Khuyến nghị giải pháp

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam: mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 55 - 80)

5. TỔNG KẾT (CONCLUSIONS)

5.2.Khuyến nghị giải pháp

Với kết quả kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Nhƣ vậy, trong nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách là một nhân tố mà sự tăng lên (giảm xuống) của thâm hụt ngân sách gây áp lực tăng (giảm) thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào mối quan hệ này để điều chỉnh thâm hụt cán cân vãng lai băng chính sách tài khóa, thông qua thuế và chi tiêu Chính phủ mà sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (hay thắt chặt). Với tình hình thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài ở Việt Nam, việc sử dụng một chính sách tài khóa thắt chặt và các biện pháp làm giảm thâm hụt ngân sách là điều cần thiết để cải thiện tình trạng thâm hụt kép, ổn định kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn và rủi ro nhƣ hiện nay.

Để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, việc cải thiện ngân sách Chính phủ là điều cần đặt ra. Để thâm hụt ngân sách thì cần kết hợp cả việc kiểm soát việc thu và chi ngân sách.

Tăng thu ngân sách Nhà nƣớc:

- Tăng cƣờng quản lý, điều hành thu ngân sách Nhà nƣớc; tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế; Tăng cƣờng quản lý đối tƣợng nộp thuế để đảm bảo tỷ lệ đăng ký thuế. Những địa phƣơng có tỷ lệ doanh nghiệp lập bộ thuế so với DN đƣợc cấp mã số thuế thấp cần xác định rõ nguyên nhân và kiểm tra thực tế để chấn chỉnh và đƣa vào sổ bộ quản lý. Tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có hiện tƣợng nghi vấn về chuyển nhƣợng giá, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuận lợi có ƣu thế cạnh tranh song kinh doanh thua lỗ nhiều năm nhƣ: sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất kinh doanh bột giặt, mỹ phẩm, đồ uống, kinh doanh vận tải...; triển khai các biện pháp quản lý nợ thuế, kịp thời thu hồi số thuế nợ đọng có khả năng thu, phấn đấu giảm nợ thuế; tăng cƣờng kiểm tra và xử lý vi phạm việc sử dụng hoá đơn, quyết toán hoá đơn, tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra đối tƣợng nộp thuế, trong đó chủ trọng vào khu vực DN và những đối tƣợng nộp thuế có quy mô lớn. Kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phát triển hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; triển khai tốt các chính sách ƣu đãi đầu tƣ và các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế thực hiệp pháp luật thuế; tăng cƣờng thu hút đầu tƣ tạo những nguồn nội lực từ các doanh nghiệp.

- Công khai minh bạch ngân sách Nhà nƣớc, tạo niềm tin từ nhân dân.

Chi ngân sách của Việt Nam bao gồm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Hạn chế bội chi thông qua cắt giảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, đặc biệt là giảm số lƣợng chi đầu tƣ cùng với tăng chất lƣợng đầu tƣ.

- Cắt giảm các chi phí thƣờng xuyên của các cơ quan Nhà nƣớc các cấp. Tinh giảm biên chế khu vực công, đặc biệt trong các cơ quan hành chính. Tăng hiệu suất của khu vực công, tăng năng suất làm việc của công chức. Thực hiện tiết kiệm, hạn chế mua sắm các tài sản có giá trị lớn nhƣ ô tô, điều hòa, các thiết bị văn phòng khác, giảm những kinh phí hội nghị, hội thảo, lễ hội không thật sự cần thiết, tránh lãng phí trong việc sử dụng điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm…Cắt giảm chi thƣờng xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể ngân sách Nhà nƣớc đặc biệt là trong hình hình lạm phát cao nhƣ hiện nay.

- Cắt giảm những dự án không thật sự cần thiết. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tƣ kém hiệu quả và có thứ tự ƣu tiên thấp. Nhƣờng sân chơi của những dự án đó cho doanh nghiệp tƣ nhân hoặc nƣớc ngoài đầu tƣ. Những dự án thiết thực thì có thể tiến hành đầu tƣ với sự hợp tác cùng doanh nghiệp tƣ nhân để chia sẻ khoản vốn đầu tƣ. Chính phủ nên tập trung đầu tƣ chỉ đầu tƣ vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhƣ các công trình thủy điện, công trình kết cấu cơ sở hạ tầng cầu, đƣờng… Việc đầu tƣ nhƣ vậy sẽ kéo theo nguồn đầu tƣ từ các doanh nghiệp tƣ nhân và nƣớc ngoài, đó gọi là hiệu ứng lan tỏa.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ

- Nguồn vốn chi đầu tƣ của Nhà nƣớc hằng năm sẽ đƣợc phân phối vào các tập đoàn, công ty Nhà nƣớc. Trong khi đó các tập đoàn Nhà nƣớc tiến hành đầu tƣ, kinh doanh không hiệu quả, làm thất thoát vốn Ngân sách lớn. Chính vì vậy, nên kiểm tra, rà soát lại đầu tƣ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nƣớc,

doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại, bỏ các dự án đầu tƣ kém hiệu quả, đầu tƣ dàn trải, kể cả các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nƣớc nhằm sử dụng đồng vốn của Chính phủ hiệu quả, tránh lãng phí.

- Chỉ số ICOR đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ, tính trên lƣợng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lƣợng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ so ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh tế thấp, nói lên sự lãng phí trong đầu tƣ và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn lực. Thực tế, chỉ số ICOR của Việt Nam nhiều năm qua luôn ở mức cao, hơn các nƣớc cùng khu vực. Do đó, cần xem xét 2 vấn đề: đầu tƣ đúng đối tƣợng, và môi trƣờng kinh doanh liên tục đƣợc cải thiện (tính cạnh tranh), cải thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tƣ, cải cách hành chính.

- Việt Nam lâu nay theo đuổi tăng trƣởng theo chiều rộng, lấy việc tăng trƣởng làm mục tiêu, tăng trƣởng dựa vào sản lƣợng đầu vào hơn là nguồn lực con ngƣời, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tƣ để tăng trƣởng kinh tế trong khi đóng góp từ năm suất lao động, công nghệ còn thấp so với các nƣớc trên thế giới. Do đó, điểu cần thiết để phát triển kinh tế bền vững, giảm việc đầu tƣ thừa thải mà mang lại tăng trƣởng không tƣơng xứng là Việt Nam nên theo đuổi mô hình tăng trƣởng theo chiều sâu, lấy đóng góp từ nguồn lực con ngƣời, công nghệ là chính, tăng cƣờng đầu tƣ vào các lĩnh vực chất xám.

Bên cạnh đó việc giảm bội chi ngân sách, tăng chất lƣợng đầu từ thì Chính phủ cũng cần có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, giảm tình trạng nhập siêu, cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai: Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam nhiều năm qua chủ yếu là do cán cân thƣơng mại, tình trạng nhấp siêu quá lớn liên tục trong nhiều năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lƣợng hàng hóa Việt Nam của kém, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng quốc tế. Do đó, bên cạnh cải thiện thâm hụt ngân sách, thì cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai là thực sự rất cần thiết. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhƣ sau:

- Đầu tƣ về công nghệ thiết bị, nâng cao chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu

- Đồng thời đầu tƣ vào những ngành công nghệ thiết yếu, tránh sự lệ thuộc quá mức vào hàng nhập khẩu

- Sử dụng thuế, hàng rào kĩ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng ko thiết yếu

Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào Việt Nam và do đó kết quả kiểm định giả thuyết “thâm hụt kép” không thể đƣợc tổng quát cho các nƣớc đang phát triển khác. Chúng tôi đã sử dụng một cách tiếp cận tƣơng đối đơn giản để phân tích vấn đề “thâm hụt kép” so với nhiều mô hình tinh vi đƣợc phát triển bởi các nhà nghiên cứu khác, mặc dù phát hiện của báo cáo này là phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây. Hƣớng trong tƣơng lai có thể xem xét các mô hình của hiện tƣợng “thâm hụt kép” trong giai đoạn khủng hoảng trƣớc và sau năm 2008 đặc biệt là sử dụng các dữ liệu từ các cuộc khủng hoảng ảnh hƣởng đến nền kinh tế.

PHỤ LỤC

Kết quả kiểm định ADF biến BD

Số liệu: Date NGDP (VND, Tỷ) CAD (USD, Tỷ) BD (VND) CAD (VND) CAD/ GDP BD/ GDP IR LENDING ER LNER Q1 2000 90,059,000 3.0 3,642,400 42147.612 0.0005 0.0404 0.1080 14,062 9.5512 Q2 2000 118,513,000 427.0 3,642,400 6014297.724 0.0507 0.0307 0.1080 14,085 9.5529 Q3 2000 106,989,000 18.0 3,642,400 255917.688 0.0024 0.0340 0.1040 14,215 9.5621 Q4 2000 126,085,000 178.0 7,284,800 2583481.65 0.0205 0.0578 0.1020 14,514 9.5829 Q1 2001 96,443,000 -82.0 5,177,000 -1192710.581 -0.0124 0.0537 0.1065 14,545 9.5850 Q2 2001 125,889,000 -78.0 5,177,000 -1157927.022 -0.0092 0.0411 0.0935 14,845 9.6054 Q3 2001 116,440,000 -37.0 5,177,000 -555069.48 -0.0048 0.0445 0.0900 15,003 9.6160 Q4 2001 142,523,000 765.0 10,354,000 11539232.17 0.0810 0.0726 0.0868 15,084 9.6214 Q1 2002 109,180,000 569.0 5,119,400 8677298.86 0.0795 0.0469 0.0852 15,250 9.6323 Q2 2002 141,481,000 567.0 5,119,400 8687074.881 0.0614 0.0362 0.0875 15,321 9.6370 Q3 2002 132,836,000 419.0 5,119,400 6430457.924 0.0484 0.0385 0.0950 15,347 9.6387 Q4 2002 152,265,000 970.0 10,238,800 14940850.86 0.0981 0.0672 0.0948 15,403 9.6423 Q1 2003 122,610,000 741.2 5,987,200 11446379.16 0.0934 0.0488 0.0941 15,443 9.6449 Q2 2003 156,991,000 1484.9 5,987,200 23013938.65 0.1466 0.0381 0.0945 15,499 9.6485 Q3 2003 154,877,000 888.1 5,987,200 13815802.79 0.0892 0.0387 0.0954 15,557 9.6523 Q4 2003 178,965,000 1055.9 11,974,400 16519901.22 0.0923 0.0669 0.0952 15,646 9.6580 Q1 2004 137,070,000 672.9 6,940,600 10580707.44 0.0772 0.0506 0.0954 15,724 9.6629 Q2 2004 182,105,000 1475.1 6,940,600 23193074.91 0.1274 0.0381 0.0954 15,723 9.6629 Q3 2004 173,231,000 829.1 6,940,600 13062483.56 0.0754 0.0401 0.0968 15,755 9.6649 Q4 2004 222,901,000 1072.9 13,881,200 16927101.94 0.0759 0.0623 0.1013 15,777 9.6663 Q1 2005 164,243,000 1077.8 6,435,000 17053514.93 0.1038 0.0392 0.1082 15,823 9.6692 Q2 2005 216,026,000 1720.7 8,150,000 27285379.96 0.1263 0.0377 0.1088 15,857 9.6714 Q3 2005 206,829,000 260.4 8,150,000 4138648.29 0.0200 0.0394 0.1108 15,895 9.6738 Q4 2005 252,113,000 881.3 18,015,000 14027315.21 0.0556 0.0715 0.1133 15,916 9.6751 Q1 184,359,000 64.1 8,550,000 1020980.142 0.0055 0.0464 0.1118 15,927 9.6758

2006 Q2 2006 242,186,000 1564.0 9,690,000 25018055.99 0.1033 0.0400 0.1118 15,996 9.6801 Q3 2006 248,290,000 1261.6 18,300,000 20254753.33 0.0816 0.0737 0.1118 16,055 9.6838 Q4 2006 299,431,000 1323.0 11,960,000 21239838.55 0.0709 0.0399 0.1118 16,054 9.6837 Q1 2007 210,878,000 1738.2 15,454,000 27852977.12 0.1321 0.0733 0.1118 16,024 9.6818 Q2 2007 282,577,000 3452.8 11,001,000 55675863.73 0.1970 0.0389 0.1118 16,125 9.6881 Q3 2007 293,776,000 2955.3 8,675,000 47594649.76 0.1620 0.0295 0.1118 16,105 9.6869 Q4 2007 356,783,000 3022.7 21,370,000 48708371.94 0.1365 0.0599 0.1118 16,114 9.6874 Q1 2008 254,086,000 4858.0 4,511,000 77533072.47 0.3051 0.0178 0.1232 15,960 9.6778 Q2 2008 371,652,000 3274.9 6,439,000 54081312.43 0.1455 0.0173 0.1664 16,514 9.7120 Q3 2008 390,765,000 696.0 6,475,000 11495915.54 0.0294 0.0166 0.2010 16,517 9.7121 Q4 2008 461,214,000 3870.6 48,775,000 65711003.44 0.1425 0.1058 0.1408 16,977 9.7396 Q1 2009 311,136,000 -1341.0 14,290,000 -22735329.79 -0.0731 0.0459 0.0954 16,954 9.7383 Q2 2009 420,464,000 3889.0 17,760,000 65930016.59 0.1568 0.0422 0.0957 16,953 9.7382 Q3 2009 425,477,000 5041.0 15,806,000 85651498.44 0.2013 0.0371 0.1019 16,991 9.7404 Q4 2009 501,312,000 5467.0 68,044,000 98083196.74 0.1957 0.1357 0.1098 17,941 9.7948 Q1 2010 362,895,000 3863.0 12,660,000 71635473 0.1974 0.0349 0.1200 18,544 9.8279 Q2 2010 492,305,000 1961.0 17,990,000 36364601.13 0.0739 0.0365 0.1344 18,544 9.8279 Q3 2010 508,996,000 1784.0 16,675,000 33774938.58 0.0664 0.0328 0.1317 18,932 9.8486 Q4 2010 616,718,000 4564.0 72,375,000 86405892.11 0.1401 0.1174 0.1393 18,932 9.8486 Q1 2011 441,707,000 3231.0 11,465,000 66891224.67 0.1514 0.0260 0.1605 20,703 9.9380 Q2 2011 628,223,000 2900.0 16,315,000 59792380.47 0.0952 0.0260 0.1802 20,618 9.9339 Q3 2011 640,284,000 805.0 14,050,000 16605765.54 0.0259 0.0219 0.1791 20,628 9.9344

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Long; Nguyễn Hoài Nam - Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông thôn - Đại học Vinh, “Tác động của chính sách tài khóa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”

2. Nguyễn Ngọc Anh và các đồng sự (2008), “Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp”

3. Vũ Sỹ Cƣờng (29/04/2011), “Chính sách tài khóa và lạm phát: Bài học từ lý thuyết và kinh nghiệm tại Việt Nam”, Báo Doanh nghiệp, truy cập tại địa chỉ

http://www.baodoanhnghiep.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=3004 vào ngày 15/03/2012

4. Alkswani M. A. and H. A. Al-Towaijari (1999), “Cointegration, Error Correction and the Demand for Money in Saudi Arabia,” Economia Internazionale, v. 52, iss. 3, pp. 299-308. 5. Anoruo, A., S . Ramchander (1998), “Current account and fiscal deficits: Evidence

from five developing economies of Asia”, Journal of Asian Economics, 9(3), 487-501. 6. António A., Christophe R. (2009), “Government Budget and External Deficits for the (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EU”, Cesifo Working Paper No. 2581

7. Akbar Z., Mohsen M. (2011), “Testing Twin Deficits Hypothesis in Iran”, Interdisciplinary Journal of Research in Business.Vol. 1, Issue. 9, 07- 11

8. Bartolini L., A. Lahiri (2006), “Twin Deficits, Twenty Years Later, Current Issue in Economics and Finance”, Federal Reserve Bank of New York, 12, No. 7.

9. Barro, R.J. (1974). “Are government bonds net wealth?”, Journal of Political Economy,

82, tr 1095-1117.

10. Barro, R.J. (1989), “The Ricardian Approach to Budget deficits”, The Journal of Economic Perspectives, Vol.3, No.2, tr 37-54.

11. Bussière M., Fratzscher M., and G. Müller (2005), “Productivity shocks, budget deficits and the current account”, ECBWorking Paper No. 509

12. Carlos F.M. (2007), “Ricardian Equivalance, Twin deficits and the Feldstein – Horioka puzzle in Egypt”

13. Chang, Jui-Chuan và Zao-Zhou Hsu (2009), “Causality Relationships between the Twin Deficits in the Regional Economy”, Department of Economics, National Chi Nan University Taiwan.

14. Chin-Hong Puah, L. Evan, Kim-Lee Tan (2006), “Budge-current acount deficits nexus in Malaysia”, The Journal of Global Business Management, Volume 2, Number 2, 126-135. 15. Darrat, A.F. (1988). Have large budget deficits caused rising trade deficits? Southern

Economic Journal, 54, 879-886.

16. Dewald W.G. và M.Ulan (1990), “The twin-deficit illution”

17. Enders W., B.S. Lee (1990) “Current Account and Budget Deficits: Twins or Distant Cousins?” The Review of Economics and Statistics 72, 373-81.

18. Gerhard R., J.C Cuaresma (2004), “Recardian equivalent revisited: Evidence from OECD countries”, Economics Bulletin, Vol.5, No.16, 1-10.

19. Ibrahim S.B. and F.Y. Kumah (1996), “Comovements in Budget Deficits, Money, Interest Rate, Exchange Rate and the Current Account Balance: Some Empirical Evidence” Applied Economics 28, 117-30.

20. Islam, M.F. (1998), “Brazil‟s twin deficits: An empirical examination”, Atlantic Economic Journal, 26, 121-128.

21. Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009), “Causality relationships between the Twin Deficts in the regional economy”

22. Kaufman S., J. Scharler và G. Winckler (1999), “The Austrian current account deficit: Driven by twin deficít or by intertemporal expenditure allocation?”, Empirical Economics, 27, 529-542

23. Khalid, A. M. and Teo, W. G. (1999), “Causality Tests of Budget and Current Account Deficits: Cross-Country Comparisons”, Empirical Economics 24, 389 – 402.

24. Laney, O.L. (1984), “The strong dollar, the current account, and the federal deficits: Cause and effect”. Federal Reserve Bank of Dallas, EconomicReview, January, 1-14. 25. Lau E. và A.Z. Baharumshah (2004) “On the Twin Deficits Hypothesis: Is Malaysia

Different?” Pertanika Journal of Social Sciences and Humanities 12, 87-100.

26. Lau E. và A.Z Baharumshah (2006), “Twin deficits hypothesis in SEACEN countries: a

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam: mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 55 - 80)