Sự lựa chọn của dự án cho người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2) (Trang 38 - 42)

IV. Đề xuất phương pháp luận cụ thể quá trình lập kế hoạch và thực hiện quản lý

3. Sự lựa chọn của dự án cho người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng

(không lãi suất)

 VBSP thiếu nguồn vốn tín dụng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu vốn của người nghèo và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức, các dự án để tiếp tục hỗ trợ vốn cho người nghèo. So với các ngân hàng khác VSBP có đủ mạng lưới tín dụng cấp xã hỗ trợ là Hội PN, Hội Nông dân và chính quyền xã cùng vào cuộc và cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, có trình độ thực hiện.

3. Sự lựa chọn của dự án cho người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng nguồn tín dụng

Đối với người nghèo, mục tiêu không chỉ cung cấp cho họ một kênh tín dụng riêng mà làm thế nào đó để họ hòa nhập được với kênh tín dụng chung của cả nước, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn và có thể tiếp cận được tín dụng phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Chính sách tín dụng rất quan trọng đối với công tác giảm nghèo nhưng nếu chỉ sử dụng chính sách tín dụng để hỗ trợ người nghèo không thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là chính sách tín dụng cần phải liên kết hoạt động với một số chính sách khác hỗ trợ giảm nghèo, để tạo ra những giải pháp toàn diện.

Ví dụ, cung cấp tín dụng cần phải phối kết hợp chặt chẽ với đào tạo về nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó người nghèo có thể sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cũng phải xem xét để giúp người nghèo tiếp cận các kênh tín dụng khác nhau, không chỉ qua kênh từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Người nghèo có những nhu cầu đơn giản và thường không thể tiếp nhận được những khoản vay lớn, vì vậy cung cấp tín dụng cho họ nên theo những gói nhỏ, với những yêu cầu về thủ tục hành chính càng đơn giản càng tốt. Điều quan trọng nhất là tín dụng cần phải đáp ứng những nhu cầu của người nghèo

từng bước, từng bước. Thông thường, người nghèo không có nhiều nguồn lực khác, như đất đai vì vậy, khả năng sử dụng nguồn vốn cũng có giới hạn. Điều này còn liên quan đến rủi ro. Người nghèo cũng có thể trở thành một nhà đầu tư giỏi như những người khác, nhưng do họ nghèo, họ thường có nhiều ác cảm với rủi ro. Nếu số lượng tiền cho vay lớn thì rủi ro đi kèm cũng lớn. Chính vì vậy, vai trò chính của ngân hàng là làm thế nào để tạo ra được một cơ chế tạo cơ hội lớn nhất cho người nghèo và giảm thiểu rủi ro đối với cả người vay và ngân hàng.

Tuy nhiên vai trò của dự án trong việc hỗ trợ cho người nghèo có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng phải có sự can thiệp từ cấp trung ương đến địa phương thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa các ban ngành, giữa các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó không thể thiếu vai trò của các tổ chức đoàn thể như hội Phụ nữ, hội nông dân là những tổ chức quần chúng luôn bên cạnh những người nghèo giúp họ thành lập các tổ nhóm giúp đỡ nhau làm kinh tế và bảo lãnh tín dụng cho cộng đồng.

4. Đánh giá các tổ chức hỗ trợ và cung cấp dịch vụ phát triển KD hiện nay

Hiện nay có rất nhiều các tổ chức, cá nhân cùng cung cấp các dịch vụ đầu vào cho các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ nông dân. Tuy nhiên vể chất lượng đều không có sự đảm bảo mà chỉ có sự tin cậy từ chính những người mua hàng đối với người bán hàng

Các tư thương cung cấp đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi để thu mua SP

Các dự án cung cấp giống cây trồng thông qua Sở nông nghiệp, cán bộ sở… Công ty, xí nghiệp giống cung cấp giống, cây trồng Những người trong cộng đồng dân cư Thị trường bên ngoài do nhiều người cung cấp Kênh cung cấp khác Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Các hộ nông dân

Các tổ chức chính phủ :

Có các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, là các đơn vị trực thuộc các sở Nông nghiệp tỉnh có chức năng cung cấp kỹ thuật, vật tư và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Riêng các nghề phi nông nghiệp có các trung tâm khuyến công trực thuộc sở Công nghiệp tỉnh có các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề hay chuyển giao kỹ thuật cho các hoạt động phi nông nghiệp

Các công ty giống hay các xí nghiệp giống trực thuộc trung tâm trên có chức năng cung ứng vật tư kỹ thuật trực tiếp cho nông dân.

Đối với các dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp theo các chương trình của nhà nước hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn, thi người dân không phải trả tiền mua vật tư mà chỉ trả tiền cước vận chuyển. Tuy nhiên việc hỗ trợ cho những lần tiếp theo thì các trung tâm không đảm nhận mà chuyển cho trạm cung cấp giống hay người dân tự đi mua về sử dụng

Các tổ chức phi chính phủ

Cũng có một số các hoạt động được hỗ trợ cho công đồng về vật tư đầu vào cho nông nghiệp, thì sở Nông nghiệp lại đóng vai trò là cầu nối cung cấp các vật tư đầu vào cho nông nghiệp hay có thể trực tiếp thực hiện từ một số các cán bộ chuyên môn của sở hoặc họ có mối quan hệ với các kênh dịch vụ bên ngoài giới thiệu để thực hiện các chương trình hỗ trợ vật tư cho nông dân.

Các doanh nghiệp tư nhân

Xuất phát từ nhu cầu thị trường cũng có các công ty, doanh nghiệp, hay hộ gia đình cần thu mua sản phẩm nông nghiệp, họ lại chính là người đầu tư từ các nguyên liệu, vật tư đầu vào cho các hộ nông dân sản xuất

Tuy nhiên cũng có các hộ nông dân mua nguyên vật liệu cho nông nghiệp từ chợ hay cũng có khi từ các hộ gia đình hàng xóm, họ hàng tự sản xuất giống và cung cấp luôn cho cộng đồng.

Như vậy có thể nói việc cũng cấp các vật tư đầu vào cho nông nghiệp đều có rất nhiều kênh phân phối, và cũng chưa có một hệ thống kiểm soát về chất lượng của các kênh cung cấp này. Phần thiệt thòi vẫn chủ yếu thuộc về người nông dân, nếu rủi ro thì người nông dân phải gánh chịu hậu quả hoàn toàn. Như vậy đối với các hộ nghèo thì rủi ro từ các dịch vụ cung cấp vật tư đầu cho nông nghiệp sẽ càng làm cho họ nghèo hơn vì đã phải bỏ công ra chăm sóc mà thu hoạch lại không hiệu quả. Thực trạng này đang diễn ra ở rất nhiều vùng nông thôn Việt nam hiện nay.

Thực chất khi giao dịch mua bán chỉ dựa vào sự tin tưởng giữa người mua và người bán hàng là chủ yếu, và cũng không có bất kỳ một công cụ hỗ trợ hữu hiệu nào có thể đảm bảo cho hoạt động giao dịch cung cầu này. Chính vì rất cần thiết để có được những địa chỉ tin cậy cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào cho nông dân, thay

vì đó nên có được những đơn vị, hộ gia đình có khả năng sản xuất giống cây con có chất lượng ngay tại cộng đồng sẽ có thể là giảm bớt rủi ro trong cung ứng và giảm chi phí vận chuyển cho người dân.

Khuyến nghị cụ thể việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ liên quan đến các hộ gia đình nghèo

Dựa vào việc phân tích ma trân cung – cầu có thể mô tả các biện pháp can thiệp trong những dạng thị trường khác nhau, có nghĩa là dự án có thể nhìn nhận giải pháp hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo theo mô tả ngắn sau đây :

Cung Cầu

Mạnh Yếu

Mạnh  Không cần có sự can thiệp  Hỗ trợ kỹ thuật cho nhà cung cấp

 Phát triển sản phẩm

 Giúp thành lập nhà cung cấp mới (khuyến khích phát triển doanh nghiệp mới)

Yếu

 Cung cấp thông tin về khách hàng

 Khuyến khích dịch vụ “được trả tiền bởi bên thứ ba”

 Nâng cao năng lực cho đối tác hưởng lợi từ dự án như hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn

 Nhiều biện pháp hỗ trợ cả về phương diện cung và cầu

 Khuyến khích các dịch vụ kèm theo

Bên cạnh các giải pháp trên đã đưa ra có thể tập trung mối quan tâm vào một số các dịch vụ cung ứng có hiệu quả cho các hộ gia đình nghèo trong sản xuất nông nghiệp, dự án nên tập trung vào các mối quan tâm sau :

 Tổ chức nghiên cứu đánh giá nhanh các thông tin chi tiết về các dịch vụ phát triển kinh doanh hiện nay cho người nghèo tại các tỉnh dự án. Từ đó có thể đưa ra được các giải pháp thực hiện phù hợp và có hiệu quả cho người nghèo.

 Đối với các dịch vụ cung cấp đầu vào cho nông dân như vật tư nông nghiệp bao gồm các loại giống cây trồng, vật nuôi có thể tổ chức sản xuất một số các mô hình trong cộng đồng nơi có kinh nghiệm về kỹ thuật hay ở những điểm được các chương trình dự án, chương trình của Hội nông dân hay các

doanh nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Có thể tham khảo tại các tỉnh như Hòa Bình, Lào cai.

 Tổ chức cuộc thi về ý tưởng kinh doanh nên có phần khuyến khích ý tưởng nghiên cứu về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường địa phương có thể thông qua nhóm sản xuất hoặc doanh nghiệp vi mô.

 Tổ chức nghiên cứu và tổ chức sản xuất thủ nghiệm cách sản xuất giống cây trồng vật nuôi theo cách của người địa phương trước đây đã làm và tìm hiểu nguyên nhân và khả năng chịu đựng của các loại này phù hợp với điều kiện của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh kế Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)