tổng giá trị xây dựng 166,71 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trạm điện gồm 37 trạm biến áp; 27,64km đường dây trung thế và 127,3 km

46

đường dây hạ thế, giá trị 46,34 tỷ đồng, đầu tư xây dựng thủy lợi với tổng giá trị 11,69 tỷ đồng, đầu tư cho thông tin liên lạc đảm bảo đến năm 2010 đạt 15 máy/100 dân, xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, giá trị đầu tư 16,5 tỷ đồng. Đầu tư cho giáo dục phấn đấu đến 2010, có 100% số xã thị trấn có nhà học kiên cố cao tầng, tổng giá trị đầu tư 30,3 tỷ đồng, đầu tư cho y tế xây dựng 13 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở với tổng vốn đầu tư 3,74 tỷ đồng. Đầu tư cho văn hóa thể thao với tổng giá trị đầu tư 30,1 tỷ đồng, đầu tư cho truyền thanh giá trị đầu tư 0,96 tỷ đồng, nước sạch 35 tỷ đồng, chợ 23 tỷ đồng, cải tạo môi trường 1 tỷ đồng…" [19; tr.348].

Để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện, từ quan điểm trên và đặc điểm, bài học kinh nghiệm, thành tựu đạt được trong xây dựng nông thôn nhiều thập kỷ qua, cũng như yêu cầu phát triển nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Huyện ủy đã chỉ đạo lập Đề án xây dựng xã điểm mô hình nông thôn mới và bộ tiêu chí nông thôn mới (30 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Đất nông nghiệp, Nông-Lâm- Thủy sản, Công nghiệp và xây dựng, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Việc làm, Hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, Dân số, Y tế, Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Văn hoá, Thể thao, Hệ thống cấp thoát nước, Rác thải, Hệ thống cơ sở hạ tầng, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

vững mạnh, Quốc phòng, An ninh, Trật tự xã hội), được hội đồng nhân dân

tỉnh thảo luận, quyết định. Những tiêu chí này cơ bản phù hợp với bộ tiêu chí nông thôn mới quốc gia. Để thống nhất với sự chỉ đạo của Trung ương, Bộ tiêu chí đã được điều chỉnh gồm 19 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Cơ cấu lao

47

động, Hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, An ninh - Trật tự xã hội. Huyện xác định công tác quy hoạch là quan trọng, bảo đảm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển theo định hướng hiện đại, văn minh và bền vững; quy hoạch phải đi trước một bước; tổ chức xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan chức năng từ Tỉnh đến huyện; đã chỉ đạo các ngành chức năng căn cứ quy định của các bộ, ngành Trung ương, phối hợp xây dựng, ban hành quy trình, quy chuẩn lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn. Trên cơ sở quy hoạch chung, ưu tiên quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết là tổ chức lại đồng ruộng, đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựng hệ thống mương máng, đường giao thông nội đồng the quy hoạch vùng sản xuất hàng

hóa tập trung và thuận lợi cho cơ giới hóa các khâu sản xuất.

Với quan điểm đó, từ đầu năm 2009, Lâm Thao đã chọn 8 xã có sự bàn bạc, nhất trí cao của Đảng bộ, nhân dân trong xã về xây dựng điểm mô hình nông thôn mới; chọn công ty cổ phần tư vấn quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng của tỉnh làm tư vấn xây dựng quy hoạch cho tất cả các xã điểm. Ban thường vụ Huyện ủy đã thành lập Ban chỉ đạo của huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thường trực; đồng thời, chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo Đảng ủy các xã được chọn làm điểm, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban.

Cấp ủy, ban chỉ đạo và chính quyền, đoàn thể các cấp trong huyện tập trung chỉ đạo, triển khai xây dựng điểm mô hình nông thôn mới; tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương xây dựng mô hình điểm, nội dung, yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tạo sự nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới được toàn thể cán bộ,

48

đảng viên và nhân dân thảo luận dân chủ, đóng góp ý kiến, được ban chỉ đạo cấp huyện tham gia và Ban chỉ đạo huyện cho ý kiến chỉ đạo, đơn vị tư vấn và các xã điểm hoàn chỉnh quy hoạch, được Hội đồng nhân dân xã thông qua, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình xây dựng quy hoạch, cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với các đơn vị tư vấn đã tổ chức để cán bộ, đảng viên và nhân dân bàn bạc dân chủ, đóng góp ý kiến, tạo sự nhất trí cao. Sau gần tám tháng thực hiện, các xã điểm đã hoàn thành xây dựng quy hoạch chung, các quy hoạch chi tiết (vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, các khu dân cư, khu trung tâm xã...); đồng thời với quá trình đó, các xã điểm đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, bước đi, lộ trình và giải pháp xây dựng nông thôn mới; xây dựng quy chế, quy định, đề án, dự án cụ thể trên từng lĩnh vực để tổ chức thực hiện (như dồn đổi đất đai, xây dựng vùng sản xuất tập trung, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, phát triển nghề và làng nghề, xây dựng công trình văn hóa, xã hội, chỉnh trang khu dân cư, đào tạo nghề cho lao động, đào tạo cán bộ xã, thôn, xây dựng đời sống văn hóa...)

Để tổ chức xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, huyện đã chỉ đạo tập trung các nguồn vốn như: hỗ trợ đầu tư từ ngân sách huyện (mỗi xã 5 tỉ đồng/năm) để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (thủy lợi, giao thông nội đồng, trạm bơm), trang bị cho mỗi xã mua 1 máy gặt đập liên hợp, một máy làm đất đa năng, 5 máy gieo xạ từ vụ mùa năm 2009; khuyến khích, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho nông dân mua máy làm đất, gặt đập liên hợp và đầu tư sản xuất nông nghiệp; lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, nhà máy cấp nước sạch và xử lý, bảo đảm vệ sinh môi trường. Các xã điểm đã chủ động phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; tổ chức cho nhân dân bàn bạc dân chủ trong các thôn từ khâu xây

49

dựng đến thực hiện các đề án, dự án trên từng lĩnh vực, đặc biệt là việc dồn đổi đất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông, mương máng thủy lợi theo quy hoạch; huy động đóng góp của nhân dân và kêu gọi tài trợ, đóng góp của con em quê hương đang công tác, làm việc, sinh sống ở trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ các xã điểm, năm 2010, huyện chỉ đạo và đầu tư gần 30 tỉ đồng lập quy hoạch nông thôn mới ở tất cả các xã và từng bước triển khai xây dựng theo quy hoạch và Bộ tiêu chí nông thôn mới. Đến nay hầu hết các xã hoàn thành kế hoạch chung và quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp. Vừa qua Hội đồng nhân dân huyện đã thông qua Đề án thực hiện đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, phấn đấu năm 2011 thực hiện ở 50% số xã, đến 2012 hoàn thành dồn đổi đất nông nghiệp ở tất cả các xã trong huyện.

2.2.2.2. Đảng bộ Huyện Lâm Thao - Phú Thọ triển khai Nghị quyết vào thực tiễn địa phương

*Về kinh tế

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện (chiếm

56,49%). Giá trị tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 12,787 tỷ đồng, chiếm 13,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện thấp hơn so với cơ cấu công nghiệp, xây dựng năm 2010 của tỉnh Phú Thọ là 36,6%. Bên cạnh đó, thương mại – dịch vụ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 30,01%.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện Lâm Thao đạt 10,236 triệu đồng/người/năm thấp hơn so với thu nhập bình quân của tỉnh Phú Thọ là 23,8 triệu đồng/người/năm và thấp hơn so với thu nhập bình quân của cả nước là 20 triệu đồng/người/năm, chưa đạt tiêu chí nông thôn mới về thu nhập bình quân đầu người.

50

Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất huyện Lâm Thao năm 2010

Stt Tên ngành Giá trị sản xuất

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

1 Nông nghiệp 53,486 56,49

2 Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

12,787 13,50

3 Thương mại – dịch vụ 28,414 30,01

Tổng 94,687 100,00%

Nguồn: Sở Nông nghiệp huyện Lâm Thao * Về sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Thao là 829,57, tổng diện tích đất nông nghiệp là 634,80 ha, tổng diện tích đất chuyên trồng lúa là 522,12 ha.

Hệ số sử dụng đất nông nghiệp là 2,3 lần. Tổng dân số đến 1/1/2006 là 10,110 người. Trong đó : Số hộ sử dụng đất nông nghiệp là 2.288 hộ

Bình quân số thửa là từ 10 đến 12 thửa/hộ Bình quân lương thực 2005 là 538 kg/khẩu/năm

Từ năm 1993 đến 2004, thực hiện chủ trương về việc chia ruộng theo Nghị định 64/CP của chính phủ ổn định ruộng đất đến 2013.

* Về dân số dân cư nông thôn

Dân số huyện có 99.700 người. Trong đó: có 40.230 người là nam 59.470 người là nữ Mật độ dân số trung bình là 1.021 người/km2. Mật độ không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Hùng Sơn và thị trấn Lâm Thao và ở một số xã trung tâm; Xã có mật độ dân số thấp nhất là Hợp Hải (568 người/km2). Mức độ đô thị hóa còn thấp, dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 8% và đến khi thị trấn Hùng Sơn được thành lập tỷ lệ mới được nâng lên đạt gần 18%.

51

Như vậy, huyện Lâm Thao có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, đây là điều kiện không thuận lợi cho huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Giáo dục và đào tạo

Năm 2010 - 2011, toàn huyện 45 trường, trong đó có 12 trường mầm

non, 15 trường tiểu học, 16 trường trung hoc cơ sở, 2 trường trung học phổ thông, không có trường tư thục. Trên địa bàn huyện có Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, trường Trumg cấp hóa chất.

Tính đến năm 2010 - 2011, toàn huyện có 150 cháu trong độ tuổi ra lớp, đạt tỷ lệ 8,1%; số cháu ra lớp mẫu giáo 350 cháu, đạt tỷ lệ 30% ; còn lại là những cháu không đến trường do điều kiện và gia đình còn nặng nề tính nho giáo.

Tổng số cán bộ giáo viên 600 người, trong đó có 60 cán bộ giáo viên mầm non,, có 140 cán bộ giáo viên dạy tiểu học, 160 cán bộ giáo viên dạy trung học cơ sở, 240 cán bộ giáo viên trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục ngày càng được cải tiến và dần phát triển, chuyển theo hướng tăng quy mô trường lớp, học sinh. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố, hiện đại, trang thiết bị dạy học về cơ bản đáp ứng được người dạy và người học.

Các trường Trung cấp - Cao đẳng, các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp đã có nhiều cố gắng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nguồn nhân lực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tập huấn kỹ thuật nông nghiệp… Tuy nhiên so với yêu cầu, công tác đào tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc nâng cao tỷ lệ lao

52

Lâm Thao có một bệnh viện đa khoa huyện với 150 giường bệnh, một bệnh xá ngành hóa chất, 14 trạm y tế.

Về cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư tăng cường các máy móc, hiện đại hóa việc khám và chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa và bệnh xá của ngành hóa chất.

Cơ sở vật chất nâng cấp đầu tư củng cố, tăng cường cho các trạm y tế xã, thi trấn; giữ vững chuẩn quốc gia về y tế, trong đó chú trọng chuẩn về diện tích và xây dựng kiên cố, đảm bảo quy mô từ 5 đến 7 giường/trạm y tế.

Mạng lưới y tế dự phòng phát triển nhằm phát triển sớm và phòng chống tích cực để không xảy ra những bệnh dịch lớn trên địa bàn. Tích cực phòng chống các bệnh lây nhiễm, tai nạn và ngộ độc thực phẩm; khống chế dịch HIV/AIDS và các bệnh lao, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm... Xây dựng các cơ sở y dược, thành lập các Hội dược cấp huyện, cấp xã.

Về xã hội

Đầu tư thiết chế văn hóa cho các khu dân cư, tạo nguồn vốn để xây dựng sân vận động và khu thể thao tập trung nhằm thực hiện có hiệu quả

phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. * Về vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, tệ nạn xã hội…

Các lực lượng vũ trang, quân đội, công an, các cấp chính quyền địa

phương và người dân đã tích cực tham gia giải quyết những vấn đề quốc phòng, an ninh trật tự xã hội. Các đợt huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng, các phương án bảo vệ trật tự trị an, các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm… tiếp tục được duy trì và thực hiện có hiệu quả trên địa bàn huyện. Sức mạnh tổng hợp thế trận quốc phòng toàn dân đã được gắn với thế trận an ninh nhân dân. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh. An ninh được đảm bảo tuyệt đối trong thời gian diễn ra những sự kiện quan trọng của đất nước và của địa

53

phương; thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giảm thiểu tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, các vụ khiếu kiện đông người, các hoạt động mê tín dị đoan…

Các cơ quan nội chính được xây dựng trong sạch, vững mạnh. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho lực lượng cán bộ công chức, cho các tầng lớp nhân dân được tăng cường. Công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân sự và giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân khá nhanh chóng kịp thời và công bằng. Công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa” đã được thực hiện nghiêm túc, giảm phiền hà cho dân và các doanh nghiệp.

*Về hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ, đường sắt

Trên địa bàn huyện Lâm thao có tổng độ dài của tuyến đường giao thông dài 705,96 km.

Địa bàn huyện có Quốc lộ 32C với tổng chiều dài trên 11km. Đây là tuyến đường quan trọng nối Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái, có điểm đầu tại Hùng Sơn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Lâm Thao, Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991 đến 2011 (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)